Lợi ích của cà tím
Với hàm lượng chất dinh dưỡng như vậy, cà tím được xem là một loại rau củ tốt cho sức khỏe với những lợi ích:
Có lợi cho sức khỏe tim mạch: Theo một nghiên cứu đăng tải trên NCBI đã chỉ ra rằng ăn cà tím có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu từ đó giảm được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Cải thiện tóc và làn da: Các vitamin và khoáng chất có trong cà tím, đặc biệt là Vitamin C và Vitamin A có tác dụng trong việc giúp tóc chắc khỏe và làn da sáng mịn.
Tốt cho tiêu hóa: Bởi trong cà tím có chứa nhiều chất xơ nên rất lợi cho tiêu hóa. Những người bị táo bón, khó tiêu được khuyến khích nên ăn cà tím.
Kiểm soát lượng đường trong máu: Chất xơ có trong cà tím có khả năng làm chậm tốc độ tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu đường của cơ thể. Từ đó sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu và phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả.
Sau sinh ăn cà tím được không?
Theo như phân tích ở trên, cà tím là một loại rau củ quả nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu sau sinh được khuyến cáo nên hạn chế ăn cà tím.
Giải thích lý do tại sao mẹ bầu sau sinh không nên ăn cà tím đó là vì trong cà tím lại có hàm lượng chất độc nhỏ là chất solanine - chất sản sinh tự nhiên của cây để bảo vệ nấm mốc. Lượng solanine trong một quả cà tím không cao, tuy nhiên vì chứa chất độc này nên với những mẹ sau sinh bụng dạ yếu thì dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, theo đông y cà tím có tính hàn bởi vậy nếu ăn nhiều cũng sẽ dễ bị tiêu chảy. Một số mẹ sau sinh cảm thấy bị ngứa miệng, nổi mẩn khi ăn cà tím. Nguyên nhân gây ra vấn đề trên có thể do protein và một số chất chuyển hóa có trong loại quả này.