Bài viết

Thực phẩm Non GMO là gì? Phân biệt giữa thực phẩm Non GMO và Organic

03/03/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Non GMO là gì? Đây là cụm từ viết tắt của Non- Genetically Modified Organisms, theo đó khái niệm này để chỉ những loại thực phẩm được canh tác theo hình thức không biến đổi gen. Vậy Non GMO khác gì với những giống cây thông thường? Cùng khám phá rõ hơn trong bài viết sau.

1. Non GMO là gì? 

Non GMO là cụm từ dùng để chỉ những sinh vật không biến đổi gen, theo đó GMO là những loài thực vật, động vật, vi sinh vật,... được tạo ra trong phòng thí nghiệm. GMO Foods hiện vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi do vậy không ít khách hàng đòi hỏi các dòng thực phẩm Non GMO.

Sinh vật không biến đổi gen được gọi là Non GMO

Những thực phẩm gắn nhãn Non GMO nhằm xác minh rằng đây là loại thực phẩm “không biến đổi gen" hoặc chiếm dưới 0.9% GMO (về mặt kỹ thuật). Nhìn chung Non GMO khá tương đồng với các giống cây trồng truyền thống. Tuy nhiên, xét về mặt kỹ thuật cây trồng không biến đổi gen lại có vai trò rất quan trọng.

Những giống cây GMO thường có khả năng chống lại thuốc trừ sâu hay phục hồi nhanh chóng, điều này có thể gây hạn chế đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên. Ngược lại, cây trồng không biến đổi gen lại góp phần đảm bảo cho môi trường tự nhiên được phát triển theo đúng cách riêng của nó.

2. Sự khác biệt giữa Non GMO và Organic

Để phân biệt Non GMO và Organic trước tiên bạn cần hiểu rõ hai khái niệm này. Theo đó, Organic hay thực phẩm hữu cơ dùng để chỉ những thực phẩm không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp hay bị biến đổi gen,... Theo quy định của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA thực phẩm hữu cơ cấm bất kỳ thành phần biến đổi gen GMO.

Rau mầm Organic với nhiều dưỡng chất

Vậy thực phẩm Non GMO và thực phẩm Organic thì có gì khác biệt? Điểm khác biệt dễ nhận thấy đầu tiên là các loại thực phẩm không biến đổi gen có sử dụng thuốc trừ sâu còn thực phẩm hữu cơ thì không. Với đặc điểm tương tự các giống cây trồng tự nhiên Non GMO bắt buộc phải sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón,... để đảm bảo sản lượng.

Ngoài ra thực phẩm không biến đổi gen cũng có giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm hữu cơ. Việc nuôi trồng động vật và thực vật bằng phương pháp hữu cơ (Organic) đòi hỏi nhiều công sức hơn do vậy sản phẩm Organic sẽ có giá thành cao hơn. Ví dụ, thịt động vật không có hormone tăng trưởng được gọi là thịt hữu cơ, loại thịt này sẽ có giá cao hơn so với thịt của động vật được nuôi bằng kỹ thuật truyền thống.

Thực phẩm Non GMO có giá thành phù hợp hơn

3. Cách nhận biết thực phẩm Non GMO

Cách hiệu quả nhất có thể để phân biệt thực phẩm Non GMO với những loại thực phẩm khác chính là dựa vào nhãn mác hay mã Code. Tuy không đem đến kết quả tuyệt đối nhưng đây dường như là phương pháp duy nhất hiện nay.

Mỗi loại thực phẩm sẽ có đầu mã vạch khác nhau

Theo đó, các loại thực phẩm được bày bán tại siêu thị sẽ có dán tem phân biệt mã Code. Theo đó, thực phẩm biến đổi gen GMO sẽ có mã Code bắt đầu bằng chữ số 8. Thực phẩm Organic sẽ được bắt đầu bằng số 9 còn thực phẩm Non GMO sẽ bắt đầu bằng số 2, 3 hoặc 4. Đặc biệt các loại thực phẩm có mã Code đầu 3 là thực phẩm đã được xử lý qua công nghệ bức xạ i-on. Theo WHO, thực phẩm chiếu xạ có thể xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.

Thực phẩm đã qua chiếu xạ[1] được định nghĩa là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm. Tùy thuộc từng mục đích chiếu xạ mà quá trình chiếu xạ thực phẩ

Thực phẩm Non GMO không có sự khác biệt quá lớn so với những loại thực phẩm thông thường. Nhìn chung đây chính những thứ chúng ta ăn thường ngày. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phân biệt được như thế nào là thực phẩm GMO - Non GMO và thực phẩm Organic. Chúc bạn một ngày tràn đầy năng lượng.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ