Bài viết

Hạt muồng có tác dụng gì? 8 Lợi ích đặc biệt không phải ai cũng biết

04/11/2023 dot 4 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Hạt muồng là hạt của cây thảo quyết minh, đã được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền để chữa bệnh. Vậy hạt muồng có tác dụng gì? Cách sử dụng sao cho hiệu quả để điều trị bệnh? Cần lưu ý gì khi sử dụng hạt muồng? Hãy cùng AIA tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây!

Giới thiệu về hạt muồng (thảo quyết minh)

Giới thiệu về hạt muồng

Hạt muồng còn có tên gọi khác là hạt đậu ma, hạt muồng muồng, lạc giời ... Đây là hạt của một loài thực vật thân thảo có tên gọi là thảo thuyết minh. Cây này có những đặc điểm như sau:

  • Cây thảo thuyết minh là một loài cây có kích thước nhỏ, chiều cao trung bình từ 30 - 90cm.

  • Lá cây mọc so le, lá kép, mỗi lá gồm 2 - 4 lá chét, dài khoảng 3 - 5cm và rộng khoảng 15 - 20mm.

  • Hoa mọc ra từ kẽ lá và có màu vàng tươi.

  • Quả hình trụ dài, màu nâu xỉn, dài khoảng 12 - 14cm và mỗi quả chứa khoảng 25 hạt. Khi quả khô sẽ tự động tách vỏ và hạt tự bung ra ngoài. Quả thường được thu hoạch vào cuối thu.

Theo Đông y, hạt muồng có tính nhầy, không mùi, vị đắng và được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Ở nước ta, thảo quyết minh được trồng nhiều ở các tỉnh thành như Phú Thọ, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hòa Bình và Nghệ An.

Hạt muồng có tác dụng gì?

Tác dụng chống lại quá trình oxy hóa

Hạt muồng có chứa Polyphenol có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và tấn công của các gốc tự do, giúp chống lại quá trình oxy hoá. Các chất Polyphenol giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, lão hóa …

Tác dụng chống viêm

Chiết xuất Methanol có trong hạt muồng có khả năng ức chế các yếu tố gây viêm như cytokine, prostaglandin, histamine … Nhờ đó, hạt muồng có thể giảm các triệu chứng viêm như sưng, đau, nóng rát …

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Tác dụng của hạt muồng

Hàm lượng Butanol có trong hạt muồng có tác dụng kiểm soát lượng đường glucozo và hormone insulin trong cơ thể, từ đó giúp phòng ngừa các bệnh tiểu đường. Hạt muồng cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tốt cho sức khỏe gan

Theo Y học cổ truyền, hạt muồng có tình bình có tác dụng làm mát gan, rất tốt cho sức khỏe của gan. Hạt muồng cũng giúp tăng cường chức năng gan, giải độc gan, phục hồi gan sau khi bị tổn thương.

Chữa mất ngủ

Hạt muồng có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon và sâu. Hạt muồng cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Để chữa mất ngủ, bạn có thể áp dụng cách sau: Lấy 12g hạt muồng sao cháy (hoặc kết hợp thêm với 10g hắc táo nhân), sau đó hãm uống hàng ngày, uống đều từ 10 - 15 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Giúp ổn định huyết áp

Hạt muồng cũng có giúp ổn định huyết áp nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Cách sử dụng như sau:

  • Lấy 10 - 15g hạt quả muồng sao cháy kết hợp với nhãn lòng, hoa atiso, hoa hoè sao vàng, cúc hoa mỗi loại 10g.

  • Sau đó đem đi hãm trà và sử dụng để uống thay cho nước lọc mỗi ngày.

  • Duy trì uống đều trong 1 - 2 tháng để huyết áp ổn định.

Chữa nấm ngoài da

Hạt muồng có tác dụng chữa các loại nấm ngoài ra như hắc lào, chàm, nấm ở trẻ em, nấm âm đạo, … Cách dùng hạt muồng để chữa nấm như sau:

  • Lấy 20g hạt muồng, 5ml giấm, 40 - 50ml rượu rồi đem ngâm trong 10 ngày. Sau đó dùng nước này thoa lên vùng da bị nấm để điều trị. Duy trì thực hiện đến khi nấm được loại bỏ hoàn toàn.

  • Nếu bị nấm âm đạo thì có dùng 40g hạt muồng sắc thành nước để rửa bằng nước ấm và xông âm đạo. Duy trì thực hiện liên tục trong 10 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng hạt muồng

Những lưu ý khi sử dụng hạt muồng

Tuy hạt muồng có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng phải sử dụng đúng cách thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Bạn cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng hạt muồng:

  • Nên sử dụng nước, trà hạt muồng sau khi ăn và tối ưu nhất nên sử dụng khi nước, trà hạt muồng còn nóng.

  • Không nên sử dụng hạt muồng quá liều hoặc nước đã để qua đêm, vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn … Liều dùng hợp lý là từ 10 -15g hạt muồng mỗi ngày.

  • Không nên sử dụng hạt muồng khi đang mang thai hoặc cho con bú, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sữa mẹ.

  • Không sử dụng cùng với các loại thức ăn cay nóng, rau muống, đậu xanh.

  • Dễ nhầm lẫn với các loại hạt khác như hạt cây điền thanh, hạt cây lục lạc lá tròn. Để phân biệt bạn cần nắm rõ: Hạt cây điền thanh có màu xám xanh và hai đầu hạt không vát, hạt cây lục lạc thì nhỏ hơn hạt muồng, có màu nâu nhạt hoặc vàng da cam.

  • Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Kết luận:

Qua bài viết “Hạt muồng có tác dụng gì? 8 Lợi ích đặc biệt không phải ai cũng biết”, AIA đã giải đáp câu hỏi hạt muồng có tác dụng gì. Hạt muồng có thể giúp chống oxy hóa, chống viêm, phòng ngừa tiểu đường, bảo vệ gan, chữa mất ngủ, ổn định huyết áp và chữa nấm ngoài da.Tuy nhiên, khi sử dụng hạt muồng, bạn cũng cần lưu ý những điều quan trọng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

 

Nguồn tham khảo:

[1] Sanjay Krishna Pandey, Jai Narayan Mishra, Dhaneshwar K. Vishwakarma*, Phytochemistry and Potential Benefits of Cassia Tora Linn: A Review, 2021.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ