Bài viết

Tác dụng bất ngờ của hà thủ ô và những lưu ý khi sử dụng

04/11/2023 dot 4 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Việt Nam có nhiều loại dược liệu quý hiếm, tốt cho sức khỏe nếu ta để ý và biết sử dụng đúng cách. Trong các loài cây đó có thể kể đến Hà thủ ô sinh trưởng ở các vùng núi phía bắc. Thảo dược này giúp chữa rụng tóc, tóc bạc, bồi bổ thận,... và còn nhiều công dụng khác. AIA sẽ cung cấp thông tin qua bài viết dưới đây.

Hà thủ ô là gì?

Hà thủ ô có tên khoa học là Polygonum Multiflorum Thunb (Hay còn được gọi là Fallopia Multiflora), thuộc họ rau răm Polygonaceae. Dược liệu này sinh trưởng ở vùng núi như Bắc Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Nghệ An, Lai Châu,... Chúng thuộc loại dây leo màu xanh tía. Lá mỏng màu nâu với hoa nhỏ mọc thành chùm.

Loài cây này có hai loại: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng.

  • Hà thủ ô đỏ: Loại này có các tên gọi là “giao đằng” hoặc “dạ đêm”. Chúng được trồng phổ biến hơn hà thủ ô trắng và có dược tính cao hơn. Về hương vị, chúng có tính ôn, vị chát, ngọt, đắng. Đặc trưng của loài cây này là thân cây ô quấn, mọc xoắn vào nhau, cây có rễ phình thành củ.

  • Hà thủ ô trắng: Loài cây này tuy phổ biến trong tự nhiên nhưng không được trồng nhiều bằng do hàm lượng dinh dưỡng, dược tính thấp hơn hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát. Đặc trưng của loài cây này là thân cây, quả non và lá đều chứa nhựa màu trắng. Quả của chúng hình thoi, hạt hình dẹt, phồng, rễ cây dài có màu trắng và dài. Hoa có màu nâu nhạt hoặc vàng tía, có nhiều lông, mọc thành xim.

Phương pháp chế biến là giữ lại phần rễ và thân cây để điều trị cho bệnh nhân. Ngày xưa, dân gian thường sắc hà thủ ô thành thuốc uống hoặc chế thành viên, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Ngày nay, với sự phát triển của y học và công nghệ hiện đại, người ta còn phát triển chế Hà thủ ô thành bột, trà tan hoặc viên nang,... tiện lợi cho quá trình sử dụng. 

Hà thủ ô

Công dụng của Hà thủ ô

Hà thủ ô là một trong những loại dược liệu quý. Từ xưa đến nay, ở trong những bài thuốc dân gian đến áp dụng vào y học hiện đại, loài cây này luôn được trọng dụng bởi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Một vài tác dụng của hà thủ ô có thể kể đến dưới đây.

Chữa rụng tóc, tóc bạc sớm

Trong dược liệu có dưỡng chất với tác dụng bổ máu, thúc đẩy quá trình sinh sản hồng cầu, bổ gan bổ thận, phục hồi những tổn thương ở nang tóc. Theo đông y, loại thảo dược sẽ cải thiện rõ tình trạng rụng tóc hoặc tóc bạc sớm nếu được dùng trong vòng từ 1 đến 2 tháng. 

Cải thiện tình trạng tóc bạc với hà thủ ô.

Bồi bổ thận

Nghiên cứu chỉ ra rằng hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu. Qua đó, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tế bào gan, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết. Hà thủ ô sắc thuốc giúp cho bệnh nhân gặp những triệu chứng như đau nhức gân cốt, mỡ máu cao, tiểu đường,... Hà thủ ô được cho là tốt cho thượng thận và giáp trạng.

Tốt cho hệ thần kinh

Ngoài ra, một trong những tác dụng của hà thủ ô là tốt cho hệ thần kinh. Dược liệu có chứa Lecithin. Chất này có tác dụng làm tăng quá trình tái tạo hồng cầu cơ thể, sinh dịch huyết và chống suy nhược thần kinh. 

Hà thủ ô tốt cho hệ thần kinh.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong hà thủ ô có chứa Anthraglycosid giúp co bóp và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó phòng chống táo bón hiệu quả. Ngoài ra, chất Anthraquinon trong loại thảo dược này còn giúp nhuận tràng. 

Hà thủ ô tốt cho hệ tiêu hóa.

Làm chậm quá trình oxi hóa

Cuối cùng, tác dụng của hà thủ ô là làm chậm quá trình oxi hoá. Khi nghiên cứu với một loại chuột, nước chiết từ hà thủ ô đỏ làm giảm quá trình oxi hóa. Ngoài ra trong hà thủ ô còn có emodin và aloe - emodin giúp ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư.

Những chú ý khi sử dụng Hà thủ ô

Hà thủ ô thực sự có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng cũng cần có lưu ý những điều dưới đây:

  • Cần lưu ý kiêng một số loại thực phẩm: Trong quá trình sử dụng dược liệu, chú ý tránh ăn thực phẩm có màu trắng như củ hành, củ tỏi, củ cải,... Ngoài ra, nên kiêng các loại gừng, ớt, và hạt tiêu,... Tính nóng trong các gia vị trên dễ phân tán hết dinh dưỡng.

  • Khi chế biến hà thủ ô cần ngâm vào nước vo gạo, tránh táo bón. Thí nghiệm đã chỉ ra là trong hà thủ ô có Anthranoid và Tannin. Hai chất này có khả năng tác động lên ruột. Trong đó, Tannin dễ khiến ruột se lại, gây tình trạng táo bón.

  • Cần sử dụng đều đặn, kiên trì: Ví dụ như để đen tóc cần từ 6 tháng đến 1 năm, có thể lâu hơn.

  • Tránh sử dụng khi là những đối tượng sau: Người đang điều trị ung thư, người có vấn đề tiêu hóa, phụ nữ vừa trải qua sinh nở, và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

 

Kết luận:

Hà thủ ô là một loài cây thảo dược quý, với rất nhiều tác dụng tốt như chữa rụng tóc, tóc bạc sớm, bồi bổ thận, tốt cho hệ thần kinh,... tuy nhiên cũng nên lưu ý một vài điều kiêng kị trong quá trình sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh mắc bệnh không đáng có.

 

Nguồn tham khảo:

Guy-Armel Bounda, Review of clinical studies of Polygonum multiflorum Thunb. and its isolated bioactive compounds, PubMed, 2015.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ