Sỏi thận dẫn đến đau đớn và các biến chứng nguy hiểm
2. Các loại sỏi thận phổ biến
Có 6 loại sỏi thận bao gồm sỏi canxi, oxalat, phosphat, acid uric, struvit, cysti:
Sỏi canxi: Chiếm khoảng 80% tổng số ca bệnh. Sỏi có màu trắng hoặc vàng, cứng và bề mặt xù xì. Loại sỏi này được hình thành do tăng canxi trong máu hoặc nước tiểu, chế độ ăn nhiều muối, đường, đạm động vật, mất nước và bệnh lý tuyến cận giáp.
Sỏi oxalat: Có màu đen hoặc nâu, bề mặt xù xì và cứng. Nguyên nhân có sỏi là do ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat (rau bina, sô cô la, trà...), bệnh viêm ruột và sử dụng một số loại thuốc.
Sỏi phosphat: Có màu trắng hoặc xám, bề mặt mềm và dễ vỡ. Sỏi được hình thành do nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lý tuyến cận giáp và sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu.
Sỏi axit uric: Có màu vàng hoặc nâu, bề mặt nhẵn và mềm. Sỏi này xuất hiện khi nồng độ axit uric trong máu cao (do bệnh gout, chế độ ăn nhiều đạm…), mất nước và một số bệnh lý chuyển hóa.
Sỏi struvit (sỏi nhiễm trùng): Có màu trắng hoặc xám, bề mặt xốp và dễ vỡ. Nguyên nhân gây sỏi là do nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Proteus. Điều trị bằng cách điều trị nhiễm trùng và phẫu thuật lấy sỏi nếu cần thiết.
Sỏi cystin: Rất hiếm gặp, thường có màu vàng hoặc cam, bề mặt nhẵn và mềm. Loại sỏi này chỉ gặp ở bệnh nhân mắc bệnh di truyền cystinuria.
3. Những nguyên nhân phổ biến gây sỏi thận
Sỏi thận do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là:
3.1. Uống không đủ nước
Cơ thể thiếu nước làm giảm lượng nước tiểu, khiến nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các khoáng chất và muối trong nước tiểu kết tinh thành sỏi. Vì vậy những người uống ít nước, sinh sống ở vùng khí hậu nóng, thường có nguy cơ cao bị sỏi thận.