Bài viết

Tìm hiểu về Rosemary - Thảo dược quý giá trong ẩm thực và y học

24/07/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Rosemary là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Địa Trung Hải thường được sử dụng trong các món châu Âu. Đây là bí quyết giúp món ăn trở nên thơm ngon và tròn vị hơn nên được nhiều người yêu thích. Để biết được rosemary quý giá trong ẩm thực và y dược như thế nào, hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây cùng AIA.

Rosemary (Hương thảo) là gì?

Cây hương thảo có bề dày lịch sử lâu dài trong lĩnh vực ẩm thực và dược phẩm. Chúng phát triển thành các bụi cây có thân giống như gỗ và lá kim ngắn giống như cây thông và cây có hoa màu tím hoặc xanh lam. Mặc dù trông giống cây thông cả về hình thức lẫn mùi hương, nhưng hương thảo thực chất là một thành viên của họ hoa môi ( Lamiaceae) cùng với cây xô thơm, húng quế và bạc hà.

Hương thảo là một loại cây thường xanh lâu năm thường được trồng làm cây bụi trang trí trong nhà hoặc ngoài sân vườn vì khả năng chịu được các môi trường có điều kiện khắc nghiệt và khả năng đuổi muỗi của chúng.

Công dụng của Rosemary trong y học

Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của cây hương thảo được ứng dụng trong y học:

Chống oxy hóa và chống viêm

Sử dụng hương thảo như một loại trà thanh lọc cơ thể có tác dụng chống oxy hoá và chống viêm nhờ các hợp chất polyphenolic của nó như axit rosmarinic và axit carnosic. Trong đó chất axit rosmarinic thường được sử dụng làm chất bảo quản trong thực phẩm và các loại thuốc.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Hiện nay vẫn chưa có bằng chứa cụ thể cho việc hương thảo hỗ trợ tiêu hoá đối với sức khỏe con người. Ở các nước châu Âu, hương thảo thường được dùng một một loại dược phẩm trị các chứng khó tiêu, đầy bụng. Nhưng theo uỷ ban E của Đức [1] đánh giá loại thảo dược này gây ra chứng khó tiêu.

Giúp tập trung, cải thiện trí nhớ

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa về tâm sinh lý,[2], hương thơm của cây hương thảo hỗ trợ con người trong việc tập trung, tăng cường hiệu suất và cải thiện trí nhớ đáng kể. Vì vậy, nên đặt một cây hương thảo trong nhà vừa hỗ trợ tập trung làm việc vừa hỗ trợ các bạn đuổi muỗi hiệu quả.

Bảo vệ hệ thần kinh

Chất axit carnosic chứa trong hương thảo đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các gốc tự do, chống oxy hoá cơ thể con người. Điều này giúp các bạn bảo vệ được hệ thần kinh và ngăn ngừa sự lão hoá não.

Ngăn ngừa lão hóa

Các chất trong hương thảo còn có tác dụng làm chậm sự lão hoá của não bộ. Hiện nay các nhà nghiên cứu khoa học vẫn đang tìm hiểu và phát triển về cách điều trị các bệnh mất trí nhớ ở tuổi già bằng cây hương thảo.

Hỗ trợ trị bệnh ung thư

Theo tạp chí Khoa học sinh học, Công nghệ sinh học và Hóa sinh[3], cây hương thảo có thể hỗ trợ chống viêm và chống khối u. Ngoài ra, tạp chí này cũng chia sẻ rằng kết hợp hương thảo và thịt bò sẽ làm ngăn cản sự hình thành các tác nhân gây ung thư có thể phát triển trong quá trình nấu nướng.

Sức khỏe của mắt

Theo Nghiên cứu Y khoa Sanford-Burnham [4], các thành phần chính trong hương thảo có thể bảo vệ sức khỏe mắt con người. Các tiến sĩ tại viện nghiên cứu này cho rằng chất axit carnosic trong hương thảo có thể điều trị các bệnh đặc trưng về mắt như viêm võng mạc, thoái hoá điểm vàng liên quan đến tuổi tác của mắt.

Những lợi ích của Rosemary trong ẩm thực

Cây hương thảo được mọi người ứng dụng nhiều trong lĩnh vực ẩm thực, các bạn có thể tham khảo một số lợi ích như sau:

Bảo quản thực phẩm

Bởi tính chất chống oxy hoá có trong hương thảo nên chúng hỗ trợ bảo quản thực phẩm rất tốt và hiệu quả. Trong cây hương thảo có chứa chất axit carnosic ngăn chặn quá trình phân huỷ thức ăn giúp các loại thực phẩm bảo quản chung với loại thảo được này được tươi sống và sử dụng lâu hơn.

Giảm béo thịt bò và thịt cừu

Nhờ vào hương vị chan chát và nồng nàn của hướng thảo nên chúng được người Ý tận dụng kết hợp với thịt bò và thịt cừu nhầm giảm độ tanh và độ béo của các loại thịt này. Điều này giúp các bạn sử dụng thịt bò và thịt cừu không bị ngấy và vẫn đảm bảo trọng vẹn hương vị tươi ngon của thịt bò và thịt cừu.

Tăng hương vị đậm đà cho món ăn

Thông thường các món ăn đến từ Địa Trung hải sẽ có mùi vị đặc trưng, quyến rũ cả hương thảo giúp các món ăn này được đậm đà và hài hoà hơn. Ví dụ, ở Ý, các đầu bếp thường tận dụng loại thảo dược này trong các món nướng, salad, pizza. Còn ở miền nam nước Pháp, đầu bếp nơi đây thường dùng hương thảo trong súp và nước sốt.

Hương thảo (Rosemary) tương tác với những loại thuốc nào?

Mặc dù, hương thảo được trọng dụng nhiều trong ẩm thực và y dược nhưng các bạn cũng nên lưu ý loại cây này tương tác với các loại thuốc nào gây nguy đến cho sức khỏe con người:

  • Thuốc chống đông máu: Loại thuốc bao gồm thuốc làm loãng máu ngăn ngừa các trường hợp tụ máu đông, chẳng hạn như Warfarin, Aspirin và Clopidogrel.

  • Thuốc ức chế men chuyển: là loại thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Chúng bao gồm lisinopril (Zestril), fosinopril (Monopril), captopril (Capoten) và enalapril (Vasotec).

  • Thuốc lợi tiểu: Những thuốc này làm tăng lượng nước tiểu đi qua vfa loại bỏ các chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Loại thuốc này bao gồm hydrochlorothiazide và furosemid (Lasix).

  • Thuốc Lithium: Thuốc này được sử dụng để điều trị các giai đoạn hưng cảm của trầm cảm. Tuy nhiên, hương thảo có thể hoạt động như thuốc lợi tiểu và khiến lithium tích tụ chất độc hại trong cơ thể.

Rosemary - cây hương thảo là một loại thảo mộc quý có nhiều công dụng và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực ẩm thực và y học. Tuy nhiên, tồn tại song song với các lợi ích các bạn nên lưu ý về phản ứng của chúng với các loại thuốc nào trước khi sử dụng để tránh nguy hại cho sức khỏe. AIA hy vọng rằng đây là bài viết hữu ích giúp bạn có thêm kiến thức và biết cách dùng hương thảo một cách hợp lý.

References:

[1] Ulbricht, C. et al. “An Evidence-Based Systematic Review of Rosemary (Rosmarinus officinalis) by the Natural Standard Research Collaboration,” Journal of Dietary Supplements, 2010.

[2] Moss, M.B. and Oliver, L. “Plasma 1,8-cineole correlates with cognitive performance following exposure to rosemary essential oil aroma,” Therapeutic Advances in Psychopharmacology, 2012.

[3] Peng, C.-H. et al., “Supercritical Fluid Extracts of Rosemary Leaves Exhibit Potent Anti-Inflammation and Anti-Tumor Effects,” Bioscience, Biotechnology, and Biochemistry, 2017.

[4] Compound found in rosemary protects against macular degeneration in laboratory model, 2012.

 

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ