Bài viết

Người bị sỏi thận kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh không trở nên nghiêm trọng?

13/12/2024 dot 5 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Sỏi thận là một trong những bệnh lý đường tiết niệu phổ biến hiện nay. Người mắc sỏi thận cần phải đặc biệt chú ý xem người bị sỏi thận kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi thận, cải thiện chức năng thận và duy trì sức khỏe tổng thể. Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người bị sỏi thận

Dinh dưỡng rất quan trọng với người bị sỏi thận. Chế độ ăn hợp lý giúp làm chậm tiến triển bệnh và nâng cao chất lượng bữa ăn, bảo vệ sức khỏe. Người bị sỏi thận thường cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, ăn không ngon miệng nên cần hiểu rõ các loại thực phẩm để có thể bổ sung đúng cách. 

Tùy kích thước sỏi mà sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Trong quá trình điều trị, người bị sỏi thận cần tăng cường uống nước, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin, đồng thời hạn chế muối để hỗ trợ điều trị hiệu quả và giảm nguy cơ tái phát.

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bị sỏi thận

2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sỏi thận

Các bệnh nhân sỏi thận thường có chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước và tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa axit nước tiểu, axit oxalic. Vì vậy, cải thiện chế độ ăn uống theo nguyên tắc cho người bị sỏi thận là rất quan trọng. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sỏi thận như sau: 

2.1 Cân bằng dinh dưỡng

Chế độ ăn của người bị sỏi thận cần đảm bảo các yếu tố sau: 

  • Không tiêu thụ quá 3g muối/ngày và giảm lượng đường trong khẩu phần.

  • Lượng đạm không nên vượt quá 200g/ngày để tránh nguy cơ hình thành sỏi.

  • Tăng cường rau xanh và trái cây giàu vitamin để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ngăn ngừa suy nhược và làm nặng thêm bệnh. 

2.2 Uống đủ nước

Thiếu nước là yếu tố nguy cơ chính hình thành sỏi thận, biểu hiện qua việc nước tiểu sậm màu. Người bị sỏi thận nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình đào thải sỏi ra khỏi cơ thể.

Người bị sỏi thận nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày

3. Thực phẩm tốt cho người bị sỏi thận

Nguyên tắc chung trong xây dựng chế độ ăn cho người sỏi thận là cung cấp đủ nước, hạn chế oxalate và acid uric trong nước tiểu, và ngăn ngừa pH và citrate trong nước tiểu hạ thấp quá mức. Để đạt được mục tiêu này, người bệnh nên tiêu thụ các loại thực phẩm sau:

3.1 Vitamin A

Vitamin A giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa hệ bài tiết nước tiểu, giảm lắng đọng khoáng chất và hạn chế hình thành sỏi thận. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khi bị sỏi thận, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai lang, ớt chuông và bông cải xanh. 

3.2 Thực phẩm giàu canxi

Nhiều người nghĩ rằng bệnh nhân sỏi thận nên kiêng hoàn toàn thực phẩm giàu canxi, nhưng quan niệm này sai. Nếu canxi quá thấp, nồng độ oxalate tăng lên, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa chua, phô mai, các loại hạt, và rau xanh đậm.

Tuy nhiên nếu bệnh nhân tái phát nhiều lần, khi xét nghiệm có bằng chứng đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột, thì nên kiêng canxi nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu thụ khoảng 400 mg canxi/ngày.

Các loại thực phẩm giàu canxi tốt cho người bị bệnh thận

3.3 Nguồn cung cấp vitamin B6

Vitamin B6 giúp giảm khả năng hình thành oxalate do đó bệnh nhân sỏi thận nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B6 như ngũ cốc nguyên hạt, bông cải, cà rốt, đậu nành, đậu đỏ, lạc và các loại cá vào thực đơn hàng ngày của mình. 

3.4 Trái cây họ cam, chanh

Trái cây họ cam, chanh chứa nhiều vitamin C và citrate, giảm khả năng hình thành oxalate, làm giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành acid trong dịch mật - thành phần cơ bản gây ra sỏi. Do đó, người bị sỏi thận nên bổ sung các loại trái cây này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Trái cây họ cam, chanh giúp giảm khả năng hình thành oxalate

4. Các thực phẩm cần tránh khi bị sỏi thận

Người bị sỏi thận kiêng ăn gì? Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm mà người bị sỏi thận nên kiêng khi phát hiện bệnh. 

4.1 Thực phẩm chứa oxalate cao

Oxalate là hợp chất tự nhiên có trong nhiều thực phẩm. Khi kết hợp với canxi trong nước tiểu, nó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalate, loại sỏi thận phổ biến nhất. Vì vậy, bệnh nhân sỏi thận nên loại bỏ thực phẩm chứa nhiều oxalate như rau bina, quả mọng, socola, củ cải đường, trà và các loại hạt.

4.2 Đồ ăn mặn và nhiều muối

Muối là nguyên nhân chính gây sỏi thận, dẫn đến tích tụ oxalate và có thể gây suy thận. Bệnh nhân bị sỏi thận chỉ nên tiêu thụ tối đa 3g muối/ngày. Người bệnh nên áp dụng chế độ ăn nhạt, ít muối để điều trị sỏi thận hiệu quả và tránh biến chứng.

Xem thêm: Nguồn thực phẩm giúp người bị thiếu máu tăng cường sức khỏe

Bệnh nhân bị sỏi thận chỉ được ăn tối đa 3g muối/ngày

4.3 Đường và thực phẩm ngọt

Đường và đồ ngọt chứa nhiều fructose và sucrose, làm tăng nguy cơ sỏi thận và có thể dẫn đến tiểu đường. Socola còn làm tăng gốc oxalate, vì vậy bệnh nhân đang mắc sỏi thận nên hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều đường.

4.4 Protein động vật

Đạm hay protein động vật có khả năng làm tăng acid uric trong máu, dẫn đến hình thành sỏi thận. Bệnh nhân sỏi thận được khuyên chỉ nên ăn tối đa 200g thịt/ngày và ưu tiên các loại thịt nạc và ức gà, hạn chế hải sản, tôm, cua.

Xem thêm: Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, kiêng gì?

5. Lời khuyên sinh hoạt giúp cải thiện sức khỏe thận

Bên cạnh chú ý việc ăn uống, người bệnh còn cần vận động thường xuyên đồng thời theo dõi sức khỏe định kỳ để thận luôn khỏe mạnh, được chữa trị kịp thời. 

5.1 Vận động thường xuyên

Tập thể dục rất quan trọng không chỉ với người khỏe mạnh mà còn cả người bệnh mắc sỏi thận. Vận động điều độ giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện lưu thông khí huyết, ổn định huyết áp và giảm mỡ máu, từ đó bảo vệ thận. 

Người bị sỏi thận nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, aerobic và bắt đầu từ từ, dần tăng thời gian lên 30 - 45 phút/ngày, ít nhất 3 ngày/tuần. Cường độ tập luyện nên phù hợp với sức khỏe mỗi người, nếu cảm thấy mệt, khó thở, tim đập nhanh hoặc đau bụng, cần dừng lại ngay.

Người bị sỏi thận nên vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe

5.2 Theo dõi sức khỏe định kỳ

Sau khi đã điều trị sỏi thận thành công, người bệnh không được chủ quan lơ là. Người bệnh nên đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe của thận cũng như sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường ở thận. 

Hy vọng thông qua bài viết trên của AIA Việt Nam, bạn đọc đã biết được người bị sỏi thận kiêng ăn gì và nên ăn gì. Mong rằng, bạn đọc đã có một cái nhìn tổng thể về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng và xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày phù hợp cho người bị sỏi thận.

Xem thêm: Bệnh gút nên ăn gì, kiêng ăn gì để không bị đau, sưng?

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://tamanhhospital.vn/soi-than-nen-an-gi-kieng-gi

  2. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/soi-than-nen-kieng-an-gi-de-tranh-lam-benh-tro-nen-nghiem-trong-hon.html

  3. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/bi-soi-than-kieng-an-gi-vi

  4. https://medlatec.vn/tin-tuc/che-do-an-uong-cho-nguoi-bi-soi-than-nen-va-khong-nen-an-gi-s66-n21825

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ