Bài viết

12 lợi ích sức khỏe của sữa ong chúa đối với phụ nữ

05/11/2023 dot 3 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Sữa ong chúa là một chất do ong mật tiết ra để nuôi ong chúa và con non của chúng. Vậy bạn có biết sữa ong chúa có tác dụng gì đối với sức khỏe không? Có nên uống sữa ong chúa thường xuyên không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 12 lợi ích sức khỏe của sữa ong chúa cũng như một số tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng sữa ong chúa. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sữa ong chúa có tác dụng gì?

Sữa ong chúa là một chất sền sệt do ong mật tiết ra để nuôi ong chúa và con non của chúng. Nó thường được sử dụng để bổ sung cho chế độ ăn uống và điều trị nhiều loại bệnh tật theo phương pháp y học cổ truyền. Dưới đây là 12 lợi ích sức khỏe của sữa ong chúa:

Chứa nhiều loại chất dinh dưỡng

Sữa ong chúa bao gồm nước, carbon, protein và chất béo. Các protein và chất béo trong sữa ong chúa ít có ở những loại thực phẩm khác. Chúng bao gồm chín glycoprotein được gọi chung là protein sữa ong chúa chính (MRJP) và hai axit béo, axit trans-10-Hydroxy-2-decenoic và axit 10-Hydroxydecanoic [1]. Sữa ong chúa cũng chứa nhiều vitamin và một số khoáng chất vi lượng. Một số loại vitamin phổ biến trong sữa ong chúa là:

  • Thiamine (B1)

  • Riboflavin (B2)

  • Axit pantothenic (B5)

  • Pyridoxin (B6)

  • Niacin (B3)

  • Axit folic (B9)

  • Inositol (B8)

  • Biotin (B7)

Sữa ong chúa chứa nhiều chất dinh dưỡng

Tác dụng chống oxy hóa và chống viêm

Sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Nghiên cứu của Joanna Kocot và cộng sự(2018)[2] chỉ ra rằng các axit amin, axit béo và hợp chất phenolic cụ thể được tìm thấy trong sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Các hóa chất gây viêm giải phóng từ các tế bào miễn dịch cũng giảm đi khi được điều trị bằng sữa ong chúa [3][4][5].

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Sữa ong chúa có tác động tích cực đến mức cholesterol [6] và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu kéo dài một tháng ở người [7] cho thấy mức cholesterol LDL toàn phần và cholesterol “xấu” giảm 11% và 4% ở những người dùng khoảng 3 gam sữa ong chúa mỗi ngày.

Chữa lành vết thương và phục hồi da

Sữa ong chúa có thể sử dụng để uống hoặc bôi ngoài da giúp hỗ trợ chữa lành vết thương và các bệnh ngoài da khác. Sữa ong chúa có tác dụng kháng khuẩn, có thể giữ cho vết thương sạch sẽ và không bị nhiễm trùng [8]. Khả năng chữa lành các mô bị tổn thương trong tế bào của người được điều trị với sữa ong chúa cũng được tăng cường [9].

Sữa ong chúa cũng góp phần tăng cường khả năng sản xuất collagen - một loại protein quan trọng trong cấu trúc của da. Collagen giúp da săn chắc, đàn hồi và khỏe mạnh [10]. Sữa ong chúa cũng có thể làm tăng sự phát triển của các tế bào da mới, giảm sự viêm nhiễm và nhiễm trùng, và tăng cường lưu thông máu đến da.

Sữa ong chúa giúp phục hồi da, giúp da săn chắc, đàn hồi

Hạ huyết áp

Các protein trong sữa ong chúa có tác dụng giúp thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch của bạn, qua đó có thể giúp hạ huyết áp [11]. Chính nhờ tác dụng này mà sữa ong chúa có thể bảo vệ tim và hệ tuần hoàn.

Điều chỉnh lượng đường trong máu

Sữa ong chúa có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách cải thiện khả năng tiêu thụ và sử dụng glucose của các tế bào. Sữa ong chúa có chứa các thành phần như protein, vitamin B và phenolic có thể kích hoạt các đường truyền tín hiệu liên quan đến insulin - hormone điều tiết lượng đường trong máu.

Sữa ong chúa cũng có thể làm giảm sự phân giải của glycogen -dạng glucose dự trữ trong gan và cơ. Một nghiên cứu kéo dài sáu tháng ở người đã chứng minh lượng đường trong máu lúc đói giảm 20% ở những người khỏe mạnh bổ sung sữa ong chúa hàng ngày [12].

Hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh

Sữa ong chúa có thể hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh bằng cách bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi sự oxy hóa, viêm và tổn thương. Sữa ong chúa có chứa các chất chống oxy hóa và chống viêm có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự hình thành và tích tụ của các gốc tự do trong não [13]. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định có thể gây hại cho các tế bào thần kinh và gây ra các bệnh liên quan đến não như Alzheimer, Parkinson. 

Sữa ong chúa hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh

Ngoài ra, sữa ong chúa cũng có thể giúp cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ, và tăng cường trí nhớ và giảm các triệu chứng trầm cảm [14].

Tăng tiết nước mắt và điều trị chứng khô mắt mãn tính

Sữa ong chúa có thể làm tăng tiết nước mắt từ tuyến lệ và điều trị chứng khô mắt mãn tính. Một nghiên cứu đã cho thấy [15] sự cải thiện của tình trạng khô mắt mãn tính đối với những người được điều trị bằng sữa ong chúa. Sữa ong chúa cũng có thể làm giảm sự viêm nhiễm và oxy hóa của các tuyến mắt, do đó cải thiện chất lượng của nước mắt.

Chống lão hóa

Sữa ong chúa có thể làm chậm quá trình lão hóa bằng cách bảo vệ da và các cơ quan khác khỏi sự oxy hóa, viêm và tổn thương. Sữa ong chúa có chứa các chất chống oxy hóa và chống viêm có thể ngăn ngừa, giảm thiểu sự hình thành và tích tụ của các gốc tự do (những phân tử không ổn định gây lão hóa) trong cơ thể.

Ngoài ra, sữa ong chúa cũng có thể kích thích sự sản xuất của collagen. Collagen giúp da không bị lão hóa, được săn chắc, đàn hồi và khỏe mạnh. Sữa ong chúa cũng có thể giúp bảo vệ da khỏi tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím [16]. 

Sữa ong chúa có thể làm chậm quá trình lão hóa

Hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh

Sữa ong chúa có thể tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể đối với các vi khuẩn và vi rút lạ [17]. MRJPs và axit béo trong sữa ong chúa có thể thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn, có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch [18].

Giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư

Hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư khác đi kèm với các tác dụng phụ tiêu cực đáng kể, bao gồm suy tim, viêm nhiễm và các vấn đề về đường tiêu hóa. Sữa ong chúa có thể làm giảm một số tác dụng phụ tiêu cực của điều trị ung thư. Một nghiên cứu ở người đã chỉ ra rằng [19] sữa ong chúa có thể ngăn ngừa viêm niêm mạc - một tác dụng phụ của điều trị ung thư gây ra những vết loét đau đớn trong đường tiêu hóa.

Điều trị một số triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh

Sữa ong chúa cũng có thể điều trị một số triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Một nghiên cứu cho thấy [20] sữa ong chúa có tác dụng giảm trầm cảm và cải thiện trí nhớ sau mãn kinh. Một nghiên cứu khác ở 42 phụ nữ sau mãn kinh nhận thấy rằng [21] bổ sung 800 mg sữa ong chúa hàng ngày trong 12 tuần có hiệu quả trong việc giảm đau lưng và lo lắng.

Sữa ong chúa có thể hỗ trợ một số triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh như suy giảm trí nhớ, lão hóa da …

Tác dụng phụ của sữa ong chúa

Mặc dù có thể an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng sữa ong chúa vẫn có những tác dụng phụ với một số người. Vì là sản phẩm của ong nên những người bị dị ứng với vết ong đốt, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng môi trường khác nên thận trọng. Một số tác dụng phụ của sữa ong chúa như:

  • Hen suyễn.

  • Sốc phản vệ.

  • Viêm da tiếp xúc.

  • Một số phản ứng năng hơn có thể gây tử vong.

Có nên uống sữa ong chúa thường xuyên không

Sữa ong chúa là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống sữa ong chúa một cách an toàn và hiệu quả. Với câu hỏi có nên uống sữa ong chúa thường xuyên không?, câu trả lời là bạn nên uống sữa ong chúa theo liều lượng và thời gian được khuyến cáo hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Một liều lượng phổ biến là từ 800 miligam - 1 gram sữa ong chúa mỗi ngày, có thể uống trực tiếp hoặc pha với nước, sữa, mật ong hoặc nước ép trái cây.

Bạn nên uống sữa ong chúa vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn để tăng hiệu quả hấp thu và tránh gây khó tiêu. Bạn nên uống sữa ong chúa liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ từ 1 đến 3 tháng, rồi nghỉ ngơi một thời gian trước khi tiếp tục uống lại. Bạn nên theo dõi tác dụng của sữa ong chúa đối với cơ thể của mình và điều chỉnh liều lượng và thời gian uống cho phù hợp.

Bạn nên uống sữa ong chúa trong một khoảng thời gian nhất định ví dụ như từ 1 - 3 tháng

Kết luận:

Bài viết: “12 lợi ích sức khỏe của sữa ong chúa đối với phụ nữ” đã giải đáp cho bạn đc=ọc câu hỏi “sữa ong chúa có tác dụng gì?”. Sữa ong chúa là một loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống sữa ong chúa một cách an toàn và hiệu quả. Một số người không phù hợp khi sử dụng sữa ong chúa có thể sẽ để lại các tác dụng phụ như hen suyễn, sốc phản vệ, viêm da tiếp xúc và nặng nhất có thể dẫn đến tử vong. Bạn không nên sử dụng quá nhiều sữa ong chúa mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sữa ong chúa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

 

Tài liệu tham khảo:

[1] Laura Cornara & Cộng sự, Therapeutic Properties of Bioactive Compounds from Different Honeybee Products, 2017

[2] Joanna Kocot & Công sự, Antioxidant Potential of Propolis, Bee Pollen, and Royal Jelly: Possible Medical Application, 2018

[3] Yi-Fan Chen & Cộng sự, In Vitro Anti-Inflammatory Effects of Three Fatty Acids from Royal Jelly, 2016

[4] Meng-Meng You & Cộng sự, Royal Jelly Attenuates LPS-Induced Inflammation in BV-2 Microglial Cells through Modulating NF- κ B and p38/JNK Signaling Pathways, 2018

[5] Heni Susilowati & Cộng sự, Royal Jelly Inhibits Pseudomonas aeruginosa Adherence and Reduces Excessive Inflammatory Responses in Human Epithelial Cells, 2017

[6] Yuri Kashima & Cộng sự, Identification of a Novel Hypocholesterolemic Protein, Major Royal Jelly Protein 1, Derived from Royal Jelly, 2014

[7] Hui-Fang Chiu & Cộng sự, Hypocholesterolemic efficacy of royal jelly in healthy mild hypercholesterolemic adults, 2017

[8] Filippo Fratini & Cộng sự, Royal Jelly: An ancient remedy with remarkable antibacterial properties, 2016

[9] Juyoung Kim, Royal jelly enhances migration of human dermal fibroblasts and alters the levels of cholesterol and sphinganine in an in vitro wound healing model, 2010

[10] Hye Min Park & Cộng sự, Royal jelly increases collagen production in rat skin after ovariectomy, 2012

[11] Pei Fan, Functional and Proteomic Investigations Reveal Major Royal Jelly Protein 1 Associated with Anti-hypertension Activity in Mouse Vascular Smooth Muscle Cells, 2016

[12] Hiroyuki Morita, Effect of royal jelly ingestion for six months on healthy volunteers, 2012

[13] Yongming Pan & Cộng sự, Royal Jelly Reduces Cholesterol Levels, Ameliorates Aβ Pathology and Enhances Neuronal Metabolic Activities in a Rabbit Model of Alzheimer’s Disease, 2018

[14] Renata Roland Teixeira & Cộng sự, Royal jelly decreases corticosterone levels and improves the brain antioxidant system in restraint and cold stressed rats, 2017

[15] Sachiko Inoue, Clinical Evaluation of a Royal Jelly Supplementation for the Restoration of Dry Eye: A Prospective Randomized Double Blind Placebo Controlled Study and an Experimental Mouse Model, 2017

[16] Hye Min Park & Cộng sự, Royal jelly protects against ultraviolet B-induced photoaging in human skin fibroblasts via enhancing collagen production, 2011

[17] Hikaru Kai & Cộng sự, Royal jelly enhances antigen‐specific mucosal IgA response, 2013

[18] Filippo Fratini & Cộng sự, Royal Jelly: An ancient remedy with remarkable antibacterial properties, 2016

[19] Kohichi Yamauchi & Cộng sự, The effect of topical application of royal jelly on chemoradiotherapy-induced mucositis in head and neck cancer: a preliminary study, 2014

[20] A Minami & Cộng sự, Improvement of neurological disorders in postmenopausal model rats by administration of royal jelly, 2016

[21] Takashi Asama, Royal Jelly Supplementation Improves Menopausal Symptoms Such as Backache, Low Back Pain, and Anxiety in Postmenopausal Japanese Women, 2018

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ