Bài viết

Chè dây có tác dụng gì? Cách dùng chè dây chữa dạ dày hiệu quả

24/07/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Chè dây là loài thực vật mọc ở khu vực miền núi, phát triển tại một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Indonesia và Việt Nam. Hiện nay người ta hay dùng loài cây này để chữa các bệnh về viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả. Để biết chè dây có tác dụng gì, hãy cùng AIA tìm hiểu về cách dùng chè dây để tận dụng tối đa lợi ích cho sức khỏe.

Giới thiệu về cây chè dây

Cây chè dây là gì?

CHÈ DÂY có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch, thuộc họ Nho (Vitaceae), hay còn gọi là trà dây, bạch liễm, thau rả.

Cây chè dây thuộc giống cây leo, có xu hướng sống trên cây khác

Cây chè dây thuộc cây dây leo, thân và cành hình trụ, cứng cáp, có lông nhỏ. Tua cuốn chẻ đôi, mọc đối diện với lá, chia làm 2 - 3 nhánh. Dây leo có chiều dài từ 2-3m, leo cao khoảng 1m, có xu hướng bám vào thân của cây khác để sinh trưởng.

Lá cây chè dây lá 2 lần kép dài từ 7 - 10cm, hình răng cưa gần giống với lá kinh giới, viền tím. Mặt lá nhẵn, mặt trên lúc khô có vết loang lổ như nấm mốc, mặt bên dưới nhạt màu. Lá khi non thì thiên về màu đỏ, còn về già thì chuyển thành màu xanh thẫm.

Quả cây chè dây là quả mọng có màu đỏ, kích thước nhỏ, mùa quả rơi vào tầm tháng 9 hằng năm, khi chín có màu đen.

Ở Việt Nam, chè dây được tìm thấy và khai thác ở vùng đồi núi thuộc các tỉnh như Lào Cai, Hoà Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An...

Thành phần hóa học của chè dây

Trong lá cây chè dây chứa hàm lượng 18.15% Flavonoid. Flavonoid tồn tại dưới 2 dạng aglycon và glycosid. Hỗn hợp flavonoid gồm hai chất myricetin (3,5,7,3’,4’,5’ – hexahydroxy flavon) và 2,3 – dihydromyricetin (Phùng Thị Vinh, 1995), ngoài ra còn có tanin và glucose. Rễ chè dây chứa các chất ampelopsin và myricetin [1].

Cây chè dây chứa nhiều hợp chất có tác dụng chữa bệnh

Các hợp chất phân lập từ chè dây: cantonienol, nootkatone, aromadendrene-4β,10β-diol, acid abscisic, acid 12-oxo-hardwickiic, acid betulinic, acid platonic, acid vanillic, resveratrol, nectandrin B, nectandrin A, 3,5,7-trihydroxy chromone, 5,7,3',4',5'-pentahydroxyflavone, taxifolin và myricitrin.

Chè dây có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại

Y học hiện đại qua nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra được công dụng chữa bệnh đa dạng và hiệu quả của cây chè dây:

  • Chống viêm loét dạ dày

  • Kháng viêm, giảm đau: nhiều loại chất được chiết xuất từ cây chè dây cho hiệu quả kháng viêm đáng kể

  • Kháng một số loại vi khuẩn: theo thí nghiệm thì thuốc chế từ cây có tác dụng trung bình trên vi khuẩn Bacillus subtilis; có tác dụng yếu trên Staphylococcus aureus, Escherichia coli và không có tác dụng trên Shigella

  • Chống oxy hóa

  • Không có độc tính cấp và bán trường diễn.

Chè dây chữa bệnh đau dạ dày, kháng viêm, kháng khuẩn…

Theo y học cổ truyền

Không chỉ trong y học hiện đại mà trong y học cổ truyền, cây chè dây vốn dĩ cũng là loài thuốc quý hiếm chữa được nhiều bệnh. Cây có vị ngọt nhẹ, thanh mát, sử dụng để giúp giảm đau, giảm viêm nhiễm, giải độc, thanh nhiệt.

Cây được lưu truyền trong dân gian chữa một số bệnh như sau:

  • Các triệu chứng đau dạ dày: ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị

  • Làm thuốc an thần, thuốc ngủ

  • Viêm gan

  • Cảm mạo

  • Viêm kết mạc cấp

  • Viêm họng

  • Mụn nhọt

Cách dùng chè dây để tận tối đa lợi ích cho sức khỏe

Hướng dẫn cách sử dụng tốt nhất

Chè dây giúp chữa đau dạ dày

Như đã nêu trong bài viết, chè dây có tác dụng chống viêm, giảm đau, đặc biệt nó còn có tác dụng trị liệu đặc biệt, chống viêm nhiễm từ vi khuẩn HP.

Người dân tộc Tày lưu truyền rằng để chữa bệnh này người ta thường hái lấy 30 – 50g dược liệu, đem đun hoặc sắc thuốc uống làm nhiều lần. Thời gian điều trị kéo dài tầm 15 - 30 ngày (uống liên tục không được ngắt quãng).

Chè dây có nhiều công dụng hữu ích

Chữa tê thấp đau nhức

Ngoài công dụng phổ biến là kháng viêm dạ dày, cây chè dây còn có tác dụng chữa tê thấp đau nhức. Thành phần chủ yếu là lá cây, đem lá chè tươi giã nát rồi xào cho nóng lên, đem cuốn trong một mảnh vải sạch để đắp vào chỗ đau nhức.

Phòng bệnh sốt rét

Cây chè dây giúp chữa trị cảm mạo phát sốt, hầu họng sưng đau. Với bài thuốc này người ta thường kết hợp 60g chè dây với một số loại dược liệu quý khác như: rễ cỏ xước, lá đại bi, lá hồng bì, lá vối, lá tía tô, rễ xoan rừng, mỗi loại cân 12g, sau đó thái nhỏ, phơi thật khô rồi đem sắc uống 3 ngày 1 tháng.

Cây chè dây giúp chữa trị cảm mạo phát sốt, hầu họng sưng đau

Chữa trúng độc thực vật do vi khuẩn ưa muối

Người trúng độc thực vật do vi khuẩn ưa muối có các biểu hiện như sau: đau quặn thắt bụng trên, tiêu chảy ra nước như nước rửa thịt.

Để chữa bệnh chúng ta hái 50g rễ cây chè dây tươi cùng với 15g gừng tươi, kết hợp thêm 2 chén nước, sắc thuốc uống đều đặn 1 - 2 lần. Nên giảm bớt liều lượng đối với trẻ em và người già (hoặc người có triệu chứng bệnh nhẹ hơn).

Lưu ý:

Hiện nay trường Đại học Dược Hà Nội đã chế ra chế phẩm Ampelop có 50% flavonoid chè dây, còn Viện Dược liệu đã nghiên cứu chế phẩm Cantonin có 80% flavonoid chè dây. Thuốc được chế tạo dưới dạng viên nén hay viên con nhộng, phổ biến rộng rãi trên thị trường.

Đối tượng nào có thể dùng cây chè dây?

Chè dây có thể sử dụng cho những đối tượng nào? Với công dụng chính là kháng viêm giải độc, cây dược liệu này rất hữu dụng và chữa trị hiệu quả cho những người đang viêm dạ dày với các triệu chứng trào ngược, ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, viêm nhiễm vi khuẩn HP… Ngoài ra các bộ phận của cây cũng được tinh chế thành các bài thuốc dân gian chữa bệnh cảm mạo, đau nhức…mà người dân nào cũng có thể dùng.

Người bị bệnh viêm dạ dày, viêm tá tràng thường dùng dược liệu tinh chế từ cây chè dây

Tuy nhiên trước khi dùng chè dây làm thuốc uống thì người dân nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dược phẩm và các bác sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn về liều lượng cũng như là cách sử dụng.

Những lưu ý khi sử dụng chè dây

Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng cây chè dây thì bạn nên cân nhắc và lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Một người không sử dụng quá 70g chè dây/ngày, vì chè dây có dược tính cao nên khi sử dụng quá liều sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể.

  • Khi đói không được uống nước chè dây, chỉ nên hãm từ 10 – 15g với 150ml nước sôi mỗi ngày.

  • Không để nước chè qua đêm vì chúng sẽ lên men dẫn đến tiêu chảy, đầy bụng.

  • Tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, tìm đến những địa chỉ uy tín để mua hàng, tránh tình cảnh “tiền mất tật mang”.

  • Chè dây không phải phương thuốc đặc trị, chỉ nên sử dụng uống bổ sung và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chè dây, chè dây có tác dụng gì và chữa bệnh ra sao? Nếu bạn đang quan tâm về chè dây và muốn dùng loại dược phẩm này, hi vọng bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm sử dụng an toàn!

Reference

[1]  (Trung Dược Từ Hải, I, 1993)

uống nấm linh chi nhiều có tốt không

Nguồn tham khảo: 

https://youmed.vn/tin-tuc/che-day-duoc-lieu-quy-tri-viem-loet-da-day/

https://vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/suc-khoe-thuong-thuc/cay-che-day-co-tac-dung-gi/

https://thuocdongduoc.vn/che-day- Ampelopsis-cantoniensis

 

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ