Bài viết

Hội chứng sợ lỗ là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách vượt qua

22/03/2025 dot 6 phút đọc
Y học thường thức

Bạn đã bao giờ cảm thấy rùng mình, thậm chí là ghê tởm khi nhìn vào những bề mặt có nhiều lỗ tròn nhỏ sát nhau chưa? Đó có thể là dấu hiệu của hội chứng sợ lỗ, hay còn gọi là trypophobia. Vậy hội chứng sợ lỗ là gì, và có phương pháp nào để giảm bớt nỗi sợ hãi này không? Hãy cùng AIA Việt Nam khám phá sâu hơn về hội chứng này trong bài viết dưới đây.

1. Hội chứng sợ lỗ là gì?

Nếu bạn cảm thấy lo lắng, khó chịu hoặc buồn nôn khi nhìn thấy những vật thể như tổ ong, bọt biển hay bong bóng xà phòng, rất có thể bạn đang mắc hội chứng sợ lỗ tròn, hay còn gọi là Trypophobia. Vậy hội chứng sợ lỗ là gì?

Hội chứng sợ lỗ là một dạng ám ảnh về những vật thể có bề mặt chứa nhiều lỗ nhỏ, dù chúng hoàn toàn vô hại. Những người gặp phải hội chứng này thường có phản ứng mạnh cả về thể chất lẫn cảm xúc khi đối diện với hình ảnh có nhiều lỗ hoặc đốm. Càng nhiều lỗ dày đặc, có màu sắc đối lập, họ càng cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn.

Hội chứng sợ lỗ là một dạng ám ảnh về những vật thể có bề mặt chứa nhiều lỗ nhỏ

Trypophobia có xu hướng xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Một nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 25% số người mắc hội chứng này có người thân cũng gặp tình trạng tương tự.

Một nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy có thể tồn tại mối liên hệ giữa chứng sợ lỗ (Trypophobia) và các rối loạn tâm lý như trầm cảm nặng và rối loạn lo âu tổng quát (GAD). Các chuyên gia nhận định rằng những người mắc chứng sợ lỗ có nguy cơ cao đồng thời gặp phải một trong hai rối loạn này.

Một số người mắc hội chứng sợ lỗ cũng có thể mắc các rối loạn tâm thần khác như:

  • Trầm cảm nặng.

  • Rối loạn lo âu tổng quát.

  • Lo lắng.

  • Rối loạn hoảng sợ.

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

  • Rối loạn lưỡng cực.

2. Nguyên nhân gây hội chứng sợ lỗ

Các nghiên cứu về nguyên nhân gây ra hội chứng này có khá mơ hồ, dưới đây làm một số cách giải thích của tình trạng kỳ lại này.

Liên quan đến sự tiến hóa của loài người

Hội chứng sợ lỗ có thể bắt nguồn từ phản ứng tự vệ của con người trong quá trình tiến hóa. Từ xa xưa, các bệnh lý về ký sinh trùng, nhiễm trùng da hay các bệnh da liễu thường xuất hiện dưới dạng những vết sưng tròn hoặc lỗ nhỏ trên da. Do đó, bộ não con người đã phát triển cơ chế né tránh những hình ảnh này để giảm nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh. 

Một nghiên cứu vào năm 2017 chỉ ra rằng những người mắc trypophobia có thể vô thức coi các cụm lỗ như dấu hiệu của ký sinh trùng, chẳng hạn như bọ chét xuất hiện trên da, hoặc sự lây lan của bệnh truyền nhiễm.

Liên quan đến động vật nguy hiểm

Nhiều nghiên cứu cho thấy hội chứng sợ lỗ có thể liên quan đến cơ chế sinh tồn của con người. Một số loài động vật nguy hiểm có hoa văn trên da trông giống các cụm lỗ tròn. Vì những loài này có thể đe dọa tính mạng, não bộ con người có thể đã học cách nhận diện và phản ứng với những hình ảnh tương tự như một cơ chế phòng vệ. Khi nhìn thấy các lỗ tròn, não bộ vô thức xác định chúng là mối đe dọa, kích hoạt phản ứng sợ hãi nhằm bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm tiềm ẩn.

Mọi người thường tránh những loài động vật nguy hiểm có đốm tròn theo cụm trên da theo bản năng sinh tồn

Do kích thích thị giác 

Hội chứng sợ lỗ cũng có thể liên quan đến cách não bộ xử lý hình ảnh. Các nhà khoa học nhận thấy rằng các cấu trúc hình lỗ có thể tạo ra một loại "năng lượng thị giác" gây ra phản ứng tiêu cực, tương tự như khi nhìn vào những hình ảnh có độ tương phản cao hoặc hình ảnh nhấp nháy mạnh.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng khi con người nhìn vào các mẫu vật thực tế chứa nhiều lỗ tròn, họ cảm thấy khó chịu hơn so với khi nhìn vào hình ảnh của những vật đó. Điều này cho thấy trypophobia có thể liên quan trực tiếp đến cách thị giác xử lý thông tin hơn là chỉ đơn thuần là phản ứng tiến hóa.

Liên quan đến các rối loạn tâm lý

Mặc dù Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) không chính thức công nhận trypophobia là một chứng rối loạn tâm thần, nhưng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hội chứng này với các bệnh lý tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế OCD. Những người mắc chứng sợ lỗ có thể có xu hướng dễ bị lo âu hơn người bình thường, đặc biệt là khi họ tiếp xúc thường xuyên với những hình ảnh kích hoạt nỗi sợ hãi của mình.

3. Các tác nhân kích hoạt

Một số tác nhân kích hoạt hội chứng trypophobia, bao gồm:

  • Lỗ hoặc sỏi trong bê tông

  • Lỗ khí trong một lát bánh mì

  • Hoa văn trong phủ sương của bánh hoặc bánh

  • Đầu hoa sen

  • Các lỗ trên mặt nạ khúc côn cầu cũ

  • Các vấn đề về da như vết loét, sẹo và đốm

  • Động vật đốm

  • Đầu vòi hoa sen

  • Đèn LED trong đèn giao thông

  • Vỏ hạt sen

  • Mật ong bánh tổ

  • Dâu tây

  • San hô

  • Lựu

  • Bong bóng

  • Hơi nước ngưng tụ

  • Dưa lưới

  • Mắt

Mật ong bánh tổ là một trong những tác nhân kích hoạt hội chứng sợ lỗ

Động vật, bao gồm côn trùng, động vật lưỡng cư, động vật có vú và các sinh vật khác có đốm da hoặc lông, cũng có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng sợ lỗ tròn.

4. Triệu chứng nhận biết người bị mắc hội chứng sợ lỗ

Người mắc hội chứng sợ lỗ (trypophobia) thường có những phản ứng tương tự như một cơn hoảng loạn, bao gồm:

  • Cảm giác rùng mình, thở gấp, tim đập nhanh.

  • Khó thở, khô miệng.

  • Cảm thấy ghê tởm hoặc sợ hãi tột độ.

  • Da tái nhợt, đổ nhiều mồ hôi.

  • Buồn nôn.

  • Run rẩy, nổi da gà.

  • Đau nhức mắt, khó chịu về mặt thị giác.

Người mắc hội chứng sợ lỗ thường có những phản ứng tương tự như một cơn hoảng loạn

Ngoài ra, người mắc trypophobia có xu hướng né tránh những vật thể có nhiều lỗ nhỏ li ti, chẳng hạn như không thể nhìn lâu vào quả dâu tằm hoặc không thoải mái khi sử dụng dép tổ ong.

5. Hội chứng sợ lỗ có điều trị được không?

Trong cuộc sống hằng ngày, bạn khó có thể tránh khỏi việc bắt gặp những hình ảnh chứa nhiều lỗ tròn, điều này có thể gây cảm giác khó chịu hoặc lo lắng đối với những người mắc hội chứng sợ lỗ. Tuy nhiên, hội chứng sợ lỗ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó hiệu quả nhất là liệu pháp tiếp xúc. Đây là một dạng trị liệu tâm lý, giúp người bệnh dần thay đổi phản ứng trước những hình ảnh hoặc tình huống gây sợ hãi.

Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng có thể hỗ trợ kiểm soát hội chứng sợ lỗ, bao gồm:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc và hạn chế sử dụng caffeine hay các chất kích thích để giảm căng thẳng.

  • Liệu pháp tâm lý: Nếu cảm giác sợ hãi ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, bạn nên tìm đến bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ chuyên sâu.

  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chẹn beta hay thuốc an thần có thể giúp kiểm soát triệu chứng trong những trường hợp cần thiết.

  • Kỹ thuật thư giãn: Thực hành yoga, hít thở sâu hoặc thiền định có thể giúp làm dịu tâm trạng và giảm bớt nỗi lo lắng khi đối diện với các hình ảnh gây ám ảnh.

Thực hành yoga để có thể làm dịu tâm trạng khi đối diện với các hình ảnh gây ám ảnh

Việc tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân sẽ giúp bạn dần vượt qua hội chứng sợ lỗ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Qua bài viết này, AIA hy vọng bạn đã hiểu rõ hội chứng sợ lỗ là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu tình trạng này ảnh hưởng đến cuộc sống, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia để kiểm soát nỗi sợ hãi tốt hơn.

Nguồn tham khảo:
1. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-chung-so-lo-la-gi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua
2. https://trungtamthuoc.com/bai-viet/hoi-chung-so-lo#3-nguyen-nhan-hoi-chung-so-lo
3. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/hoi-chung-so-lo-tron-trypophobia-va-cach-dieu-tri
4. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/hoi-chung-so-lo-tron-trypophobia-nhung-dieu-can-biet

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ