Bài viết

Khám phá 10+ tác dụng thần kỳ của lá hẹ và cách tận dụng tối đa lợi ích

04/11/2023 dot 4 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Lá hẹ là một loại rau gia vị quen thuộc trong bếp Việt. Ngoài việc làm nên hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn, bạn có biết lá hẹ còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe? Trong bài viết dưới đây, AIA sẽ giải đáp câu hỏi lá hẹ có tác dụng gì và bật mí cách dùng lá hẹ hiệu quả để tận dụng tối đa lợi ích. Cùng bắt đầu ngay nhé!

Tìm hiểu về cây hẹ

Đặc điểm của cây hẹ

Đặc điểm của cây hẹ

Cây hẹ là một loại thực vật thân thảo, có tên khoa học là Allium schoenoprasum, thuộc họ thực vật allium. Nó có họ hàng gần với hành lá, tỏi tây, tỏi và hành tây. Thân cây hẹ dài (có thể từ 20 - 40cm), mềm và có màu xanh tươi. Hoa hẹ có màu trắng.

Cây hẹ là thực vật sinh sản vô tính bằng cách tách chồi. Do đó nó thường mọc thành bụi và rất dễ sống.

Phân bố

Cây hẹ rất dễ sinh trưởng, phát triển đặc biệt là ở những môi trường có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Hẹ được trồng phổ biến ở hầu hết các quốc gia ngay kể cả những quốc gia có khí hậu lạnh và khô. Cây hẹ có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa xuân hoặc thu.

Thành phần dinh dưỡng

Theo USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ[1], 1 muỗng canh hẹ cắt nhỏ cung cấp các chất dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 0,9 calo.

  • Lượng lớn chất xơ.

  • Vitamin K: 6,38 microgam (mcg) tương đương 5% Giá trị hàng ngày (DV).

  • Vitamin C: 1,74 miligam (mg) tương đương 2% DV.

  • Folate: 3,15 mcg tương đương 1% DV.

  • Vitamin A: 6,43 mcg tương đương 1% DV.

  • Canxi: 2,76 mg tương đương 1% DV.

  • Kali: 8,88 mg tương đương 1% DV.

  • Một số khoáng chất khác.

Có thể thấy, thành phần dinh dưỡng của hẹ rất giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất rất có ích cho sức khỏe.

Lá hẹ có tác dụng gì?

Lá hẹ thường được sử dụng để ăn sống cùng với một số món ăn để tăng thêm sự ngon miệng. Nhưng không chỉ vậy, lá hẹ còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Chi tiết như sau:

Tốt cho xương khớp

Hẹ chứa nhiều Vitamin K - một loại vitamin rất quan trọng cho sức khỏe của xương, có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương ở trẻ em và thoái hóa xương ở người già.

Cải thiện tâm trạng và giấc ngủ

Tác dụng của cây hẹ

Lá hẹ có khả năng cải thiện và tăng cường chất lượng giấc ngủ. Nó rất giàu choline - một hoạt chất kích thích giấc ngủ ngon. Vì vậy, bạn nên ăn lá hẹ để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

Hẹ cũng chứa nhiều axit folic - chất giúp kích hoạt sản xuất hai hormone giúp cải thiện tâm trạng là serotonin và dopamine.

Phòng chống ung thư

Hẹ là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin tuyệt vời. Đây là hai loại chất chống oxy hóa rất hữu ích trong việc chống ung thư miệng và phổi. Hẹ cũng rất giàu allicin - chất chống oxy hóa có tác dụng giảm khả năng ung thư vú. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao trong hẹ còn giúp chống ung thư ruột kết.

Làm mát và giải độc gan

Hẹ có đặc tính kháng khuẩn và giàu vitamin A, vitamin C giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại và bài thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Hẹ có tính mát, có thể giúp làm mát gan, thanh nhiệt và thanh lọc cơ thể.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Thành phần hẹ chứa một lượng lớn chất xơ. Chất xơ giúp kích thích hoạt động của ruột non và ruột già, giúp định hình phân và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại trong đường ruột, từ đó bảo vệ niêm mạc ruột khỏi viêm nhiễm và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Cải thiện chứng chán ăn của trẻ

Lá hẹ có thể giúp cải thiện chứng chán ăn của trẻ nhỏ bằng cách kích thích vị giác,tăng tiết nước bọt và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Lá hẹ cũng có thể giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thức ăn, nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Giúp kháng viêm

Hẹ có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó, sử dụng hẹ có thể giúp các vết thương lành nhanh hơn và tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Cải thiện trí nhớ

Hẹ chứa choline và folate - 2 chất khi kết hợp có thể giúp cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa sự phát triển của các tình trạng như mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

Tốt cho mắt

Lá hẹ có chứa vitamin A, một loại vitamin quan trọng cho sức khỏe của mắt. Vitamin A giúp duy trì độ ẩm của niêm mạc mắt, ngăn ngừa khô mắt và các bệnh lý về mắt khác. Vitamin A cũng giúp cải thiện thị lực trong ánh sáng yếu và phòng ngừa các bệnh về võng mạc như thoái hóa võng mạc hoặc đục thủy tinh thể.

Tăng khả năng nhận thức cho trẻ

Lá hẹ có thể giúp tăng khả năng nhận thức cho trẻ nhờ chứa nhiều vitamin B, đặc biệt là folate (dạng tự nhiên của vitamin B9). Folate là một loại vitamin thiết yếu cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi và trẻ nhỏ. Folate cũng giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh liên quan đến não bộ và tủy sống.

Cách dùng lá hẹ đúng cách để tận dụng hết lợi ích

Cách dùng lá hẹ đúng cách để tận dụng hết lợi ích

Lá hẹ rất dễ dùng và dễ kết hợp với nhiều món ăn. Tuy nhiên, để tận dụng hết lợi ích của lá hẹ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn lá hẹ tươi ngon, có màu xanh sáng, không bị héo hay thối. Tránh chọn lá hẹ có màu vàng hoặc có dấu hiệu bị sâu bệnh.

  • Rửa sạch lá hẹ trước khi sử dụng. Bạn có thể ngâm lá hẹ trong nước muối hoặc nước chanh để loại bỏ các chất bẩn và côn trùng.

  • Dùng lá hẹ khi sống hoặc nấu chín vừa phải để giữ được nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Bạn không nên nấu lá hẹ quá lâu hoặc ở nhiệt độ cao, vì sẽ làm mất đi các chất có lợi trong lá hẹ.

  • Dùng lá hẹ vừa đủ, không quá nhiều. Một lượng khuyến nghị là khoảng 10 – 20 gram lá hẹ mỗi ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều lá hẹ, có thể gây ra các tác dụng phụ như khó tiêu và đau dạ dày.

  • Có thể sử dụng để chế biến và ăn cùng các món ăn như trứng tráng, mì gói, thịt hầm, … hoặc luộc, xào, và ăn sống trực tiếp. Tuy nhiên lá hẹ lại kiêng kỵ mật ong và thịt trâu, bạn không nên dùng chung với nhau để tránh các tác hại.

  • Có thể sử dụng hẹ kết hợp với các thực phẩm khác để làm bài thuốc trị bệnh như: hẹ với gừng tươi để trị cảm mạo, ho; hẹ với gan dê giúp bổ mắt; cháo gạo tẻ với hẹ giúp giảm đau lưng, mỏi gối, … Tuy nhiên các bài thuốc từ rau hẹ chỉ có tính chất hỗ trợ trị bệnh, không có hiệu quả ngay lập tức và bạn không nên bỏ qua các loại thuốc trong đơn kê của bác sĩ.

 

Kết luận:

Lá hẹ là một loại rau gia vị không chỉ làm các món ăn ngon miệng hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách chọn, bảo quản và sử dụng lá hẹ đúng cách để tận dụng tối đa lợi ích của loại rau này. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

 

Nguồn tham khảo:

[1] Chives, raw, fdc.nal.usda, 2019

[2] Zoomi Singh, Chives: Nutritional Value, Health Benefits and Potential Side Effects, healthifyme, 2022

[3] Dany Paul Baby, Health Benefits of Chives, webmd, 2022

[4] Katherine Marengo, Megan Ware, What are the health benefits of chives?, medicalnewstoday, 2023

[5] Minh Phú, 6 công dụng của lá hẹ và cách tận dụng hiệu quả lợi ích của lá hẹ cho bé, hellobacsi, 2022

[6] BSCKI. Dương Ngọc Vân, 11 LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ CỦA LÁ HẸ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE!, medlatec, 2022

[7] Cây hẹ, thuocdantoc

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ