Thận bình thường (bên trái) và thận đa nang (bên phải)
3. Nguyên nhân gây bệnh nang thận
Ngày này, nguyên nhân chính xác gây nang thận vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng sự thay đổi cấu trúc thận, yếu tố di truyền và một số yếu tố khác có thể khiến hình thành các nang thận.
Các yếu tố khác gây ra bệnh như sau:
Người trên 50 tuổi, giới tính nam.
Người có tiền sử bệnh thận mạn tính.
Người đang chạy thận nhân tạo.
Người bị tăng huyết áp.
Người đang sử dụng thuốc lá.
4. Triệu chứng nhận biết nang thận
Trong hầu hết các trường hợp, nang thận không gây triệu chứng và thường chỉ được phát hiện tình cờ khi siêu âm hoặc chụp CT bụng. Nếu nang phát triển lớn hoặc gây biến chứng, người bệnh gặp phải các dấu hiệu như sau:
Đau vùng lưng, hông hoặc bụng: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt ở vị trí bên thận có nang. Nếu nang phát triển lớn, người bệnh cảm thấy khó chịu vì bị chèn ép lên các cơ quan xung quanh.
Rối loạn tiểu tiện: Người bệnh thường đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Nước tiểu đổi màu (sẫm màu hoặc lẫn máu).
Sốt, ớn lạnh: Nếu nang bị nhiễm trùng hoặc chảy máu, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách gây sốt cao, rét run và đau dữ dội. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.
Tăng huyết áp: Trường hợp nang chèn ép lên động mạch thận sẽ gây tăng huyết áp khó kiểm soát.
Kích thước thận to bất thường: Thận sẽ phình to và sờ thấy khi khám lâm sàng. Điều này đặc biệt phổ biến ở người bị thận đa nang, khi có nhiều nang hình thành trong thận.
Suy giảm chức năng thận: Ở giai đoạn muộn, đặc biệt với bệnh thận đa nang, có thể dẫn đến suy thận mạn tính.
5. Biến chứng nguy hiểm của nang thận
Nang thận thường lành tính, nhưng nếu phát triển lớn hoặc bị vỡ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng phổ biến có thể kể đến như sau:
Nhiễm trùng nang thận gây sốt cao, đau lưng, tiểu ra máu.
Vỡ nang, dẫn đến rò rỉ dịch và nhiễm trùng huyết.
Chảy máu trong nang, làm nước tiểu có lẫn máu.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp sỏi thận, tắc nghẽn dòng tiểu, gây tổn thương thận và tăng nguy cơ suy thận.
Bên cạnh đó, nang thận có thể gây tăng huyết áp do chèn ép động mạch thận, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Một số trường hợp nang thận còn liên quan đến phình động mạch não, sa van tim hoặc túi thừa đại tràng.
Vì vậy, người bệnh cần theo dõi sức khỏe định kỳ và đi khám ngay nếu có triệu chứng đau dữ dội, sốt cao, tiểu ra máu hoặc tăng huyết áp không kiểm soát.
6. Phương pháp chẩn đoán bệnh nang thận
Trên thực tế, dựa vào tiền sử bệnh và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh mà bác sĩ chẩn đoán nang thận cũng như đánh giá kích thước, vị trí, mức độ ảnh hưởng của nang.
Dưới đây là các phương pháp phổ biến như:
Siêu âm ổ bụng để xác định nang thận qua hình ảnh khối trống âm, thành mỏng, bờ rõ ràng. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, giúp phát hiện nang hiệu quả.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) dùng để quan sát chi tiết cấu trúc thận, đường niệu, kích thước nang cũng như phân biệt nang lành tính hay ác tính.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) được áp dụng nếu bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang hoặc suy thận. Phương pháp này cung cấp hình ảnh rõ nét để đánh giá nang và các tổn thương liên quan.
Chụp thận thuốc - tĩnh mạch (UIV) được sử dụng với các nang kích thước lớn từ 4cm trở lên. Phương pháp này đánh giá nang có chèn ép đài bể thận hoặc thông với hệ tiết niệu hay không.
Xét nghiệm chức năng thận thông qua máu và nước tiểu, hỗ trợ phát hiện biến chứng như suy thận, nhiễm trùng tiết niệu.
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ tư vấn phương án theo dõi hoặc điều trị phù hợp tùy vào tình trạng bệnh.