Bài viết

Tích cực độc hại: Dấu hiệu, rủi ro và cách phòng tránh

21/07/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Tích cực độc hại có nghĩa là chỉ tiếp cận những điều tốt đối với cuộc sống và loại bỏ đi bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào. Về lâu về dài, điều này sẽ khiến bạn phủ nhận hay bác bỏ đi những khó khăn mà bạn cần phải đối mặt. Vậy làm thế nào để nhận biết và phòng tránh hiện tượng này? Cùng tham khảo ngày bài viết sau để biết thêm chi tiết.

1. Tích cực độc hại là gì?

Tích cực độc hại là niềm tin rằng trong bất kỳ tình huống nào thì bạn nên duy trì một suy nghĩ tích cực. Suy nghĩ lạc quan hướng đến những điều tích cực là tốt đẹp nhưng việc tự đánh lừa mình, chối bỏ những cảm xúc khác và chỉ thể hiện sự vui vẻ là một điều cực kỳ độc hại.

Tất cả chúng ta đều có hỷ nộ ái ố, đây là những cảm xúc mà con người cần phải rèn luyện để có một sức khỏe tâm lý tốt hơn. Nếu không có nỗi buồn làm sao bạn biết được niềm vui là gì, không có được đau khổ thì làm sao thấu hiểu được hạnh phúc.

2. Dấu hiệu nhận biết tích cực độc hại

Tích cực độc hại có thể biểu thị qua nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ khi bạn đang có một câu chuyện buồn nào đó, trong lòng bạn thực sự rất muốn tâm sự nhưng mọi người xung quanh lại bảo rằng bạn phải vui lên. Điều này vô tình khiến bạn nghĩ rằng hạnh phúc là một lựa chọn, và bạn phải nên chọn niềm vui, niềm hạnh phúc. Điều này đã vô tình biến bạn thành một nạn nhân của tích cực độc hại.

Mặc dù những câu nói an ủi, động viên luôn xuất phát từ thiện chí hay vì họ không biết nói gì. Nhưng đôi khi nó cũng vô tình khiến người khác cảm thấy áp lực và bắt đầu tìm cách lừa dối chính bản thân mình.

3. Tích cực độc hại tại sao nguy hiểm?

Việc lừa dối cảm xúc của bản thân quá lâu sẽ gây căng thẳng hay ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Bạn phải che giấu cảm xúc thực sự của mình, phải cố nhồi nhét những suy nghĩ “ Mọi chuyện sẽ ổn thôi", “ Không sao đâu mà",... vào tâm trí. Nói đúng hơn, tích cực độc hại cực kỳ nguy hiểm với cảm xúc tự nhiên của con người.

3.1 Vẻ ngoài giả tạo

Sự che dấu cảm xúc thật của bản thân quá lâu dần dần khiến bạn trở thành một con người giả tạo mà chính bản thân bạn không hay biết. Nụ cười của bạn cũng dần mất đi sự hồn nhiên vốn có mà thay vào đó là những nụ cười vô hồn không chút cảm xúc. Vậy nên đừng ngần ngại thể hiện cảm xúc của bản thân mình bạn nhé.

Không phải lúc nào tích cực cũng là tốt

3.2 Cảm xúc tiêu cực

Một số nghiên cứu tâm lý [1] cho thấy rằng việc che dấu cảm xúc sẽ khiến cơ thể trở nên căng thẳng hoặc dễ xuất hiện những cảm xúc tiêu cực hơn. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng tích cực độc hại sẽ khiến cơ thể phản ứng mãnh liệt hơn với những người thông thường trong cùng một tình huống. ( nhịp tim, giãn đồng tử, mồ hôi,...)

Bộc lộ cảm xúc chính là tiếng lòng của mỗi người muốn nói với thể giới. Khi tôn vinh cảm xúc của mình, bạn sẽ cảm nhận rõ sự đau buồn, tủi hờn, giận dỗi hay niềm vui trong lòng. Và việc chấp nhận cảm xúc của bản thân chính là cách để dẫn đến một cuộc sống tình thần mạnh mẽ.

3.3 Cô lập

Khi chối bỏ cảm xúc của chính mình, bạn sẽ bắt đầu sống không thành thật với chính mình và thế giới xung quanh. Bạn tự mất kết nối với chính mình, cũng như khó khăn hơn để kết nối với mọi người. Điều này dẫn đến việc bạn tự cô lập chính mình, dần dần khiến bạn tách biệt mình với cuộc sống.

Tự cô lập bản thân với mọi người xung quanh

3.4 Ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp

Việc có một vẻ ngoài giả tạo hay cô lập mình với người khác chắc chắn sẽ khiến bạn gặp các vấn đề về giao tiếp. Có thể do chính bạn tự xa rời mọi người, hoặc người khác không hiểu về tình trạng của bạn mà vô tình xa cách bạn. Nhìn chung, tích cực độc hại là điều mà bất kỳ ai trong chúng ta cùng loại trừ.

3.5 Lòng tự trọng thấp

Những người chọn lựa lừa dối cảm xúc của bản thân là người hèn nhát, không dám đối diện với thực tại. Những người này vừa đáng thương vừa đáng trách bởi họ đang đánh mất đi lòng tự trọng của bản thân mà không hay. Họ sống trong sự lừa dối, nhưng thật đáng buồn vì họ lại là thủ phạm lừa dối chính mình.

4. Cách phòng tránh tích cực độc hại

Hậu quả của tích cực độc hại là khôn lường, vậy hãy cùng tìm hiểu xem đâu là cách phòng tránh căn bệnh kỳ lạ này. Bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

4.1 Thực hành chánh niệm

Thực hành chánh niệm thường xuyên giúp bạn hiểu rõ và biết cách chấp nhận mọi thứ trong hiện tại. Đây có thể là một cách hữu ích để đối phó với sự tích cực độc hại vì nó cho phép bạn tập trung vào đây và bây giờ thay vì sống trong quá khứ hoặc lo lắng về tương lai. Bạn có thể quan sát hơi thở hay bước chân của mình để giữ chánh niệm tốt hơn.

Thực hành chánh niệm để tâm an lạc hơn

4.2 Thực tế về cảm xúc thật của bạn

Đừng ngần ngại bộc lộ cảm xúc thật của bản thân mình, không ai có quyền ngăn cấm cảm xúc của người khác. Do vậy nếu bạn vui, hay chia sẻ niềm vui của mình, còn nếu bạn buồn hãy để mọi người cùng san sẻ nỗi niềm cùng bạn. Hãy luôn nhớ rằng, đừng cố che dấu đi cảm xúc của mình.

4.3 Thừa nhận sai lầm của bạn

Dũng cảm đối mặt với sai lầm là một điều thật mạnh mẽ mà không phải ai cũng can đảm để thực hiện. Khi bạn dám đối mặt với sai lầm cũng là lúc bạn để cảm xúc thật ngự trị trong tâm hồn mình. Có thể bạn lo lắng, bạn sợ hãi,... nhưng nó làm cảm xúc chân thật còn đáng quý hơn sự bình tĩnh, vui cười dối gian kia.

Biết chấp nhận lỗi lầm

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ