Bài viết

Bệnh thuỷ đậu lây qua đường nào? Làm sao để không bị lây bệnh

25/08/2023 dot 7 phút đọc
Y học thường thức

Thuỷ đậu là căn bệnh thường gặp và có khả năng bùng phát thành dịch bệnh nhanh chóng. Biết được thủy đậu lây qua đường nào cũng như cách phòng tránh bệnh sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng nhất về căn bệnh này cùng AIA Việt Nam nhé!

1. Bệnh thuỷ đậu là gì? Ủ bệnh trong bao lâu thì bùng phát

Thủy đậu là một căn bệnh cấp tính, gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV). Bệnh thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày với các triệu chứng bao gồm nổi phát ban ngứa, thường bắt đầu ở da đầu và mặt, có thể kèm theo sốt và khó chịu. Các nốt phát ban chứa đầy nước sẽ lan dần ra toàn thân. Sau đó, mụn nước dần khô lại và đóng vảy, cuối cùng là biến mất. 

Thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 2 cho đến 3 tuần, trong đó, khoảng thời gian phổ biến nhất là 14 đến 16 ngày.

Các nốt mụn nước gây ngứa xuất hiện khi bị thuỷ đậu

2. Bệnh thuỷ đậu lây qua đường nào? 

Thủy đậu là căn bệnh rất dễ lây lan qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp, lây từ mẹ sang con hay lây qua đường hô hấp. 

2.1 Đường tiếp xúc trực tiếp

Thủy đậu lây qua đường nào? Bệnh thủy đậu có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước hoặc vết phỏng của người nhiễm bệnh. Khi một người mắc thủy đậu chạm vào mụn nước của họ, virus varicella zoster có thể dễ dàng bám vào tay và sau đó truyền sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp. 

Điều này đặc biệt nguy hiểm ở những trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch yếu, vì chỉ cần một lần tiếp xúc là đủ để gây ra nhiễm trùng. Nguy cơ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp thường gia tăng trong các môi trường đông người như trường học hoặc nhà trẻ, nơi mà trẻ em thường chơi đùa và tiếp xúc gần gũi với nhau.

2.2 Đường hô hấp

Khi người nhiễm bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho, virus có thể phát tán trong không khí dưới dạng những giọt nhỏ, giúp chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người khác khi hít phải. 

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 21 ngày, trong đó người nhiễm bệnh có thể không có biểu hiện nhưng vẫn có khả năng lây lan virus cho những người xung quanh. Tốc độ lây lan của bệnh thuỷ đậu rất cao nên bạn cần tuyệt đối tránh tiếp xúc hoặc ở trong cùng khu vực với người bệnh. 

2.3 Đường tiếp xúc gián tiếp

Ngoài con đường lây truyền do hít phải giọt bắn chứa virus, bạn cũng có thể nhiễm bệnh khi có những tiếp xúc gián tiếp với người bệnh như chạm vào đồ dùng chứa dịch nước từ nốt phát ban của người bệnh.

Bệnh thủy đậu còn có thể lây lan qua đường tiếp xúc gián tiếp. Khi người bệnh chạm vào các bề mặt, đồ vật như quần áo, khăn tắm hay đồ chơi, virus thủy đậu có thể tồn tại trên đó trong một thời gian nhất định. 

Người khỏe mạnh sau đó nếu chạm vào những đồ vật này và không rửa tay sạch sẽ trước khi đưa tay lên mặt, mũi hoặc miệng thì có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Điều này thường xảy ra trong các môi trường đông người như trường học, nhà trẻ hay trong gia đình, nơi mà trẻ em thường chia sẻ đồ chơi và đồ dùng cá nhân. 

2.4 Đường từ mẹ sang con

Khi một phụ nữ mang thai bị nhiễm virus thủy đậu, nguy cơ lây truyền cho thai nhi tăng lên, đặc biệt nếu mắc bệnh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi, bao gồm hội chứng thủy đậu bẩm sinh, với các triệu chứng như sẹo trên da, các vấn đề về mắt và hệ thần kinh. 

Để giảm thiểu rủi ro, việc tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai là rất quan trọng. Đồng thời, phụ nữ mang thai nên được theo dõi sát sao và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết nếu có tiếp xúc với người bị bệnh.

Xem thêm: Bệnh thuỷ đậu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

3. Các giai đoạn lây bệnh của người mắc bệnh thuỷ đậu

Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 3 tuần và thời gian phát bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Thời kỳ lây truyền: Khi các nốt phát ban lan ra toàn cơ thể là thời điểm khả năng lây nhiễm bệnh cao nhất, đến khi các nốt phát ban đóng vảy thì khả năng lây bệnh sẽ giảm xuống. 

  • Thời gian lây bệnh đối với những người chưa tiêm vắc xin: Thời gian để lây truyền bệnh dài nhất là 5 ngày, trong đó, thời kỳ lây truyền mạnh mẽ nhất là từ 1 đến 2 ngày trước khi người bệnh đầu tiên phát ban. 

  • Thời gian lây bệnh đối với những người đã tiêm vắc xin: Khi người bệnh được tiêm vắc xin, virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể và lây truyền cho người khác. Đến khi không còn nốt phát ban mới xuất hiện trong 24 giờ thì thời kỳ lây bệnh sẽ kết thúc.

Thuỷ đậu có tốc độ lây lan nhanh chóng nên rất dễ bùng phát thành dịch

4. Nên xử lý ra sao khi lỡ tiếp xúc với người bệnh thuỷ đậu

Nếu chưa từng mắc thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm vắc xin, cơ thể chưa có miễn dịch với virus Varicella Zoster mà tiếp xúc với người bị thuỷ đậu hay zona thần kinh (biến chứng có thể gặp phải của những người từng mắc thuỷ đậu) thì bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau để hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh:

  • Tiêm vắc xin thuỷ đậu trong vòng 3 ngày kể từ khi tiếp xúc với người bệnh

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng

5. Bị thuỷ đậu mấy lần trong đời?

Đa phần mọi người sẽ chỉ bị thủy đậu một lần trong đời. Sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời. Có rất ít trong hợp bị thủy đậu nhiều lần. 

Tuy nhiên, sau khi mắc thuỷ đậu, virus vẫn có thể “ngủ đông” trong hạch thần kinh và gây ra bệnh zona thần kinh ở người lớn.

 

Một người sẽ chỉ bị thuỷ đậu một lần trong đời 

6. Cách phòng tránh bệnh thuỷ đậu

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vắc xin thủy đậu. Vắc xin thủy đậu sẽ gồm 1 mũi đối với trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi và 2 mũi đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên. 

Theo thống kê, 95% người được tiêm vắc-xin đầy đủ sẽ không bị thủy đậu. Đối với những trường hợp vẫn nhiễm bệnh sau khi tiêm, các triệu chứng cũng giảm nhẹ đi rất nhiều, các nốt phát ban xuất hiện ít hơn và không gây biến chứng.  

Ngoài ra, bạn cần cách ly khỏi người bệnh để tránh lây bệnh. Nếu phải chăm sóc người bệnh, hãy đeo găng tay, khẩu trang, sát khuẩn tay sau khi tiếp xúc với người bệnh và vệ sinh cơ thể, thay quần áo sau khi tiếp xúc. 

Trong các tháng mùa lạnh - thời kỳ cao điểm lây lan thủy đậu, cần chú ý vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng, dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng và sát khuẩn các vật dụng sinh hoạt hàng ngày. 

Hy vọng với những chia sẻ trên của AIA Việt Nam, bạn đọc đã hiểu được thủy đậu lây qua đường nào. Loại bỏ các con đường lây truyền bệnh thuỷ đậu và tiêm vắc xin đầy đủ là cách phòng tránh bệnh tốt nhất bản thân và gia đình.

Xem thêm: 7 cách chữa thuỷ đậu ở người lớn nhanh nhất ngay tại nhà

 

Tài liệu tham khảo:
1.https://www.who.int/teams/health-product-policy-and-standards/standards-and-specifications/vaccine-standardization/varicella
2. https://vnvc.vn/thuy-dau-lay-qua-duong-nao
3. https://www.cdc.gov/chickenpox/about/index.html

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ