Bài viết

Huyết áp cao nhất là bao nhiêu? Cao huyết áp có nguy hiểm không?

15/03/2025 dot 6 phút đọc
Y học thường thức

Nhiều người thắc mắc cao huyết áp có nguy hiểm không? Huyết áp cao là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim. Cùng AIA Việt Nam tìm hiểu huyết áp cao nhất là bao nhiêu và trường hợp cần can thiệp y tế.

1. Thế nào là bệnh cao huyết áp? Huyết áp cao nhất là bao nhiêu?

Khi áp lực của máu lên thành động mạch cao hơn mức bình thường sẽ xảy ra hiện tượng cao huyết áp. Huyết áp cao gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Thông thường, huyết áp được đo bằng hai chỉ số:

Huyết áp cao ở trên mức 120/80 mmHg.

  • Huyết áp tâm thu (systolic): Là áp lực khi tim co bóp, đẩy máu vào động mạch.

  • Huyết áp tâm trương (diastolic): Là áp lực khi tim giãn ra giữa hai nhịp đập.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp bình thường ở mức dưới 120/80 mmHg. Khi chỉ số này vượt quá 140/90 mmHg, người bệnh được chẩn đoán mắc cao huyết áp. Đặc biệt, huyết áp cao từ mức 180/120 mmHg trở lên được coi là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

2. Cao huyết áp có nguy hiểm không?

Cao huyết áp là vấn đề gây nguy hiểm cho cho sức khỏe. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Nếu không kiểm soát tốt, người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ:

Cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe

  • Đột quỵ: Khi huyết áp tăng quá cao, thành mạch có thể bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu não hoặc hình thành cục máu đông, gây đột quỵ.

  • Nhồi máu cơ tim: Huyết áp cao gây áp lực lớn lên tim, tim phải làm việc quá sức, lâu dài dẫn đến suy tim hoặc nhồi máu cơ tim.

  • Tổn thương thận: Cao huyết áp làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây suy giảm chức năng thận, thậm chí dẫn đến suy thận mạn tính.

  • Ảnh hưởng đến mắt: Huyết áp cao có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong mắt, gây xuất huyết võng mạc, làm suy giảm thị lực.

  • Suy giảm nhận thức: Một số nghiên cứu cho thấy cao huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ sớm.

3. Phạm vi huyết áp cần được cấp cứu y tế?

Huyết áp tăng cao có thể xử lý bằng nhiều biện pháp tại nhà, không phải lúc nào cũng cần cấp cứu. Nhưng nếu huyết áp đạt mức 180/120 mmHg trở lên, đây là dấu hiệu của tăng huyết áp kịch phát, có thể gây tổn thương nội tạng nhanh chóng. 

Vì vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay nếu bị cao huyết áp kèm các triệu chứng sau:

  • Đau đầu dữ dội, choáng váng

  • Mờ mắt, mất thị lực tạm thời

  • Khó thở, đau tức ngực

  • Buồn nôn hoặc ói mửa

  • Yếu liệt một bên cơ thể, khó phát âm

4. Xử lý ra sao khi bị cao huyết áp tối đa mức cho phép?

Khi gặp tình trạng huyết áp tăng cao, bệnh nhân cần xử lý đúng cách kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Trước hết, người bệnh cần ngay lập tức nghỉ ngơi tại chỗ, tìm một không gian yên tĩnh và thoáng đãng để ngồi hoặc nằm xuống. Tiếp đó, thả lỏng cơ thể, cố gắng hít thở sâu và chậm rãi để giảm căng thẳng.

Khi bị cao huyết áp tối đa mức cho phép, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn

Bạn nên hạn chế mọi hoạt động di chuyển đột ngột, vì điều này có thể gây choáng váng và dẫn đến nguy cơ té ngã. Nếu cảm thấy khó thở, hãy ngồi tựa lưng vào ghế để cố định tư thế, giúp hơi thở được ổn định hơn. Trong trường hợp có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn mửa, hãy nằm nghiêng sang một bên để đảm bảo đường thở không bị tắc nghẽn. Tuyệt đối không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì nếu xuất hiện triệu chứng méo miệng hoặc yếu liệt, vì đây có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ.

Tiếp theo, người bệnh nên đo huyết áp để đánh giá tình trạng. Nếu kết quả cho thấy huyết áp từ 180/120mmHg trở lên nhưng không kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như đau ngực, khó thở hoặc yếu liệt, hãy giữ bình tĩnh, nghỉ ngơi trong 15 phút rồi đo lại. Nếu huyết áp vẫn cao, cần uống thuốc hạ huyết áp theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời tránh sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp tác dụng nhanh.

Tuy nhiên, nếu huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên đi kèm với bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào, đây là dấu hiệu của cơn tăng huyết áp cấp cứu. Khi không may gặp phải tình trạng này, hãy khẩn trương gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa xử lý kịp thời.

Như vậy, bài viết của AIA đã giúp bạn hiểu rằng cao huyết áp có nguy hiểm không. Huyết áp quá cao chính là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Do đó, hãy duy trì lối sống lành mạnh, theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bạn ngay từ bây giờ.

Nguồn tham khảo:
1. https://tamanhhospital.vn/huyet-ap-cao-nhat-la-bao-nhieu/
2. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/vi-sao-tang-huyet-ap-lai-nguy-hiem-vi
3. https://cdcbentre.org/vi/news/tin-tuc-su-kien/can-lam-gi-khi-huyet-ap-tang-cao-dot-ngot-3909.html

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ