Bài viết

5 tác hại không ngờ tới khi chạy bộ không đúng cách

30/07/2023 dot 4 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tập luyện

Chạy bộ giúp rèn luyện cơ thể, cải thiện và giữ gìn vóc dáng cũng như tăng sức bền. Tuy nhiên, việc chạy bộ đúng cách rất quan trọng vì việc chạy quá nhiều, sai phương pháp sẽ có thể gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể. Cùng AIA tìm hiểu 5 tác hại của chạy bộ không đúng cách trong bài viết dưới đây nhé!

 

5 tác hại của việc chạy bộ không đúng cách

Hoạt động chạy bộ đúng cách không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm cân,...; mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, Alzheimer, Parkinson hay thậm chí là ung thư. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings, việc chạy khoảng 10km mỗi tuần tương đương khoảng 52 phút có khả năng giúp kéo dài thêm sáu năm tuổi thọ của bạn.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chạy bộ không mang lại tác hại gì, nhất là khi bạn thường xuyên chạy quá khuyến nghị của Mayo Clinic là khoảng 10km/tuần. Sau đây là 5 tác hại của bạy bộ không đúng cách thường gặp:

Các triệu chứng cảm lạnh

Theo Jordan D. Metzl, MD, một bác sĩ y học thể thao tại Bệnh viện Phẫu thuật Đặc biệt, ở Thành phố New York: “Trong những tháng mùa đông, bạn chạy ngoài trời quá nhiều thì có thể xuất hiện một số triệu chứng liên quan đến cảm lạnh như: ho, sởn gai ốc, sổ mũi và đau họng,... Điều này xảy ra vì không khí khô, lạnh của mùa đông có thể gây kích ứng phổi đồng thời làm co thắt đường thở của bạn.

Hội chứng Dead Butt

Hội chứng Gluteus medius tendinopathy hay còn gọi là Dead Butt (“mông chết”) là tình trạng mông bị tê hoặc đau; cảm giác bị đau xuyên qua hông, mặt sau của chân, lưng dưới và đầu gối. Việc ngồi quá lâu làm cho cơ gấp quanh hông bị bó chặt và ngắn lại. Điều này khiến cơ mông phải dài ra để bù lại. Một điều thú vị nữa chính là, nhóm người chạy bộ, hay vận động cường độ cao vùng đùi trước và sau (như squat,...) dễ mắc hội chứng này hơn vì vận động thường xuyên cơ đùi quá sức mà quên mất cơ mông.

Khi chạy bộ dưới mưa, bạn có thể gặp một số triệu chứng liên quan đến cảm lạnh

Cảm thấy ngứa ngáy

Một triệu chứng tiếp theo có thể gặp khi bạn chạy bộ trở lại sau một thời gian dài nghỉ ngơi đó là xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trong quá trình chạy, lưu lượng máu tăng lên ở cả các động mạch và mao mạch. Tuy nhiên, nếu bạn ít vận động trong một thời gian trước đó, các mao mạch có thể bị co lại.

Vì vậy, khi chúng giãn ra trong quá trình chạy sẽ kích thích các dây thần kinh xung quanh truyền tín hiệu ngứa lên não bộ và gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Do đó, bạn hãy duy trì việc chạy bộ thường xuyên để hạn chế gặp tình trạng này nhé!

Giảm khả năng ham muốn

Theo một nghiên cứu, một số nam giới tập luyện cho cuộc thi chạy marathon thực sự bị suy giảm ham muốn tình dục. Nguyên nhân gây suy giảm ham muốn tình dục này có thể là do giảm nồng độ hormone testosterone tiết ra.

Bàng quang hoạt động quá mức

Trên thực tế, theo một nghiên cứu, có tới 30% phụ nữ trải qua tình trạng tiểu không tự chủ ở các mức độ khác nhau trong quá trình tập luyện.

Nghiên cứu cho biết: "Tỷ lệ mắc chứng tiểu không tự chủ cao nhất xuất hiện nhiều ở những người tham gia các môn thể thao hoạt động mạnh” như chạy bộ. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân tình trạng này là do cơ xương chậu yếu đi khi chạy dẫn đến bàng quang hoạt động quá mức.

Ai không nên tập chạy bộ

Một số đối tượng không nên chạy bộ đó là [1]:

Những người có bệnh tim mạch

Những người có tiền sử bệnh tim như bị nhồi máu cơ tim trong vòng 2 tháng trở lại đây, hay lao động nhẹ, vận động nhẹ cũng có thể gây thở gấp… thì không nên chạy bộ. Tác hại của chạy bộ có thể gây cho những đối tượng này bao gồm tai biến tim mạch khi tăng cường độ luyện tập khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó chịu, đánh trống ngực, gây hại cho sức khỏe.

Người có vấn đề về xương khớp

Dù ở độ tuổi nào, tổn thương vùng xương khớp luôn để lại những hậu quả khó lường đối với sức khỏe. Khi chạy bộ, cường độ làm việc của khớp gối cao, áp lực lên các cơ rất lớn. Những người có tiền sử chấn thương có thể khiến khớp bị quá tải, khiến vết thương nặng hơn và có nguy cơ không thể hồi phục.

Người lớn tuổi cần tham khảo ý kiến chuyên gia khi muốn chạy bộ

Người cao tuổi

Một số người nghĩ rằng bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể chạy. Tuy nhiên, người lớn tuổi không phù hợp với bộ môn này.

Đối với những người trên 60 tuổi, tác hại của việc chạy bộ ở người già có thể khiến đôi chân vốn đã yếu lại càng thêm quá sức. Sự lão hóa của hệ thống cơ và dây chằng khiến cơ thể mất đi sự dẻo dai nên các vận động nhanh, mạnh có thể làm tổn thương các cơ trong cơ thể, lâu dài ảnh hưởng xấu đến xương khớp.

Đối với người cao tuổi, tốt nhất nên chọn đi bộ với cường độ 30-45 phút và khởi động kỹ càng.

Người bị thoát bị đĩa đệm

Đĩa đệm giúp cơ thể giảm va đập khi các đốt sống vận động liên tục. Khi chạy bộ cường độ cao, trọng lượng cơ thể dồn lên chân và lưng dưới gây chèn ép các đĩa đệm. Vì vậy, tác hại của việc chạy bộ là làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đưa ra quyết định hợp lý nhất trước khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Lưu ý phòng tránh tác hại khi chạy bộ

Trong quá trình chạy bộ bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh những tác hại không đáng có:

  • Khởi động là quy tắc trước khi tập luyện bất kỳ môn thể thao nào. Trung bình chỉ cần khoảng 5-10 phút khởi động sẽ giúp các khớp tay, chân thích nghi, phù hợp hơn với các bài tập cường độ cao. Khi bắt đầu chạy, bạn cũng nên chú ý chạy với tốc độ vừa phải, sau đó tăng dần tốc độ theo tình hình của bản thân, để tránh những tác dụng phụ khi chạy.

  • Chạy quá nhanh sẽ khiến bạn rất nhanh mệt và cơ thể không kịp thích nghi. Việc cung cấp máu và oxy không đủ có thể gây ảnh hưởng lớn đến tim. Người khỏe mạnh nên căn cứ sức lực của mình để lên kế hoạch tập luyện, tần suất thường là 3-4 lần/tuần.

Khởi động là việc tối cần thiết trước khi thực hiện bất kỳ môn thể thao nào

  • Lựa chọn đúng tư thế, đúng phương pháp chạy giúp tiết kiệm năng lượng đồng thời tránh chấn thương và những tác động xấu mà việc chạy có thể mang lại. Mắt nhìn thẳng, hai chân đặt trên mặt đất, các ngón chân hướng về phía trước, hai cánh tay thả lỏng ngang hông, gập 90 độ. Luôn duy trì tư thế đứng thẳng và không cúi, nâng hoặc nghiêng. Nếu bạn không thể giữ vững, bạn có thể giảm tốc độ và nghỉ ngơi để phục hồi.

  • Để giảm tác hại của việc chạy bộ, bạn cũng nên kết hợp với các bài tập thể dục khác. Nếu sức khỏe không đảm bảo, bạn có thể chọn một số môn vừa phải như đi bộ, yoga,… Ngoài ra bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ… cũng rất có lợi cho sức khỏe. Biến tấu và kết hợp giữa các môn thể thao sẽ giúp cơ thể linh hoạt và dễ thích nghi.

Trên đây là một số thông tin về tác hại của chạy bộ không đúng cách và những đối tượng lưu ý khi thực hiện hoạt động thể chất này được AIA tổng hợp. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn đọc những kiến thức cần thiết để nâng cao sức khỏe của mình.

 

Nguồn tham khảo:

[1] Okachi - TÁC HẠI của chạy bộ quá nhiều quá sức và KHÔNG đúng cách, 2022

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ