Bài viết

9 lợi ích vàng của cỏ ngọt đối với sức khỏe

03/03/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Cỏ ngọt hay cỏ mật, cúc mật là giống cỏ có nguồn gốc ở Châu Mỹ. Tại Việt Nam cỏ ngọt phân bố rải rác dọc khắp cả nước. Điểm nổi bật của cỏ ngọt là không chứa calo nhưng lại có vị rất ngọt do vậy loại cỏ này được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Mời bạn cùng tham khảo rõ hơn những tác dụng của cỏ ngọt trong bài viết sau.

1. Cỏ ngọt là gì?

Cây cỏ ngọt có tên gọi khoa học là Stevia Rebaudiana, loại cỏ này có vị hơn 100 lần so với đường nhưng không hề chứa calo. Theo thông báo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - FDA [1], cỏ ngọt- Stevia có tác dụng tương tự một loại phụ gia thực phẩm. Tại Việt Nam cỏ ngọt được trồng ở phần lớn các tỉnh như: Hà Giang, Hoà Bình, Hà Nội,...

2. Tác dụng của cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt có thể được phân vào nhóm thực phẩm không có calo với calo trên mỗi khẩu phần ăn rất thấp. Tác dụng chính của cây cỏ ngọt là được sử dụng như một loại đường ăn kiêng lành mạnh. Bên cạnh đó một số công dụng khác của cỏ ngọt có thể kể đến như:

Hỗ trợ người bệnh tiểu đường

Một trong những tác dụng của cỏ ngọt có thể kể đến chính là hỗ trợ người bệnh đái tháo đường. Một số nghiên cứu [2] đã chỉ ra rằng, cây cỏ ngọt có thể kích thích và sản xuất insulin với một lượng lớn. Điều này góp phần kéo dài quá trình biến đổi glycogen thành glucose hơn, giúp điều tiết quá trình chuyển hoá ở người mắc bệnh tiểu đường.

Cỏ ngọt dường như không chứa calories

Kiểm soát cân nặng

Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì cỏ ngọt là một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Bạn có thể sử dụng cỏ ngọt hay các chế phẩm từ cỏ ngọt như đường cỏ ngọt hay dịch chiết cỏ ngọt... như một loại đường ăn kiêng.  Bên cạnh đó bạn nên kết hợp việc ăn kiêng cùng luyện tập thể dục thể thao để nhanh chóng đạt được vóc dáng như mình mong muốn.

Giảm ung thư tuyến tụy

Những người bị béo phì và tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn. Hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể [3] về tác dụng của cây cỏ ngọt trong việc ngăn chặn bệnh ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng cỏ ngọt như đường ăn kiêng để hạn chế nguy cơ bị béo phì hay mắc bệnh đái tháo đường như đã nêu trên và từ đó có thể góp phần hạn chế tối đa nguy cơ bị ung thư tuyến tụy.

Giảm huyết áp

Cỏ ngọt đã được chứng minh [4] có công dụng giảm huyết áp, theo đó khi uống cỏ ngọt mạch máu của bạn sẽ giãn nở ra giúp giảm huyết áp tổng thể. Cỏ ngọt không có khả năng hạ huyết ngay lập tức nhưng vẫn có thể sử dụng cỏ ngọt như một loại trà thảo mộc. Tuy nhiên bạn nên trao đổi trước với bác sĩ để hạn chế những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Cỏ ngọt có tác dụng giảm huyết áp cực kỳ hiệu quả

Giảm lượng đường tiêu thụ trong khẩu phần ăn của trẻ

Một số nghiên cứu [5] đã cho thấy cỏ ngọt hay các sản phẩm từ cỏ ngọt hết sức an toàn cho trẻ em. Theo đó, lượng đường có trong cây cỏ ngọt không gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của trẻ. Với vị ngọt gấp 200-300 lần đường chắc chắn sẽ khiến các bé thích thú. Đặc biệt, vị ngọt này không gây hại đến răng miệng giúp bảo vệ răng của trẻ tốt hơn.

Giúp cải thiện chăm sóc da

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, cỏ ngọt còn có tác dụng bảo vệ làn da của bạn khoẻ mạnh hơn. Chiết xuất từ Stevia chứa hợp chất chốngoxy hóa cao giúp kháng khuẩn nên thường được ứng dụng trong việc chăm sóc da [8]. Bên cạnh đó cỏ ngọt còn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế nguy cơ hình thành bã nhờn và phát triển mụn trứng cá. Ngoài ra đắp mặt nạ cỏ ngọt thường xuyên cũng giúp da mềm mại và căng bóng.

Bột cỏ ngọt giúp da láng mịn, căng bóng

Ngăn ngừa loãng xương

Một số nghiên cứu [6] đã cho thấy ảnh hưởng của cỏ ngọt trong việc chuyển hoá canxi và mật độ xương. Người bị loãng xương thường hay bị đau nhức đầu xương bởi mật độ xương suy giảm [9]. Sử dụng cỏ ngọt thường xuyên góp phần giúp ngăn ngừa loãng xương và giảm đau tốt hơn. Hiểu đơn giản hơn việ

Ngăn ngừa chảy máu chân răng

Một trong những công dụng khác của cỏ ngọt là ngăn ngừa chảy máu chân răng. Đây là một trong những bài thuốc dân gian thường được sử dụng trong Đông y [10]., Cỏ ngọt có tính kháng khuẩn mạnh bạn có thể xay nát rồi hòa với nước dùng làm nước súc miệng giúp răng lợi chắc khỏe, ngăn ngừa chảy máu chân răng. Bên cạnh đó cỏ ngọt còn có công dụng chống lại bệnh rối loạn dạ dày, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Phòng ngừa ung thư vú

Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2022 các nhà khoa học đã minh chứng rõ rệt về lợi ích của cỏ ngọt với sức khỏe con người đặc biệt là khả năng chống ung thư vú. Theo đó tác động sinh học của Stevia với các loại khối u là khác nhau tuy nhiên nếu bạn sử dụng cỏ ngọt với phương pháp ăn uống lành mạnh sẽ đem lại hiệu quả đầy bất ngờ. Ngày nay bạn dễ tìm ra các từ khóa liên quan đến cỏ ngọt như chống oxy hóa, chống các khối u hay chống ung thư vú,…

Stavie góp phần ức chế quá trình phát triển của ung thư

3. Tác dụng phụ của cỏ ngọt

Tuy có nhiều công dụng là thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng cỏ ngọt. Một số trường hợp sử dụng quá nhiều hoặc cơ thể không thích ứng sẽ gây ra các tác dụng phụ có thể kể đến như: đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt, đau cơ,... Ngoài ra khi sử dụng liều lượng cao có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết, do vậy cần nên lưu ý khi dùng đặc biệt là người huyết áp thấp.

4. Cách sử dụng cây cỏ ngọt

Bạn có thể sử dụng lá cây cỏ ngọt tươi trong các món đồ uống nóng hoặc lạnh, ngoài ra bạn có thể uống trà cỏ ngọt hay cỏ ngọt sấy khô. Uống trà cỏ ngọt rất tốt cho sức khoẻ lại giúp bạn ngăn ngừa và đẩy lùi nhiều bệnh như đã nêu ở trên. Ngoài ra bạn có thể chọn mua các chế phẩm từ có ngọt như đường cỏ ngọt, bột cỏ ngọt,... để sử dụng như một loại gia vị thay thế đường.

Hy vọng bài viết trên đã góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của cỏ ngọt. Thực tế đây là một loại thảo dược lành tính và có nhiều công dụng tuyệt vời và cần được khai thác nhiều hơn. Hy vọng trong tương lai cỏ ngọt sẽ trở thành một trong những sản phẩm được ưa chuộng tại Việt Nam.

Nguồn tham khảo:

[1] FDA, Additional Information about High-Intensity Sweeteners Permitted for Use in Food in the United States, 2018

[2] Int J Endocrinol, Stevia Nonsweetener Fraction Displays an Insulinotropic Effect Involving Neurotransmission in Pancreatic Islets, 2018

[3] MiroslavVecheta, MRI used to determine role of artificial sweeteners in pancreatic cancer disease progression, 2017

[4] Deborah Weatherspoon, Ph.D,  What is a normal blood pressure reading?, 2023

[5] Priscilla Samuel (et al.), Stevia Leaf to Stevia Sweetener: Exploring Its Science, Benefits, and Future Potential, 2018

[6] Jimena Borgo (et al.), Stevia Genus: Phytochemistry and Biological Activities Update, 2021

[[7] BRIGHAM AND WOMEN'S HOSPITAL, Substances of Concern during Pregnancy](https://www.brighamandwomens.org/obgyn/brigham-obgyn-group/patient-education/substances-of-concern-during-pregnancy#:~:text=Stevia is a sweetener from,safe to consume during pregnancy.)

[8] Roberto Lemus-Mondaca (et al.), Stevia rebaudiana Bertoni, source of a high-potency natural sweetener: A comprehensive review on the biochemical, nutritional and functional aspects, 2012

[[9] BỆNH LOÃNG XƯƠNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN, PHÂN LOẠI](https://tamanhhospital.vn/loang-xuong/#:~:text=Dấu hiệu của bệnh loãng xương,-Tình trạng mất&text=Người bệnh thường bị các,toàn thân như kim chích.)

[10] Cây cỏ ngọt tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ