Bài viết

Bất ngờ với 5 lợi ích tuyệt vời của hoa Hibiscus cho sức khỏe

03/03/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Hibiscus không phải tên gọi được nhiều người Việt Nam biết đến, chủ yếu người ta gọi chúng là hoa dâm bụt, atiso đỏ, bụt giấm, bụp giấm…Chúng có tới gần 300 loài khác nhau và thường có hoa lớn, có màu sắc rực rỡ, được sử dụng làm cây cảnh hoặc làm thực phẩm và đồ uống. Đọc bài viết này để tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của hibiscus và cách sử dụng chúng nhé.

Hibiscus là một loại hoa

Hibiscus là gì?

Hibiscus là một loại hoa thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Cây hibiscus có thể là cây thân thảo hoặc cây gỗ, có lá mọc đối, hoa lớn, có màu sắc rực rỡ, thường được sử dụng làm cây cảnh hoặc trồng để thu hoạch hoa và lá.

Hibiscus được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau trên thế giới. Ví dụ, trong tiếng Anh, nó được gọi là hibiscus, rose mallow, hoặc swamp mallow. Ở Việt Nam, hibiscus thường được gọi là hoa dâm bụt, atiso, bụt giấm, bụp giấm… được trồng rộng rãi ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Đà Lạt, Bình Thuận, Bà Rịa, Đồng Nai,…

Giống hoa Hibiscus vàng

Giá trị dinh dưỡng của hibiscus

Hibiscus chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Các chất dinh dưỡng phân bổ ở khắp các bộ phận của cây hoa hibiscus như đài hoa, hạt, lá. [1] Cụ thể thành phần dinh dưỡng của loài hoa này như bảng dưới đây:

Thành phần 

Đài hoa

Hạt

Carbohydrate (g) 

10.2 

25.5 

8.7 

Fat (g) 

0.1 

21.4 

0.3 

Protein (g) 

28.9 

3.5 

Vitamin C (mg) 

17 

2.3 

Canxi (mg) 

150 

350 

240 

Sắt (mg) 

Vitamin B1 (mg) 

0.05 

0.1 

0.2 

Vitamin B2 (mg) 

0.07 

0.15 

0.4 

Vitamin B3 (mg) 

0.06 

1.5 

1.4 

- Vitamin C: Hibiscus là một trong những nguồn giàu vitamin C, một loại chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

- Flavonoid: Hibiscus cũng chứa các flavonoid như quercetin, kaempferol và myricetin, các chất chống oxy hóa khác giúp giảm tổn thương tế bào và viêm.

- Axit hữu cơ: Axit hữu cơ như axit citric và axit malic trong hibiscus cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.

- Chất chống oxy hóa: Hibiscus cũng chứa các chất chống oxy hóa khác như anthocyanin, protocatechuic acid, và các polyphenol, giúp ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương.

- Khoáng chất: Hibiscus cũng là một nguồn giàu khoáng chất, bao gồm magiê, phốt pho, canxi và kali, các chất này đều có vai trò quan trọng trong cơ thể và cần thiết cho sức khỏe tốt.

Lợi ích của hibiscus

Hibiscus là một loại hoa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giảm huyết áp, chống béo phì, bảo vệ gan, phòng chống ung thư….

Giảm huyết áp

Thành phần dinh dưỡng trong đài hoa hibiscus có tác dụng giảm huyết áp, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ, đau tim và suy tim nhờ các chất polyphenol và anthocyanin. Các chất này có khả năng ức chế enzym chuyển hoá angiotensin, giúp giảm lượng hormone angiotensin II trong máu (Angiotensin II là một hormone gây co thắt mạch và tăng huyết áp). Nhờ đó sẽ giúp điều hòa huyết áp trên cơ thể người.

Thành phần dinh dưỡng trong đài hoa hibiscus có tác dụng giảm huyết áp

Chống béo phì

Hibiscus được ứng dụng nhiều trong việc kiểm soát cân nặng. Theo nghiên cứu trên động vật của Hansawasdi et al. 2003, trà hoa dâm bụt có tác dụng ngăn chặn sự hấp thụ đường và tinh bột, giúp giảm cân. Khả năng kiểm soát cân nặng này có thể là do thành phần polyphenol, flavonoid, anthocyanin và axit hữu cơ có trong hoa hibiscus.

Tuy nhiên, việc sử dụng hibiscus để giảm cân và ngăn ngừa béo phì cần được kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và giảm stress.

Điều trị hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hoá đặc trưng bởi tình trạng tiểu đường, tăng huyết áp, cholesterol cao, rối loạn lipid máu… Hibiscus có thể được sử dụng để điều trị hội chứng này. Nghiên cứu Peng CH. et al. 2011 đã chỉ ra rằng hibiscus có khả năng làm giảm mỡ máu, huyết áp và insulin trong máu. Các chất chống oxy hóa trong hibiscus có thể giúp giảm tổn thương tế bào và kháng viêm, cả hai yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị hội chứng chuyển hóa.

Bảo vệ gan

Với khả năng thanh nhiệt, giải độc, hoa hibiscus giúp tăng cường chức năng gan, hạn chế và tránh được các bệnh như xơ gan, gan nhiễm mỡ hay ung thư gan…

Chống ung thư

Nước hoa atiso đỏ rất có lợi cho việc phòng chống và điều trị ung thư.. Nghiên cứu của Akim et al. 2011 chỉ ra rằng, nước ép hibiscus có thể gây chết tế bào ung thư, chống tăng sinh tế bào ung thư, giảm tổn thương tế bào và kháng viêm.

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chư đủ, cần nhiều thử nghiệm hơn ở người để kiểm chứng tác dụng này. Ung thư là một tình trạng bệnh nghiêm trọng và rất cần các bác sỹ điều trị chuyên môn phù hợp. Do đó, hãy tìm lời khuyên từ khác sỹ trước khi sử dụng nước hibiscus.

Nước hoa atiso đỏ rất có lợi cho việc phòng chống và điều trị ung thư

Lưu ý khi sử dụng hibiscus

Làm cách nào để sử dụng hoa hibiscus hiệu quả nhất? Hãy lưu lại các thông tin dưới đây nhé

1. Sử dụng đúng chức năng của các bộ phận trên cây

- Dầu hoa hibiscus có thể được sử dụng thay các loại dầu thông thường.

- Hoa hibiscus nên được dùng làm trà thảo dược hữu cơ

- Hạt hoa có thể dùng thay thế hạt cà phê

- Lá hoa dùng như các loại rau thông thường

2. Không dùng cùng thuốc điều trị

Nước hoa hibiscus khi dùng dùng với bất kỳ thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ và tăng độc tố, đồng thời dẫn đến mất hiệu quả của thuốc. Vì vậy không nên sử dụng hoa hibiscus đồng thời với thuốc chữa bệnh.

3. Không dùng hoa dâm bụt khi đang cho con bú

Các bà mẹ đang cho con bú không nên dùng chiết xuất hoa dâm bụt vì có thể làm tăng cân sau sinh và làm chậm quá trình dậy thì ở trẻ em.

4. Thận trọng sử dụng với bệnh nhân bị huyết áp cao

Bệnh nhân bị huyết áp cao đang sử dụng thuốc theo liều lượng quy định thì không nên sử dụng hibiscus. Vì tăng liều lượng hibiscus sẽ có thể gây nên áp lực lên mạch máu, gây tử vong do mất chức năng tim.

5. Thận trọng sử dụng với bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận

Tiêu thụ hoa hibiscus với số lượng lớn có thể làm tăng nồng độ creatinin trong máu dẫn đến mất chức năng thận.

Làm cách nào để sử dụng hoa hibiscus hiệu quả nhất?

Trên đây là những thông tin hữu ích về hibiscus là gì. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng, tác dụng của hoa hibiscus và các lưu ý khi sử dụng chúng để đem lại hiệu quả lớn nhất cho cơ thể bạn và gia đình.

Tham khảo:

[1] Dr Anuja Bodhare - Hibiscus: Uses, Benefits, Side Effects And More!, 2023

Ojulari V, Lee G, Nam O. Beneficial Effects of Natural Bioactive Compounds from Hibiscus sabdariffa L. on Obesity. 2019; 24(210):1-14

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ