Bài viết

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, kiêng gì?

24/04/2023 dot 5 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Ngộ độc thực phẩm là một trải nghiệm không mấy dễ chịu mà nhiều người trong chúng ta có thể gặp phải. Việc lựa chọn đúng thực phẩm không chỉ giúp bạn phục hồi nhanh chóng mà còn ngăn ngừa tái phát các triệu chứng khó chịu. Trong bài viết này, AIA Việt Nam sẽ trả lời cho sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và và kiêng gì? để giúp cơ thể bạn nhanh chóng lấy lại cân bằng sau cơn ngộ độc.

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì là một trong câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cụ thể sau khi ngộ độc hãy để dạ dày ở trạng thái ổn định. Bởi chúng vừa trải qua những triệu chứng khó chịu như nôn mửa, tiêu chảy…

Điều này có nghĩa bạn nên tránh ăn uống sau vài giờ, lưu ý nên cung cấp nước cho cơ thể. Sau đó, để cơ thể dần hồi phục thì dưới đây là một số những thực phẩm bạn nên tham khảo sử dụng. 

Thực hiện ăn các món ăn theo chế độ BRAT

Chế độ ăn uống BRAT là một chế độ ăn uống được khuyến khích khi bị đau bụng, tiêu chảy hoặc nôn mửa. BRAT là viết tắt của các từ tiếng Anh: Banana (chuối), Rice (gạo), Applesauce (nước táo) và Toast (bánh mì nướng). Các món ăn được khuyến khích trong chế độ BRAT bao gồm:

  • Chuối chín: Chuối già chín là một thực phẩm giàu chất xơ và dễ tiêu hóa, có thể giúp làm giảm đau bụng và tiêu chảy.

  • Gạo: Gạo trắng nấu chín là một nguồn tinh bột dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

  • Nước táo: Nước táo không có chất béo và là một nguồn nước tự nhiên, giúp giữ cho cơ thể bạn được cung cấp đủ nước và dưỡng chất.

  • Bánh mì nướng: Bánh mì nướng là một thực phẩm giàu tinh bột và dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bổ sung nước bằng nước lọc, nước khoáng hoặc nước trái cây tươi

Khi bị tiêu chảy, việc bổ sung nước rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mất nước và mất điện giải. Tuy nhiên, việc bổ sung nước bằng nước ngọt không phải là một lựa chọn tốt.

Nước ngọt thường chứa nhiều đường và có thể gây ra tình trạng tiêu chảy và buồn nôn. Thêm vào đó, nước ngọt thường không chứa các chất điện giải như kali và natri, hai chất này thường bị mất đi trong tình trạng tiêu chảy. Điều này có thể gây ra tình trạng mất điện giải và gây hại cho sức khỏe.

Do đó, khi bị tiêu chảy, bạn nên bổ sung nước bằng nước lọc, nước khoáng hoặc nước trái cây tươi. Bạn cũng có thể sử dụng các giải pháp điện giải tổng hợp để bổ sung các chất điện giải bị mất đi trong tình trạng tiêu chảy. 

>>> Xem thêm: 03 cách bảo quản thực phẩm đúng cách tránh ngộ độc thực phẩm

Những món ăn nên kiêng sau khi ngộ độc thực phẩm

Ngoài thực đơn ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, thì cũng cần kiêng một số những thực phẩm sau khi bị ngộ độc. Dưới đây là một số những thông tin mà bạn cần lưu ý: 

Các thực phẩm cay 

Những thực phẩm cay có làm cho tình trạng dạ dày của bạn trở nên trầm trọng. Bởi vốn dạ dày đang bị tổn thương, có thể gây thêm rối loạn. Bạn nên ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng như cơm trắng, sữa chua…

Các thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ

Sau khi bị ngộ độc, bạn nên tránh việc ăn quá nhiều chất xơ bởi chúng có thể gây áp lực lên dạ dày và ruột của bạn. Một số trường hợp nếu ăn nhiều quá có thể làm tái phát tình trạng tiêu chảy, buồn nôn và khó tiêu.

Đồ ăn có chứa nhiều chất béo 

Bạn cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất béo. Như vậy hệ tiêu hóa của bạn mới có thể sớm hồi phục nhanh chóng hơn. Những thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt đỏ, mỡ động vật..có thể gây khó tiêu, buồn nôn và tăng tiêu chảy.

Đồ ăn chiên dầu 

Hạn chế ăn những đồ ăn chiên dầu để tránh quá tải hệ tiêu hóa, cơ thể của bạn sẽ chậm hồi phục. Sử dụng đồ chiên dầu có thể gây nên tình trạng tiêu chảy, buồn nôn và tiêu chạy, 

Ngoài ra, thì đồ chiên cũng không tốt cho sức khỏe, bởi có thể gây tăng cholesterol. Tăng các nguy cơ về bệnh tim mạch hãy các vấn đề liên quan đến sức khỏe. 

>>> Xem thêm: 6 thực phẩm ''đại kỵ" với khoai lang, tuyệt đối không kết hợp chung

Những lưu ý về ngộ độc thực phẩm bạn nên biết

Dưới đây là những lưu ý về ngộ độc thực phẩm bạn cần phải biết để  quá trình điều trị và cải thiện được hiệu quả hơn:

  • Nhận biết triệu chứng sớm: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm.

  • Bù nước: Uống nhiều nước, nước dừa hoặc dung dịch điện giải để tránh mất nước do nôn mửa và tiêu chảy.

  • Nghỉ ngơi: Cho cơ thể thời gian hồi phục bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ.

  • Ăn nhẹ: Bắt đầu với thức ăn dễ tiêu như chuối, gạo, táo, bánh mì nướng (BRAT diet) khi cảm thấy đói.

  • Tránh một số thực phẩm: Kiêng đồ cay, béo, caffeine, rượu và sữa trong vài ngày đầu.

  • Vệ sinh: Rửa tay thường xuyên và đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn để ngăn ngừa tai phát.

  • Thuốc: Tránh dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống tiêu chảy mà không có chỉ định của bác sĩ.

  • Theo dõi: Nếu triệu chứng kéo dài trên 3 ngày, sốt cao, hoặc có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, cần đi khám ngay.

  • Phòng ngừa: Nấu chín kỹ thức ăn, bảo quản đúng cách, và tránh thực phẩm có nguy cơ cao như hải sản sống.

  • Ghi nhớ nguồn gốc: Cố gắng nhớ lại các thực phẩm đã ăn trong 24-48 giờ trước khi có triệu chứng để xác định nguyên nhân.

Ngộ độc thực phẩm là một trong những tình trạng không mấy dễ chịu. Vì vậy sau khi vừa trải qua, bạn hãy chăm sóc tốt để hồi phục nhanh nhất. Nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý là điều ưu tiên hàng đầu. Qua bài viết trên hy vọng AIA Việt Nam đã giúp bạn giải đảm được thắc mắc sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ