Bài viết

Lẩu hải sản ăn rau gì? 12 loại rau phù hợp dễ mua

13/03/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Lẩu hải sản là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều gia đình lựa chọn vào các ngày lễ hay cuối tuần. Nhắc đến lẩu là sẽ nghĩ ngay đến những món rau ăn lẩu xanh mát, giải nhiệt.

Sau đây xin mách bạn cách nấu lẩu hải sản tại nhà chuẩn vị, cùng với đó là 12 loại rau ăn cùng lẩu rất hợp và những món không nên sử dụng sau khi ăn lẩu hải sản bạn nên lưu ý.

1. Cách nấu lẩu hải sản chuẩn vị

Cách để nấu món lẩu hải sản khá đơn giản. Bạn có thể tự tay chuẩn bị các nguyên liệu và chế biến tại nhà theo các bước dưới đây:

1.1 Nguyên liệu nấu lẩu hải sản

Đầu tiên, để nấu lẩu hải sản, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để chế biến. Các nguyên liệu để nấu lẩu sau đây rất dễ tìm và mua ở chợ hay các siêu thị, tạp hóa:

  • Hải sản: Cá basa, tôm, mực, nghêu… 

  • Sả, ớt, dứa, tỏi, cà chua.

  • Chai cốt lẩu thái

  • Rau ăn lẩu đi kèm

  • Gia vị: mắm, muối, đường,...

1.2 Cách sơ chế và nấu nước lẩu

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, bước tiếp theo bạn phải sơ chế nguyên liệu theo 3 bước nhanh gọn dưới đây:

  • Rửa sạch rau và hải sản

  • Cắt dứa thành miếng nhỏ, cà chua cắt múi cau, sả cắt khúc

  • Băm nhuyễn tỏi, thái ớt sừng

Tiếp theo, bạn sẽ nấu nước lẩu theo các bước đơn giản sau đây:

  • Đun sôi dầu ăn, phi thơm tỏi và sả

  • Cho vào nồi 1,5 lít nước, cùng với sốt lẩu thái

  • Nêm nếm lại với gia vị để phù hợp với khẩu vị gia đình

  • Cho dứa và cà chua vào nồi lẩu, sau đó đun sôi

Vậy là đã hoàn thành nồi lẩu hải sản chuẩn vị. Nước lẩu sẽ có vị chua cay đậm đà. Bạn chỉ cần bày đồ ra để thưởng thức lẩu hải sản cùng gia đình và bạn bè.

Nấu lẩu hải sản chuẩn vị tại nhà khá đơn giản và nhanh chóng

2. 12 loại rau phù hợp với lẩu hải sản dễ mua

Lẩu hải sản có thể ăn cùng với nhiều loại rau. Dưới đây là tổng hợp 12 loại rau dễ tìm mua mà có thể ăn cùng với lẩu hải sản rất ngon.

2.1 Rau muống phù hợp với lẩu hải sản

Rau muống rất thích hợp để ăn lẩu hải sản. Bạn nên nhặt bỏ bớt phần lá để ăn cọng rau được giòn hơn.

Thêm một lưu ý là rau muống khi ăn vào mùa đông dễ bị chát, sử dụng vào mùa hè sẽ ngon ngọt hơn. Vì thế, hãy dùng loại rau này để nhúng lẩu vào mùa hè nhé!

2.2 Rau cải xoăn

Cải xoăn (cải Kale) được mệnh danh là vua của các loại rau. Cải xoăn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Loại cải này thường được dùng để ăn sống, xay sinh tố hoặc là xào.

Ngoài ra, cải xoăn còn thích hợp để nhúng lẩu, nhất là lẩu thái hải sản. Bạn sẽ cảm nhận được vị thơm, ngọt nhẹ hòa cùng vị của nước lẩu thái chua cay, rất hòa hợp.

2.3 Rau bina

Rau bina còn được biết đến là cải bó xôi hay rau chân vịt. Loại rau này giàu vitamin C và sắt, rất tốt cho sức khỏe.

Rau bina có thể dùng để ăn lẩu hải sản. Tuy nhiên, loại rau này rất khó mua ở chợ, bạn có thể tìm mua loại rau này ở các siêu thị lớn.

2.4 Giá đỗ

Giá đỗ giòn và ngọt, là một loại rau thích hợp để ăn lẩu. Trong giá đỗ có chứa vitamin C và các khoáng chất giúp kích thích hệ tiêu hóa và giải nhiệt. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi ăn lẩu thái hải sản chua cay.

Giá đỗ giúp giải nhiệt khi ăn lẩu hải sản

2.5 Rau nhút 

Rau nhút hay còn được gọi là rau rút, là một loại rau phổ biến ở miền Bắc nước ta. Rau nhút giòn và có vị ngọt nhẹ, khi nhúng với lẩu hải sản rất hợp. Loại rau này có tác dụng làm mát cơ thể, có hàm lượng vitamin B12 cao giúp cải thiện giấc ngủ và ngăn ngừa thiếu máu. Rau nhút có thân bên trong xốp, khi nhúng lẩu sẽ ngấm vị, ăn rau sẽ cảm nhận được vị thơm ngon của nước lẩu.

2.6 Dọc mùng

Dọc mùng thường được sử dụng nấu chung với cá. Loại rau này có độ dai, giòn, và cũng thích hợp để nhúng lẩu hải sản. Tuy nhiên, loại rau này khó sơ chế và gây ngứa ở một số người. Vì vậy, bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng loại rau này nhé!

2.7 Bắp chuối bào (hay còn gọi là rau hoa chuối)

Hoa chuối là một loại rau không thể thiếu khi ăn lẩu hải sản. Hoa chuối có vị chát nhẹ, hậu vị ngọt thanh, khi dùng chung với lẩu thái hải sản rất hợp.

Thêm vào đó, loại rau này còn giúp dễ tiêu hóa, không gây đầy bụng, khó tiêu. Có một lưu ý là nên ngâm hoa chuối với nước muối sau khi thái để giữ được độ tươi ngon và để rau không bị thâm.

Bắp chuối bào rất thích hợp ăn với lẩu hải sản

2.8 Rau cần nước 

Rau cần nước là loại rau khá phổ biến, được nhiều người sử dụng để nhúng lẩu, đặc biệt là lẩu hải sản.

Rau cần chứa nhiều vitamin và các loại chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Loại rau này có mùi thơm đặc trưng, thích hợp dùng chung với các món hải sản như tôm, cua,... để khử mùi tanh. 

2.9 Các loại nấm ăn lẩu

Nhắc đến lẩu thì không thể thiếu món nấm. Nấm có vị ngọt, giai mềm vừa phải. Khi nhúng với nước lẩu chua cay rất thấm vị. Các loại nấm thường được dùng để ăn lẩu đó là: nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm bào ngư,...

Lưu ý khi chọn nấm, bạn nên chọn nấu tươi được bọc kín, không bị chảy nước để đảm bảo chất lượng của món ăn.

Các loại nấm không thể thiếu trong các món lẩu

2.10 Rau cải thảo

Rau cải thảo là một loại rau phổ biến, thường được dùng nhiều trong các món lẩu. Loại rau này có vị nhạt, vì thế sẽ khiến bạn cảm nhận rõ được vị lẩu thái hải sản.

Thêm một điểm cộng là loại rau này chứa nhiều chất chống ung thư, đánh tan chất béo xấu và còn có thể hỗ trợ giải rượu tốt.

Rau cải thảo hầu như không có vị, khi nhúng với nước lẩu hải sản sẽ không bị ngán

2.11 Đậu bắp

Đậu bắp thường thấy trong các món nướng hay món xào. Tuy nhiên, loại rau này cũng thích hợp ăn cùng lẩu thái hải sản. Đậu bắp nhúng chín vừa tới, ăn giòn sần sật. Nếu ai đã nghiền món rau này rồi thì không thể bỏ qua.

2.12 Rau cải bẹ xanh

Rau cải bẹ xanh là loại rau thích hợp khi ăn với lẩu hải sản bởi chúng giúp giảm mùi tanh. Loại rau này có vị hơi nồng, hơi đắng nhẹ, giúp giải ngấy rất tốt. 

3. Ăn lẩu hải sản nên kiêng những gì?

Lẩu hải sản có thể ăn cùng nhiều loại rau hay đồ uống khác nhau. Tuy nhiên, có một vài món ăn hay đồ uống không nên ăn cùng hay dùng sau khi ăn lẩu hải sản, đó là:

3.1 Trái cây chứa nhiều vitamin C

Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, ổi,... được khuyến cáo là không nên dùng chung hoặc sau khi ăn hải sản.

Trong hải sản có chứa nhiều chất asen pentavenlent, chất này khi hòa trộn với các thực phẩm giàu vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) gây ngộ độc cho cơ thể.

Nếu sử dụng các loại quả trên khi dùng lẩu hải sản, bạn sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa,... thậm chí phải đi cấp cứu. Vì thế hãy lưu ý điều này nhé!

Không nên dùng cam để tráng miệng sau khi ăn lẩu hải sản

3.2 Không sử dụng trà xanh sau khi ăn lẩu hải sản

Có nhiều người có thói quen dùng trà sau khi ăn để tráng miệng. Tuy nhiên, trong lá trà có chứa chất axit tannic, khi kết hải sản giàu canxi như tôm, cua… thì sẽ gây khó tiêu, đau bụng, kết sỏi.

Nếu vẫn muốn uống trà sau khi dùng lẩu hải sản, bạn hãy chờ khoảng 3 tiếng sau ăn để chất canxi trong hải sản có thể tiêu hóa hết đã nhé!

3.3 Không nên uống bia khi ăn lẩu hải sản

Lẩu hải sản là món nhậu cực ngon. Vì vậy, khi dùng lẩu hải sản, nhiều người có thói quen uống bia.

Trong hải sản chứa purin sẽ chuyển hóa thành axit uric. Khi uống bia sẽ kích thích axit uric sản sinh nhiều hơn, dễ gây ra các bệnh như gút, viêm mô mềm, viêm khớp xương… Vì thế hãy thận trọng khi dùng lẩu hải sản chung với bia.

Trên đây là tổng hợp 12 loại rau nhúng lẩu và công thức làm món lẩu hải sản thơm ngon. Hãy lưu ngay vào sổ và nấu món lẩu này cho bạn bè, người thân thưởng thức dịp cuối tuần, hay dịp lễ đặc biệt nào đó nhé!

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ