Bài viết

Dâu tây - Siêu thực phẩm với 12 tác dụng bất ngờ cho sức khỏe

25/07/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Dâu tây rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin. Đồng thời, chúng cũng ít calo, chỉ chứa khoảng 32 calo mỗi nửa cốc. Vậy dâu tây có tác dụng gì với sức khỏe là gì?

Dâu tây bao nhiêu calo? Thành phần dinh dưỡng của dâu tây

Để trả lời cho câu hỏi, dâu tây có tác dụng gì, hãy tìm hiểu qua thành phần dinh dưỡng trong dâu tây. Dâu tây chủ yếu bao gồm nước (91%) và carbohydrate (7,7%), một lượng nhỏ chất béo (0,3%) và protein (0,7%).

Dâu tây rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin

Các chất dinh dưỡng trong 100 g dâu tây tươi là: [1]

- Calories: 32 calo

- Nước : 91%

- Protein: 0.7 g

- Carbs: 7.7 g

- Sugar: 4.9 g

- Fiber: 2 g

- Fat: 0.3 g

Carbs

Dâu tây tươi có hàm lượng nước rất cao, nhưng tổng hàm lượng carb thấp - ít hơn 8 g carb trong 100g.

Hầu hết các loại carbs của quả mọng này đến từ các loại đường đơn giản - chẳng hạn như glucose, fructose và sucrose - (nhưng). Tuy nhiên, trong dâu tây có một lượng lớn chất xơ.

Điều này có nghĩa là dâu tây sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu tăng, nên người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn dâu tây.

Vitamin và khoáng chất

Theo thống kê, vitamin và khoáng chất trong dâu tây là:

- Vitamin C: Dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, một chất chống oxy hóa cần thiết cho hệ miễn dịch và làn da [2].

- Mangan: Đây là chất giúp các hoạt động thông thường của não, hệ thần kinh [3].

- Vitamin B9: Một trong những loại vitamin rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của mô và hoạt động của tế bào, đồng thời là chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và người lớn tuổi [4].

- Kali: Khoáng chất này tham gia vào nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể, chẳng hạn như điều hòa tỉ lệ huyết áp [5].

- Ở mức độ thấp hơn, dâu tây cũng cung cấp sắt, đồng, magiê, phốt pho và vitamin B6, K và E [1].

Chất xơ

Trong 100g dâu tây chiếm khoảng 26% hàm lượng chất xơ

Chất xơ chiếm khoảng 26% hàm lượng carb trong dâu tây. Trong 100g dâu tây, lượng chất xơ hòa tan hay không hòa tan có khoảng 2g.

Chất xơ là chất rất quan trọng để nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa. Chúng cũng hữu ích cho việc giảm cân và có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh [6]

Hợp chất thực vật

Dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm:

- Pelargonidin: Anthocyanin được tìm thấy phần lớn trong dâu tây, có khả năng chống viêm, giúp các hoạt động protein diễn ra bình thường. Nhờ vậy, dâu tây cũng được biết đến giúp quá trình vận chuyển chất bình thường [7].

- Axit ellagic: Được tìm thấy với hàm lượng cao trong dâu tây, axit ellagic là một chất chống oxy hóa polyphenol có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe [8].

- Ellagitannin: Liên quan đến axit ellagic, ellagitannin được chuyển thành axit ellagic trong ruột [8].

- Procyanidin: Đây là những chất chống oxy hóa thường được tìm thấy trong thịt và hạt dâu tây có lợi cho sức khỏe [9].

Anthocyanin

Hơn 25 loại anthocyanin khác nhau đã được tìm thấy trong dâu tây. Pelargonidin có nhiều nhất [7]. Chúng thường tập trung ở vỏ trái cây quả mọng - chẳng hạn như dâu tây, tìm thấy cả trong phần thịt quả. Thực phẩm giàu anthocyanin có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là về sức khỏe tim mạch [10].

12 Lợi ích tuyệt vời của dâu tây

Dâu tây có tác dụng gì? 12 lợi ích sức khỏe từ dâu tây.

Tốt cho tim mạch

Dâu tây có tác dụng gì? Các nghiên cứu đã tìm thấy hiệu quả của dâu tây trong việc cải thiện tim mạch. Cụ thể là anthocyanin trong dâu tây có lợi trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch [7]. Các nghiên cứu quan sát lớn trên hàng nghìn người đã cho thấy việc tiêu thụ dâu tây giúp giảm đi với nguy cơ tử vong liên quan đến tim [11].

Ngoài ra, theo một nghiên cứu ở những người trung niên đang có những dấu hiệu của mắc bệnh tim, dâu tây có thể cải thiện cholesterol HDL (tốt), huyết áp và chức năng tiểu cầu trong máu [12].

Giảm lượng đường trong máu

Khi carbs được tiêu hóa, cơ thể bạn sẽ phân hủy chúng thành các loại đường đơn giản và giải phóng chúng vào máu của bạn. Sau đó, cơ thể bạn bắt đầu tiết ra insulin, chất này báo cho các tế bào của bạn lấy đường từ máu và sử dụng nó làm nhiên liệu hoặc dự trữ.

Mất cân bằng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu có ảnh hưởng đến việc tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 và bệnh tim [13].

Dâu tây có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa glucose. Từ đó, làm giảm tình trạng glucose và insulin tăng đột biến sau khi ăn [14]. Do đó, dâu tây có thể đặc biệt hữu ích để ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.

Ngăn ngừa ung thư

Tác dụng của dâu tây là ngăn ngừa ung thư.

Ung thư là một căn bệnh được hình thành bởi sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường.

Dâu tây đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự hình thành khối u ở động vật bị ung thư miệng và tế bào ung thư gan ở người [15]. Tác dụng bảo vệ của dâu tây có thể được thúc đẩy bởi axit ellagic và ellagitannin, những chất đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư [16].

Cải thiện chức năng não bộ

Dâu tây, với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bảo vệ các tế bào não khỏi bị ảnh hưởng xấu vì các gốc tự do. Điều này dẫn đến khả năng cải thiện sức khỏe não bộ. [17]

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Harvard tại Bệnh viện Brigham and Women's đã tiết lộ rằng việc ăn dâu tây có thể làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ ở phụ nữ lớn tuổi theo thời gian [18]. Kết quả này có thể là vì flavonoid trong dâu tây.

Ngoài ra, người ta phát hiện ra rằng việc tăng lượng anthocyanin giúp làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ [7].

Tăng cường khả năng miễn dịch

Dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Trên thực tế, một khẩu phần dâu tây có nhiều vitamin C hơn cả một quả cam. Vitamin C đã được phát hiện là có tác dụng kích hoạt các kháng thể tăng cường miễn dịch, giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho vết thương [19].

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi các bác sĩ Nam Phi, việc bổ sung vitamin C làm tăng nồng độ immunoglobulin Đây là một kháng thể và là thành phần chính của hệ thống miễn dịch [20].

Điều hòa huyết áp

Dâu tây cũng là một thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp

Vậy dâu tây có tác dụng gì? Như đã đề cập, dâu tây có chứa anthocyanin, là chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giãn và mở các thành mạch máu, do đó làm điều hòa huyết áp hiệu quả [7].

Dâu tây cũng là thực phẩm giàu kali, một chất dinh dưỡng giúp kiểm soát huyết áp [6].

Chống viêm

Dâu tây cũng rất giàu vitamin C, đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm [3]. Vitamin này cũng đóng một vai trò trong việc giảm bớt các triệu chứng viêm khớp và bệnh gút.

Theo các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard, những phụ nữ ăn 16 quả dâu tây trở lên mỗi tuần, có khả năng tăng mức hiệu quả chống viêm hơn 14% [21].

Chống lại cholesterol

Dâu tây được biết là có chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp giảm mức LDL (cholesterol xấu) trong cơ thể [22].

Theo một phân tích được thực hiện bởi các nhà khoa học Ý và Tây Ban Nha, việc tiêu thụ 500g dâu tây thường xuyên trong một tháng giúp giảm mức LDL [23].

Một nghiên cứu khác của Canada cho thấy hiệu quả của dâu tây trong việc giảm tổn thương oxy hóa và cholesterol xấu [24].

Cải thiện thị lực

Dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt khác [25].

Chống lão hóa

Anthocyanins có trong dâu tây bảo vệ da khỏi quá trình oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa

Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong dâu tây bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của quá trình oxy hóa và ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa (nếp nhăn, da chảy xệ, nếp nhăn, …) [26].

Dâu tây cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn lycopene, một chất chống oxy hóa giúp trong việc ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa. Anthocyanins có trong dâu tây bảo vệ da khỏi quá trình oxy hóa, do đó làm chậm quá trình lão hóa [7].

Cải thiện làn da

Là một nguồn vitamin C tuyệt vời, dâu tây có thể giúp làm sạch da và giữ cho da khỏe mạnh. Các loại quả mọng như quả dâu, thường chứa axit alpha-hydroxy, đây là một chất quan trọng giúp loại bỏ tế bào da chết và làm sạch da.

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Y khoa Hahnemann, Pennsylvania, các phương pháp điều trị bằng axit alpha-hydroxy (AHA) chứa trong dâu tây đã được chứng minh là có thể đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa [27].

Quả dâu tây cũng chứa axit salicylic và axit ellagic, được biết đến với tác dụng làm giảm sắc tố da và các đốm đen [28]. Axit salicylic cũng được biết đến với khả năng loại bỏ tế bào chết trên da và se khít lỗ chân lông trên da để ngăn ngừa mụn phát triển thêm[29].

Ngăn ngừa rụng tóc

Dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời – một chất dinh dưỡng thúc đẩy sự hấp thụ sắt và sự phát triển của tóc. Người ta cũng phát hiện ra rằng sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến tóc chẻ ngọn [30].

Tác dụng phụ của dâu tây

Dâu tây thường được nhiều người sử dụng vì nhiều lợi ích với sức khỏe

Dâu tây thường được nhiều người sử dụng vì nhiều lợi ích với sức khỏe, tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, thì dễ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Dâu tây chứa một loại protein, cụ thể là anthocyanin, có thể gây ra các triệu chứng ở những người nhạy cảm với phấn hoa [31]. Các triệu chứng phổ biến bao gồm ngứa hoặc ngứa ran trong miệng, phát ban, nhức đầu và sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng, cũng như các vấn đề về hô hấp trong những trường hợp nghiêm trọng.

Hơn nữa, dâu tây có chứa goitrogen có thể cản trở chức năng của tuyến giáp ở những người có vấn đề về tuyến giáp [32].

Bài viết đã chia sẻ cho bạn 12 lợi ích sức khỏe của dâu tây và những tác dụng phụ của dâu tây đối với sức khỏe. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời dâu tây có tác dụng gì đối với sức khỏe.

Tham khảo:

[1] FoodData Central, Strawberries, raw, 2022

[2] Eva S Wintergerst, Silvia Maggini, Dietrich H Hornig, Immune-enhancing role of vitamin C and zinc and effect on clinical conditions, 2006

[3] Judy L Aschner, Michael Aschner, Nutritional aspects of manganese homeostasis, 2005

[4] James A Greenberg, MD, Stacey J Bell, DSc, RD, Yong Guan, MD, and Yan-hong Yu, MD, PhD, Folic Acid Supplementation and Pregnancy: More Than Just Neural Tube Defect Prevention, 2011

[5] F J He, G A MacGregor, Potassium: more beneficial effects, 2003

[6] Semih Otles, Selin Ozgoz, Health effects of dietary fiber, 2014

[7] Fátima Lopes da Silva, María Teresa Escribano-Bailón, José Joaquín Pérez Alonso, Julián C. Rivas-Gonzalo, Celestino Santos-Buelga, Anthocyanin pigments in strawberry, 2007

[8] J.M. Landete, Ellagitannins, ellagic acid and their derived metabolites: A review about source, metabolism, functions and health, 2011

[9] P Cos, T De Bruyne, N Hermans, S Apers, D Vanden Berghe, A J Vlietinck, Proanthocyanidins in health care: current and new trends, 2004

[10] Giuseppe Joe Mazza, Anthocyanins and heart health, 2007

[11] Tiina H Rissanen, Sari Voutilainen, Jyrki K Virtanen, Birgitta Venho, Meri Vanharanta, Jaakko Mursu, Jukka T Salonen, Low intake of fruits, berries and vegetables is associated with excess mortality in men: the Kuopio Ischaemic Heart Disease Risk Factor (KIHD) Study, 2003

[12] Iris Erlund, Raika Koli, Georg Alfthan, Jukka Marniemi, Pauli Puukka, Pirjo Mustonen, Pirjo Mattila, Antti Jula, Favorable effects of berry consumption on platelet function, blood pressure, and HDL cholesterol, 2008

[13] David S Ludwig, The glycemic index: physiological mechanisms relating to obesity, diabetes, and cardiovascular disease, 2002

[14] Riitta Törrönen, Essi Sarkkinen, Niina Tapola, Elina Hautaniemi, Kyllikki Kilpi, Leo Niskanen, Berries modify the postprandial plasma glucose response to sucrose in healthy subjects, 2010

[15] Katherine J Meyers, Christopher B Watkins, Marvin P Pritts, Rui Hai Liu, Antioxidant and antiproliferative activities of strawberries, 2003

[16] Marcia da Silva Pinto, Joao Ernesto de Carvalho, Franco Maria Lajolo, Maria Inés Genovese, Kalidas Shetty, Evaluation of antiproliferative, anti-type 2 diabetes, and antihypertension potentials of ellagitannins from strawberries (Fragaria × ananassa Duch.) using in vitro models, 2010

[17] Anne Nilsson, Effects of a mixed berry beverage on cognitive functions and cardiometabolic risk markers; A randomized cross-over study in healthy older adults, 2017

[18] Elizabeth E. Devore ScD, Dietary intakes of berries and flavonoids in relation to cognitive decline, 2012

[19] Anitra C Carr Silvia Maggini, Vitamin C and Immune Function, 2017

[20] Benjamin Franklin Literary & Medical Society, Vitamin C and the Immune System, 1978

[21] Arthritis Foundation, Best Fruits for Arthritis.

[22] F Brouns, E Theuwissen, A Adam, M Bell, A Berger, R P Mensink, Cholesterol-lowering properties of different pectin types in mildly hyper-cholesterolemic men and women, 2012

[23] J Nutr Biochem, One-month strawberry-rich anthocyanin supplementation ameliorates cardiovascular risk, oxidative stress markers and platelet activation in humans, 2014

[24] David J A Jenkins, The effect of strawberries in a cholesterol-lowering dietary portfolio, 2008

[25] Helen M Rasmussen and Elizabeth J Johnson, Nutrients for the aging eye, 2013

[26] Francesca Giampieri, Strawberry consumption improves aging-associated impairments, mitochondrial biogenesis and functionality through the AMP-activated protein kinase signaling cascade, 2017

[27] C M Ditre, Effects of alpha-hydroxy acids on photoaged skin: a pilot clinical, histologic, and ultrastructural study, 1996

[28] Ashley Decker, BS, MA and Emmy M. Graber, MD, Over-the-counter Acne Treatments, 2012

[29] Tasleem Arif, Salicylic acid as a peeling agent: a comprehensive review, 2015

[30] Zuzanna Sabina Goluch-Koniuszy, Nutrition of women with hair loss problem during the period of menopause, 2016

[31] US National Library of Medicine, National Institutes of Health, Intake of Fruits and Vegetables with Low-to-Moderate Pesticide Residues Is Positively Associated with Semen-Quality Parameters among Young Healthy Men

[32] US National Library of Medicine, National Institutes of Health, Determination of the melatonin content of different varieties of tomatoes (Lycopersicon esculentum) and strawberries (Fragariaananassa)

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ