Sự cố cháy, nổ có thể xảy đến bất cứ thời điểm nào. Nắm vững các kỹ năng tránh ngộ khí độc và thoát hiểm khỏi đám cháy để chủ động bảo vệ bản thân khi các tình huống khẩn cấp xảy đến.
Cùng lắng nghe Bác sĩ Nguyễn Thiên Phụng, Trưởng Bộ Phận Định vị dòng sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Hệ Sinh Thái Sống Khỏe, AIA Việt Nam, chia sẻ về cách phòng khí độc và sơ cứu người bị ngạt khói.
1. Kỹ năng tránh ngộ độc khí
Khói nhẹ hơn không khí nên sẽ bay lên trên khi có đám cháy xuất hiện. Khi hít phải khí CO, máu trở nên không tiếp nhận được oxy, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt. Khi nồng độ CO2 từ 3% bắt đầu gây khó thở, từ 8% đến 10% có thể gây mất cảm giác và chết người.
Lúc này, cần giữ bình tĩnh, tránh di chuyển theo tư thế đứng mà cần giữ cơ thể ở vị trí thấp nhất có thể, gần sàn nhà để tìm đường thoát hiểm.
Dùng một mảnh vải hoặc quần áo, đồ dùng có thể thấm nước, làm ẩm và để gần mũi, miệng. Nước giúp lọc và ngăn hít khí độc vào người. Trường hợp bị kẹt trong phòng, đóng cửa để ngăn khói bay vào và bịt các kẽ hở xung quanh khung cửa và quạt thông gió bằng vải ướt hoặc băng dính.
Điều này giúp bạn nhanh chóng tìm được nơi tránh nạn hợp lý và giảm nguy cơ ngạt khói.
2. Cách sơ cứu người bị ngạt khói
Trong lúc chờ đợi đội ngũ y tế, có thể sơ cứu theo các bước sau:
Để nạn nhân ngồi xuống hoặc nằm nghiêng và nới lỏng quần áo. Trường hợp nạn nhân thở yếu hoặc ngừng thở hãy thực hiện hô hấp nhân tạo và nới lỏng quần áo.
Trường hợp nạn nhân bị bỏng, cần dội nước sạch nhẹ nhàng lên vùng bỏng để xoa dịu cơn đau, giúp nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài nhanh chóng.
Không dùng đá lạnh hoặc nước quá lạnh để xối, chườm lên người nạn nhân sẽ gây bỏng lần 2 dẫn đến bỏng lạnh.
Nguồn:
https://tuoitre.vn/nguyen-tac-vang-de-han-che-ngat-khoi-va-khi-doc-20220907224956271.htm
https://vtc.vn/cach-so-cuu-nguoi-bi-ngat-khoi-trong-dam-chay-ar819848.html