Bài viết

Bullet Journal là gì? Tips ghi chép sáng tạo tăng hiệu quả công việc

10/03/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Trở thành xu hướng được các bạn trẻ Gen Z yêu thích, Bullet Journal chính là công cụ hữu hiệu để kế hoạch hoá công việc và cuộc sống cá nhân một cách logic, hiệu quả. Vậy Bullet Journal là gì? “Newbie" cần biết những gì về phương pháp hay ho này? 

 

 

Bullet Journal là gì?

Buller journal thường được người dùng gọi tắt là bujo. Có nhiều định nghĩa khác nhau về cụm từ này nhưng để bạn dễ hình dung nhất thì bullet journal là một cuốn tốc ký, nhật ký hay một cuốn sổ ghi chép lại về kế hoạch và công việc của bạn. Nhưng chúng khác những cuốn sổ bình thường ở chỗ được chia thành nhiều phần nhỏ khác nhau và trang trí bằng nhiều hoạ tiết, ký tự… đa dạng. 

Buller journal được đánh giá là một bước tiến lớn cho cuốn nhật ký viết tay nhàm chán thông thường. Người sử dụng bujo có thể dễ dàng quản lý công việc, học tập hay bất kỳ thế gì bằng khả năng sáng tạo và sắp xếp của mình mà không theo khuôn mẫu nào. Chỉ cần chuẩn bị một cuốn sổ, vài chiếc bút màu, bạn sẽ có một “bullet journal” mang đậm dấu ấn cá nhân. 

 

Bullet journal gồm những gì?

Không có quy định nào về cách triển khai nội dung bullet journal, nhưng một vài thành phần chính dưới đây sẽ giúp cuốn sổ của bạn trông thật khoa học và dễ hiểu. 

Mục lục - Index

Mục lục thường nằm ở trang đầu tiên giống hầu hết cuốn sách nào bạn tìm đọc. Đây là trang bạn liệt kê tất cả những nội dung có trong sổ với số trang tương ứng. Trang mục lục càng rõ ràng, cụ thể, bạn sẽ càng có mục tiêu để lấp đầy nội dung một cách nhanh chóng và dễ dàng tra cứu thông tin sau này.

 

 

Từ khoá - Bullet journal key 

Các từ khóa trong bujo sẽ hỗ trợ bạn trong việc lên kế hoạch, triển khai nội dung hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho bạn. Từ khóa thường được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ, chẳng hạn như:

  • Đã hoàn thành 

  • Tạm hoãn

  • Đã huỷ 

  • Quan trọng 

  • Yêu thích 

  • …..

Hãy cố gắng tạo những từ khóa có ý nghĩa và dễ hiểu nhất trong cuốn sổ bujo của bạn. Để khi nhìn vào từ khóa, bạn sẽ nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh chóng nhất. 

Future log - Theo dõi tương lai

Nói dễ hiểu hơn là các sự kiện trong tương lai gần hoặc xa. Thông thường là theo dõi 12 tháng trong năm. Tại mỗi tháng sẽ có các ngày lễ đặc biệt, ngày kỉ niệm, sinh nhật hoặc các hoạt động khác. 

Monthly Log, Weekly Log, Daily Log

Đây là không gian để lưu lại lịch trình làm việc, xây dựng thói quen, những việc quan trọng mà bạn cần hoàn thiện. 

  • Monthly Log - kế hoạch tháng: ghi chú những công việc trong tháng, giúp bạn bao quát trong một tháng sẽ có những công việc gì quan trọng và sắp xếp chúng một cách hiệu quả. 

  • Weekly Log: Bạn có thể lên danh sách việc cần làm trong tuần để đạt được kết quả công việc như ý muốn.    

  • Daily Log là nơi chi tiết những công việc cần làm trong ngày, cuối ngày có thể nhìn lại và đánh giá hiệu quả một ngày làm việc của mình, và ưu tiên làm những việc chưa hoàn thành vào ngày hôm sau.

5 bước đơn giản để bắt đầu thực hành Bullet Journal

Hiểu được khái niệm và thành phần chính trong cuốn sổ Bullet Journal, bạn có thể bắt tay vào xây dựng cho mình một cuốn sổ riêng với 5 bước đơn giản sau: 

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ 

Để bắt đầu ghi chép, bạn sẽ cần một cuốn sổ và một cây bút. Bạn có thể tham khảo loại sổ có dạng chấm dòng như Leuchtturm hoặc Moleskine,hoặc đơn giản hơn có thể dùng một tập giấy xếp gọn là được. 

Đối với bút viết, bên cạnh bút bi để ghi chép nội dung, hãy sử dụng thêm bút brush cho tiêu đề thêm nổi bật và các loại bút highlight nhiều màu sắc để trang trí cho sổ tay thêm sinh động.

 

Bước 2: Tạo danh mục và từ khóa 

Tiếp đến là chuẩn bị cho  những nội dung sẽ xuất hiện trong cuốn sổ này và phần mục lục. Bất kỳ nội dung nào xuất hiện trong cuốn sổ bạn đều có thể thêm vào để tiện cho quá trình tra cứu. Ví dụ: 

  • Từ khoá

  • Mục tiêu tương lai 

  • Khoảnh khắc đáng nhớ 

  • Bài hát yêu thích

  • Kế hoạch từng tháng…..

  • Kế hoạch tuần (nằm trong thế hoạch tháng) 

  • Kế hoạch ngày

  • Tổng kết quý 1, 2, 3… 

  • Lịch năm 

  • …..

Phần từ khóa bạn có thể triển khai theo gợi ý sau: 

  • Ký tự hộp kiểm cho các nhiệm vụ và các mục danh sách việc cần làm. Khi nhiệm vụ được thực hiện, bạn đánh dấu tích.

  • Ký tự hình tam giác cho các cuộc hẹn hoặc cuộc họp. Khi cuộc hẹn kết thúc, bạn có thể đánh dấu tích.

  • Ký tự dấu chấm cho những điều cần nhớ.

  • Ký tự ngôi sao hoặc dấu hoa thị cho mục khẩn cấp hoặc ưu tiên.

  • Ký tự mũi tên hướng phải được vẽ qua một mục có thể đánh dấu mục đó là "đã di chuyển" sang ngày hôm sau.

 

Bước 3: Viết future log

Ở đây, bạn ghi lại các ngày nghỉ lễ trong năm, ngày kỷ niệm quan trọng, sinh nhật bản thân và các ngày có ý nghĩa đặc biệt khác. 

Bạn có thể bắt đầu viết bằng cách đặt một tiêu đề “Nhật ký tương lai" ở trên cùng của trang và thêm số trang vào mục lục. Sau đó, kẻ 12 ô nhỏ tương ứng với 12 tháng trong năm và ghi vào đó nội dung tương ứng. Đây không phải là mục tiêu cần làm bắt buộc, mà là một nội dung cần phải ghi nhớ. 

Bạn có thể điền trước hết tất cả nội dung hoặc khi nào nhớ ra, khi nào thấy cần thì tiếp tục tiền vào chỗ trống.

 

 

Bước 4: Thiết lập nhật ký tháng

Hãy bắt đầu viết tháng hiện tại của bạn bằng 1 hoặc 2 trang A4. Trang đầu tiên dùng để kẻ ô các ngày trong tháng, trang còn lại để viết những kế hoạch nhiệm vụ cần thực hiện trong một tháng, kèm theo đó là các từ khóa thể hiện trạng thái ưu tiên hoặc hoàn thành công việc mà bạn mong muốn. 

 

Bước 5: Viết nhật ký ngày 

Đây được ví như trái tim và linh hồn của bullet journal. Nơi mà bạn sẽ bắt đầu một ngày mới với những nhiệm vụ được bày trí ngăn nắp. Hãy trang trí chúng thật đẹp bằng cách tạo một trang mới cho ngày:

  •  Liệt kê những sự kiện quan trọng nếu có của ngày hôm đó.

  • Viết ra “to do list" nhất định phải hoàn thành, nếu chưa nhớ hết thì hãy để ra một vài chỗ trống để viết sau.

  • Cuối ngày, hãy đánh dấu lại những nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành hoặc huỷ, để chuyển tiếp cho ngày tiếp theo.

Với 5 bước đơn giản như trên, bạn đã có một cuốn sổ bujo sơ bộ. Cứ mỗi ngày mới lại có thể viết thêm nội dung vào các chỗ trống đã vẽ sẵn. 

5 Tips giúp bạn tạo Bullet Journal hiệu quả

Ưu tiên sự đơn giản, dễ hiểu

Đừng cố gắng cầu kỳ những chi tiết xuất hiện trong cuốn sổ này, nó dễ làm bạn phân vân và rối trí. Hãy thưởng thức kế hoạch của bản thân một cách đơn giản nhưng vẫn mang dấu ấn cá nhân của bạn. Những gì đơn giản nhất luôn tỏa sáng nhất! 

Xây dựng thói quen

Sau thời gian đầu hào hứng xây dựng sổ, bạn dễ bỏ bê chúng vì những công việc khác. Hãy xây dựng một thói quen khi sử dụng bullet journal! Có thể mở cuốn sổ này vào mỗi buổi sáng, kiểm tra lại thông tin của bản thân và mở nó ra một lần nữa vào cuối ngày để nhìn lại một ngày làm việc của mình. Duy trì thói quen đó mỗi ngày, bạn sẽ lấp đầy được cuốn sổ một cách ngăn nắp và hiệu quả.

 

Đừng so sánh với sản phẩm của người khác

Mỗi người một style riêng, một cách để xây dựng nội dung riêng. Bạn khác biệt chưa chắc bạn làm không tốt. Nên đừng vội so sánh với người khác mà hãy xem bạn đang ứng dụng được bullet journal đến đâu trong cuộc sống của bạn. 

Tối ưu nội dung phù hợp với bản thân nhất

Hãy bỏ đi những nội dung bạn không bao giờ sờ tới. Hãy tối ưu lại những từ khóa phù hợp với bản thân, chẳng hạn bạn sẽ làm việc tới cùng chứ không bỏ dở, vậy hãy xóa ô chưa hoàn thành đi! Đừng viết quá nhiều, hãy viết vừa đủ với thói quen làm việc của bạn thôi. 

Hãy tìm cộng đồng yêu thích Bullet journal để cùng nhau chia sẻ

Có rất nhiều cộng đồng yêu thích bullet journal để bạn có thể gặp gỡ và giao lưu với những người nghiện sắp xếp kế hoạch trên những cuốn sổ. Đó là cơ hội để bạn mở rộng mối quan hệ và tiếp cận tới những người có năng lượng sống tích cực, thành công trong cuộc sống.  

Tất tần tật những gì bạn cần biết về bullet journal đã được chia sẻ trong bài viết này. Hãy bắt tay vào xây dựng một cuốn sổ riêng cho mình nếu bạn yêu thích nó nhé.

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ