Bài viết

Có thể bạn chưa biết: 8 lợi ích sức khỏe từ lá xoài non

05/11/2023 dot 3 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Xoài là loại quả giàu chất dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích. Nhưng bạn có biết lá xoài cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, lá xoài có công dụng gì? Lá xoài non được chế biến thành món ăn ở một số nền văn hóa, được dùng để pha trà và được sử dụng trong các phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền. Cùng tìm hiểu về 8 lợi ích của lá xoài đã được khoa học chứng minh trong bài viết dưới đây!

Lá xoài có tác dụng gì?

Lá xoài có nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Lá xoài cũng được nhiều người sử dụng để chế biến món ăn và pha trà uống. Và lá xoài cũng được ứng dụng để làm thuốc và các phương pháp trị bệnh trong y học cổ truyền. Dưới đây là 8 lợi ích từ lá xoài mang lại:

Giàu hợp chất thực vật

Lá xoài rất giàu hợp chất thực vật, trong đó bao gồm polyphenols và terpenoids [1] - những hợp chất thực vật có thể giúp cơ thể giảm các nguy cơ mắc bệnh.

Terpenoids là hợp chất quan trọng đối với thị lực và sức khỏe miễn dịch của con người. Chúng là chất oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tế bào gây hại.

Trong khi đó, polyphenol có tính chất chống oxy hóa và chống viêm. Một số nghiên cứu cho thấy [2] [3] polyphenol cải thiện vi khuẩn đường ruột và giúp điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.

Mangiferin, một loại polyphenol có hàm lượng cao trong xoài và lá xoài có công dụng như một tác nhân chống vi khuẩn và có khả năng dùng để điều trị cho các khối u, tiểu đường, bệnh tim và các rối loạn về tiêu hóa chất béo [4].

Lá xoài giàu hợp chất thực vật gồm polyphenols và terpenoids

Có đặc tính chống viêm

Hàm lượng mangiferin cao trong thành phần của lá xoài có đặc tính chống viêm. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy [5][6][7] đặc tính chống viêm của lá xoài có thể giúp bảo vệ não bộ và ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer hoặc Parkinson.

Trong một nghiên cứu trên chuột [8], chiết xuất lá xoài ở mức 2, 3mg mỗi pound trọng lượng cơ thể (tương đương với 5mg mỗi kg) có thể chống lại các vi khuẩn gây viêm, các tác nhân oxy hóa trong não.

Có thể bảo vệ chống tăng mỡ

Chiết xuất từ lá xoài có thể giúp giảm béo phì, kiểm soát lượng đường và giảm thiểu các hội chứng rối loạn chuyển hóa chất béo [9]. Chiết xuất từ lá xoài có thể ức chế sự tích tụ chất béo trong các tế bào mô, giúp chống tăng mỡ.

Thành phần lá xoài có chứa adiponectin - một loại protein đóng vai trò chuyển hóa chất béo và điều chỉnh lượng đường trong cơ thể. Tác dụng của loại protein này còn có thể chống các bệnh mãn tính liên quan đến béo phì[10][11].

Giúp chống lại bệnh tiểu đường

Lá xoài có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường do tác dụng của nó đối với quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Nồng độ chất béo trung tính tăng cường thường dẫn đến tình trạng kháng insulin và các bệnh tiểu đường cấp 2, cấp 3. Mangiferin trong lá xoài có thể làm giảm lượng chất béo trong cơ thể và giảm tình trạng kháng insulin, giúp cơ thể chuyển hóa đường tốt hơn[12]. 

Lá xoài có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường

Các hoạt chất khác trong lá xoài có vai trò tích cực trong điều trị tiểu đường gồm: kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, ngăn ngừa đường huyết tăng sau ăn và điều hòa nồng độ cholesterol trong máu.

Có đặc tính chống ung thư

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng [13][14] mangiferin trong lá xoài có khả năng chống ung thư, vì chất này giúp chống lại stress oxy hóa và chống viêm. Mangiferin có thể ức chế sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung và tuyến tiền liệt.

Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày

Lá xoài được sử dụng để hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày và các bệnh lý tiêu hóa khác [15]. Lá xoài cũng có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây ra tình trạng viêm loét dạ dày.

Bạn có thể sử dụng chiết xuất lá xoài pha nước uống để giảm tổn thương dạ dày. Bạn cũng có thể dùng một ít lá xoài ngâm trong nước nóng và để qua đêm. Sau đó sử dụng nước này uống vào buổi sáng, lúc bụng đang đói sẽ có tác dụng như một loại thuốc bổ dạ dày và giúp ngăn ngừa nhiều bệnh dạ dày khác nhau. 

Lá xoài hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày

Hỗ trợ làn da khỏe mạnh

Chiết xuất lá xoài có thể làm giảm các dấu hiệu lão hóa da do thành phần có hàm lượng chất chống oxy hóa cao [16]. Chiết xuất lá xoài pha nước uống có thể giúp tăng khả năng sản xuất collagen giúp trẻ hóa làn da và giảm thiểu các nếp nhăn.

Bên cạnh đó, là xoài còn giúp ngăn ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn gây hại cho da [17]. Mangiferin cũng có lợi ích trong việc điều trị bệnh vẩy nến - một bệnh lý về da gây ra các mảng khô và ngứa. Đồng thời protein này cũng giúp cho vết thương mau lành [18].

Có lợi cho mái tóc

Lá xoài có tác dụng làm đẹp cho mái tóc của bạn. Lá xoài có thể giúp kích thích mọc tóc, ngăn rụng tóc, giảm gàu và nuôi dưỡng tóc từ bên trong. Thành phần lá xoài giàu chất oxy hóa có thể bảo vệ tóc khỏi hư hại.

Bạn có thể sử dụng nước luộc lá xoài để xả tóc sau khi gội đầu hoặc massage da đầu với chiết xuất lá xoài để kích thích tuần hoàn máu và nuôi dưỡng nang tóc. Lá xoài cũng được dùng để chế tạo các sản phẩm cho tóc.

Lá xoài có lợi cho mái tóc

Cách sử dụng lá xoài

Lá xoài có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng dưới đây:

Cách đơn giản nhất để sử dụng lá xoài đó là ăn trực tiếp. Bạn có thể ăn kèm lá xoài non với các món ăn như bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt luộc, gỏi xoài … để tăng hương vị và cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên cách này có thể khó áp dụng được khi xung quanh khu vực của bạn không có lá xoài tươi.

Cách thứ hai đó là nấu nước luộc lá xoài bằng cách đun sôi lá xoài trong nước với một ít đường hoặc mật ong. Nước này có thể uống để điều trị các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, viêm loét dạ dày, … Bạn có thể chỉ đun sôi lá xoài trong nước và sử dụng nước này để rửa mặt, xả tóc hoặc ngâm chân để làm sạch da, giảm mụn, se khít lỗ chân lông, kích thích mọc tóc và giúp làn da được đẹp hơn. 

Bạn có thể ăn trực tiếp lá xoài hoặc dùng nấu nước uống

Một trong những cách sử dụng lá xoài phổ biến là pha trà lá xoài. Bạn đun sôi 10 -15 lá xoài tươi trong 2/3 cốc (150mL) nước. Nếu không có lá tươi, bạn có thể tìm mua các túi trà lá xoài.

Ngoài ra lá xoài còn được nghiền thành bột, chiết xuất và thực phẩm bổ sung. Bạn có thể tự xay nhuyễn lá xoài thành bột sau khi phơi khô trong bóng râm hoặc sấy. Bạn có thể sử dụng bột lá xoài để pha loãng trong nước rồi uống hoặc rắc vào nước tắm. Bột lá xoài cũng có thể sử dụng để làm thuốc mỡ bôi da.

Lá xoài cũng đã được dùng để làm thành phần của các loại thực phẩm bổ sung. Một viên nang lá xoài có tên là Zynamite thành phần có chứa 60% mangiferin trở lên. Bạn có thể sử dụng với liều khuyến cáo là 140–200 mg, 1–2 lần mỗi ngày [19].

Tuy nhiên, do thiếu các nghiên cứu về độ an toàn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của nhà của các bác sĩ trước khi sử dụng lá xoài.

Kết luận:

Bài viết: “Có thể bạn chưa biết: 8 lợi ích sức khỏe từ lá xoài non” đã giúp bạn giải đáp câu hỏi lá xoài có tác dụng gì. Lá xoài có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Giàu hợp chất thực vật.

  • Có đặc tính chống viêm.

  • Có thể bảo vệ chống tăng mỡ.

  • Giúp chống lại bệnh tiểu đường.

  • Có đặc tính chống ung thư.

  • Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày.

  • Hỗ trợ làn da khỏe mạnh.

  • Có lợi cho mái tóc.

Bạn có thể sử dụng lá xoài theo nhiều cách khác nhau để hưởng lợi từ các đặc tính của nó. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chứng minh rằng lá xoài an toàn tuyệt đối với tất cả mọi người. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá xoài để điều trị các bệnh mãn tính hoặc kết hợp với các thuốc khác.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lá xoài có tác dụng gì và cách sử dụng lá xoài hiệu quả. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Nguồn tham khảo: [1] Meran Keshawa Ediriweera & Cộng sự, A Review on Ethnopharmacological Applications, Pharmacological Activities, and Bioactive Compounds of Mangifera indica (Mango), 2017

[2] César G Fraga & Cộng sự, The effects of polyphenols and other bioactives on human health, 2019

[3] Hannah Cory & Cộng sự, The Role of Polyphenols in Human Health and Food Systems: A Mini-Review, 2018

[4] Suya Du, Mangiferin: An effective therapeutic agent against several disorders (Review), 2018

[5] Sukanya Saha, Pritam Sadhukhan, Parames C Sil, Mangiferin: A xanthonoid with multipotent anti-inflammatory potential, 2016

[6] Jing Pan & Cộng sự, Benzophenones from Mango Leaves Exhibit α-Glucosidase and NO Inhibitory Activities, 2016

[7] Ekaterina Vladimirovna Fomenko, Yuling Chi, Mangiferin modulation of metabolism and metabolic syndrome, 2016

[8] Jia-Shui Xi & Cộng sự, Mangiferin Potentiates Neuroprotection by Isoflurane in Neonatal Hypoxic Brain Injury by Reducing Oxidative Stress and Activation of Phosphatidylinositol-3-Kinase/Akt/Mammalian Target of Rapamycin (PI3K/Akt/mTOR) Signaling, 2018

[9] Yi Zhang & Cộng sự, Regulation of lipid and glucose homeostasis by mango tree leaf extract is mediated by AMPK and PI3K/AKT signaling pathways, 2013

[10] Ersilia Nigro & Cộng sự, New insight into adiponectin role in obesity and obesity-related diseases, 2014

[11] Arunkumar E Achari, Sushil K Jain, Adiponectin, a Therapeutic Target for Obesity, Diabetes, and Endothelial Dysfunction, 2017

[12] Yi Zhang & Cộng sự, Effects of Benzophenones from Mango Leaves on Lipid Metabolism, 2019

[13] A Vyas, Perspectives on medicinal properties of mangiferin, 2012

[14] Rajneet K Khurana, Mangiferin: a promising anticancer bioactive, 2016

[15] T T Priya, M C Sabu, C I Jolly, Role of Mangifera indica bark polyphenols on rat gastric mucosa against ethanol and cold-restraint stress, 2011

[16] Shoubing Zhan, Enkui Duan, Fighting against Skin Aging, 2018

[17] Ruth Bright Chirayath, Development of Mangifera indica leaf extract incorporated carbopol hydrogel and its antibacterial efficacy against Staphylococcus aureus, 2019

[18] M Pleguezuelos-Villa & Cộng sự, Mangiferin glycethosomes as a new potential adjuvant for the treatment of psoriasis, 2020

[19] Zynamite® For mental and physical energy, nektium

[20] Natalie Olsen, 8 Emerging Benefits of Mango Leaves, healthline, 2020

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ