Bệnh giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn gây ra
2. Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh giang mai
Bệnh giang mai được chia làm 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ sẽ có những dấu hiệu nhận biết, biểu hiện khác nhau.
Thời kỳ thứ nhất (tổn thương xuất hiện sau 3 - 4 tuần bị lây):
Săng (Chancre) giang mai xuất hiện. Săng giang mai là vết trợt nông, hình tròn hoặc bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ tươi và có nền cứng.
Săng thường xuất hiện ở niêm mạc sinh dục như vị trí môi lớn, môi bé, mép âm hộ ở nữ, còn nam giới là ở qui đầu, miệng sáo, bìu, dương vật,.... Ngoài ra, chúng còn có thể xuất hiện ở miệng, môi, lưỡi,...
Thời kỳ thứ hai (sau 6 - 8 tuần xuất hiện săng):
Các dát đỏ hồng (đào ban) xuất hiện rải rác trên cơ thể
Bắt đầu có sẩn giang mai màu đỏ hồng, thâm nhiễm, có viền vảy xung quanh hoặc dạng sẩn dạng vảy nến, dạng trứng cá, sẩn hoại tử,...
Ở hậu môn, bộ phận sinh dục có sẩn phì đại (Một nốt sần lớn hơn bình thường, do sự tăng sinh của các tế bào)
Một số triệu chứng khác: sốt, viêm hạch, đau họng, đau cơ, rụng tóc kiểu rừng thưa, nhức đầu, sụt cân, mệt mỏi.
Thời kỳ thứ 3 (Từ năm thứ 3 sau khi mắc bệnh):
“Gôm” giang mai ở trên da, cơ, xương
Tim mạch bị tổn thương
Hệ thần kinh bị ảnh hưởng gây bại liệt
Lưu ý: Ở giữa thời kỳ một và hai, hai và ba, bệnh giang mai có thể không xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Đây là giang mai kín, chỉ có thể phát hiện thông qua việc xét nghiệm huyết thanh.