Bài viết

10 lợi ích ngàn vàng của dưa leo trong sức khỏe và làm đẹp

05/11/2023 dot 3 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Dưa leo (còn gọi là dưa chuột) là loại quả rất phổ biến và được rất nhiều người ưa thích. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc dưa leo có tác dụng gì và có tác hại gì không? Hãy cùng AIA tìm hiểu về 10 tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp của dưa leo, đồng thời lưu ý những tác hại có thể có khi ăn dưa leo trong bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng của dưa leo

Giá trị dinh dưỡng của dưa leo

300gr dưa leo chưa gọt vỏ sẽ chứa những chất sau[1]:

  • Calo: 45

  • Tổng chất béo: 0 gram

  • Tinh bột: 11 gam

  • Đạm: 2 gam

  • Chất xơ: 2 gam

  • Vitamin C: 14% RDI

  • Vitamin K: 62% RDI

  • Magiê: 10% RDI

  • Kali: 13% RDI

  • Mangan: 12% RDI

Ngoài ra, dưa leo có hàm lượng nước cao. Trên thực tế, dưa leo được tạo thành từ khoảng 96% nước.

Lợi ích của dưa leo

Chăm sóc da

Một số nghiên cứu[2] đã chỉ ra các chất dinh dưỡng của dưa leo có nhiều lợi ích cho da. Đắp dưa chuột thái lát trực tiếp lên da có thể giúp làm mát và dịu da, giảm sưng tấy, kích ứng và giảm tình trạng da bị cháy nắng. Dưa chuột thái lát để lên mắt có thể làm giảm bọng mắt vào buổi sáng.

Chống viêm nhiễm

Một nghiên cứu[3] đã chứng minh rằng dưa leo có lợi ích chống viêm nhiễm. Các thành phần trong dưa leo có thể giúp ức chế sự phát triển của các hoạt chất gây viêm, kháng khuẩn và kháng nấm, giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm gây ra.

Ngăn ngừa Bệnh tiểu đường

Dưa leo giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Dưa leo giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Chất cucurbitacin trong dưa leo có tác dụng tăng cường hoạt động của insulin và giảm đường huyết. Và dưa leo có hàm lượng đường rất thấp, do đó chúng cung cấp thêm các chất dinh dưỡng mà không làm tăng lượng đường trong máu

Cải thiện Sức khỏe tim mạch

Dưa leo giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Các chất xơ hỗ trợ kiểm soát cholesterol và ngăn ngừa các bệnh tim mạch liên quan[4]. Kali có trong dưa leo có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ Chất cucurbitacin trong dưa chuột cũng có thể giúp ngăn chặn xơ vữa động mạch[5].

Ngăn ngừa ung thư

Dưa leo có thể ngăn ngừa ung thư nhờ chứa chất cucurbitacin có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư[6]. Chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng[7]. Và dưa leo là loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào khỏi tổn thương bởi các gốc tự do gây ra.

Sức khỏe của xương

Vitamin K có trong dưa leo giúp xương được chắc khỏe. Vitamin K giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Dưa leo cũng có chứa canxi, magie, silic - những khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương. Ăn dưa leo có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Ngăn ngừa mất nước

Thành phần dưa leo chứa đến 96% nước và chúng cũng chứa các chất điện giải quan trọng. Chúng có thể giúp ngăn ngừa mất nước trong thời tiết nóng hoặc sau khi tập luyện. Ăn dưa leo hoặc uống nước ép dưa leo giúp cung cấp nước cho cơ thể và giảm các triệu chứng như khô miệng, khát nước, đau đầu, và mệt mỏi.

Chứa chất chống oxy hóa

Dưa leo chứa nhiều chất chống oxy hóa

Dưa leo chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid và tanin, giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các gốc tự do có hại và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính liên quan đến bệnh ung thư, bệnh tim, phổi.

Hỗ trợ giảm cân

Dưa leo có lượng calo thấp, chỉ khoảng 16 calo với khối lượng 100gr. Điều này có nghĩa là bạn có thể ăn nhiều dưa chuột mà không nạp thêm quá nhiều calo vào cơ thể.

Dưa leo cũng có hàm lượng nước cao và chứa xơ, giúp làm đầy dạ dày và làm giảm cảm giác đói. Thêm dưa leo vào khẩu phần ăn hoặc uống nước ép dưa leo có thể giúp bạn kiểm soát lượng calo tiêu thụ và hỗ trợ quá trình giảm cân.

Tăng cường sức khỏe đường ruột

Ăn dưa chuột có thể giúp hỗ trợ nhu động ruột thường xuyên. Hàm lượng nước cao trong dưa leo sẽ giúp cung cấp nước cho ruột và tránh tình trạng bị táo bón. Chất xơ sẽ kích thích hoạt động của ruột và làm mềm phân, giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa. Dưa leo cũng có chứa pectin, một loại xơ hòa tan có khả năng tăng cường sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Tác hại của dưa chuột

Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp, nhưng dưa chuột cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều hoặc không phù hợp với cơ địa. Sau đây là một số tác hại của dưa chuột mà bạn cần lưu ý:

Cơ thể mất nước

Ăn nhiều dưa leo có thể khiến cơ thể bị mất nước

Dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn quá nhiều dưa chuột hoặc uống quá nhiều nước ép dưa chuột, bạn sẽ đi tiểu nhiều và có thể bị mất nước do lượng nước bài tiết ra nhiều hơn lượng nước bổ sung vào. Thậm chí với người thận yếu nếu ăn quá nhiều có thể hay bị vãi tiểu và nguy cơ liệt dương.

Chất cucurbitin có tác dụng lợi tiểu nhẹ, nhưng nếu ăn quá nhiều thì cũng sẽ khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải. Bạn chỉ nên ăn dưa chuột với lượng vừa phải để tránh tình trạng này.

Cảnh giác với vị đắng của dưa chuột

Bạn cần phải cảnh giác với vị đắng của dưa chuột. Dưa chuột có vị đắng do chứa cucurbitacin hoặc điều kiện trồng không thuận lợi, như thiếu nước, thiếu phân bón, hoặc bị sâu bệnh. Nếu ăn dưa chuột có vị đắng, bạn có thể bị buồn nôn, đau bụng, hoặc tiêu chảy, thậm chí là nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn nên lựa chọn những quả dưa chuột tươi ngon, không bị héo hay thâm tím, cắt bỏ phần cuống và gốc của dưa chuột trước khi ăn.

Gây dị ứng

Tuy là loại quả rất phổ biến và phù hợp cho tất cả mọi người nhưng vẫn có một số người bị dị ứng khi ăn dưa chuột. Các triệu chứng của dị ứng thường diễn ra ở khoang miệng như gây ra ngứa hoặc bị sưng khoang miệng. Nếu bạn bị dị ứng với dưa chuột, bạn nên tránh ăn hoặc nấu chín thay vì ăn sống.

Tăng nguy cơ lão hóa sớm

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây lão hóa. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C trong dưa chuột rất cao và nếu cơ thể nạp quá nhiều vitamin này sẽ gây ra tác dụng ngược. Khi đó, các gốc tự do sẽ phát triển và lây lan nhanh hơn, gây ra nguy cơ lão hóa sớm, nổi mụn, da bị khô, nhăn ... Nếu bạn đắp dưa chuột lên da quá thường xuyên hoặc quá lâu, bạn có thể bị mất đi lớp sừng bảo vệ da, làm cho da bị khô, nhăn, và dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Nhức đầu và khó thở

Ăn nhiều dưa leo có thể bị nhức đầu, khó thở

Dưa chuột có tới 96% là nước, và nếu bạn nạp quá nhiều nước vào cơ thể nó sẽ gây sức ép lên các mạch máu và tim. Đồng thời lượng nước quá nhiều cũng sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải. Hậu quả là bạn sẽ bị nhức đầu và cảm thấy khó thở.

Tăng các triệu chứng các bệnh về hô hấp

Dưa chuột có chứa cucurbitacin - một loại hợp chất gây viêm. Nếu bạn ăn quá nhiều dưa chuột hoặc có cơ địa nhạy cảm với cucurbitacin, bạn có thể bị kích thích niêm mạc họng và phổi, gây ra các triệu chứng như ho, khạc đờm, viêm họng, hoặc viêm phổi. Bạn không nên ăn dưa chuột nếu bạn có bệnh về hô hấp.

Dư thừa kali

Dưa chuột có chứa nhiều kali, đặc biệt là ở phần vỏ. Nếu bạn ăn quá nhiều dưa chuột, bạn có thể bị dư thừa kali trong máu dẫn đến các vấn đề như nhịp tim bất thường, yếu cơ, hay suy thận. Dư thừa kali cũng gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng.

Đầy hơi và phù

Chất cucurbitacin khó tiêu đặc biệt với những người có cơ địa tiêu hóa nhạy cảm. Bên cạnh đó, nếu ăn quá nhiều dưa chuột sẽ dẫn đến chất xơ và nước bị tích tụ lại trong đường ruột, không tiêu hóa được. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu và phù.

Gây khó chịu cho phụ nữ đang mang thai

Không có nghiên cứu nào chứng minh rằng dưa chuột có những tác hại đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể sẽ gây khó chịu như đi vệ sinh nhiều hơn, đầy hơi, khó tiêu, thậm chí đau bụng do dư thừa chất xơ.

Những lưu ý khi ăn dưa leo

Lưu ý khi ăn dưa leo

Bạn nên lưu ý những điều sau khi ăn dưa leo:

  • Mua dưa leo tại điểm bán đảm bảo an toàn thực phẩm, lựa chọn những quả dưa leo tươi ngon, cắt bỏ phần cuống và gốc của dưa leo trước khi ăn.

  • Rửa sạch dưa leo trước khi ăn hoặc chế biến.

  • Ăn dưa leo vừa phải, khoảng một đến hai quả một ngày, và không ăn dưa leo khi đói hoặc trước khi đi ngủ để tránh gây đầy hơi và khó tiêu.

  • Nhai kỹ dưa leo để giúp tiêu hóa tốt hơn và tránh gây đầy hơi và phù.

  • Tránh ăn dưa leo có vị đắng.

Kết luận:

Bài viết “10 lợi ích ngàn vàng của dưa leo trong sức khỏe và làm đẹp” đã giải đáp câu hỏi dưa leo có tác dụng gì. Dưa leo không chỉ là một loại quả ăn thanh mát, ngon miệng mà còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên dưa leo vẫn có một số tác hại bạn cần lưu ý khi sử dụng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

 

Nguồn tham khảo: [1] Isabelle Guelinckx & Cộng sự, Contribution of Water from Food and Fluids to Total Water Intake: Analysis of a French and UK Population Surveys, 2016

[2] Howard Murad, EVALUATING THE POTENTIAL BENEFITS OF CUCUMBERS FOR IMPROVED HEALTH AND SKIN CARE, jarcp

[3] Ujjwal Kaushik, Vidhu Aeri, và Showkat R. Mir, Cucurbitacins – An insight into medicinal leads from nature, 2015

[4] Whole Grains, Refined Grains, and Dietary Fiber, heart

[5] Ujjwal Kaushik, Vidhu Aeri, và Showkat R. Mir, Cucurbitacins – An insight into medicinal leads from nature, 2015

[6] Dr. Abdullah A. Alghasham, Cucurbitacins – A Promising Target for Cancer Therapy, 2013

[7] Andrew T Kunzmann & Cộng sự, Dietary fiber intake and risk of colorectal cancer and incident and recurrent adenoma in the Prostate, Lung, Colorectal, and Ovarian Cancer Screening Trial, 2015

[8] Rachael Ajmera, 7 Health Benefits of Eating Cucumber, healthline, 2023

[9] Natalie Olsen, Megan Ware, Health benefits of cucumber, medicalnewstoday, 2023

[10] Tác dụng và tác hại của dưa chuột, suckhoedoisong, 2015

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ