Bài viết

Kỷ tử có tác dụng gì? Cách dùng kỷ tử đúng tốt cho sức khỏe

13/12/2024 dot 5 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Kỷ tử không chỉ là một loại thực phẩm thông thường mà còn là một vị thuốc quen thuộc, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y. Nó được gọi là “siêu thực phẩm” nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng đa dạng. Vậy kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe, hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu nhé! 

1. Kỷ tử là gì?

Kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum. Trong kỷ tử chứa rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất, và các chất chống oxy hóa như đạm, đường, chất béo, chất xơ, Vitamin C, Vitamin A, Vitamin B1, B2, Sắt, kẽm, đồng, mangan, magiê, và selen,…

Với bảng thành phần giàu dưỡng chất, kỷ tử thường được sử dụng trong các bài thuốc trừ phong, bổ thận, cường gân cốt, sinh tinh,…

Không chỉ vậy, kỷ tử cũng có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, điều hòa hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của khối u, chống bức xạ và tăng cường khả năng tạo máu của cơ thể và ngăn ngừa lão hóa

Kỷ tử là gì?

2. Đặc điểm và nguồn gốc của kỷ tử

Kỳ tử có nguồn gốc từ khu vực Tây Tạng và các vùng núi cao của Trung Quốc. Tại Việt Nam, kỷ tử được trồng ở khu vực vùng trung du miền núi Bắc Bộ như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

Từ xa xưa, quả kỷ tử được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực và y học cổ truyền Trung Quốc. Quả kỷ tử có hình bầu dục, thường có màu đỏ cam hoặc đỏ tươi khi chín, có chiều dài khoảng 0,5-2 cm. Thịt quả mềm mọng, có vị ngọt nhẹ, có thể ăn khi quả còn tươi hoặc đem phơi khô và dùng như trong các loại trà, thuốc đông y.

3. Những tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe

Với bảng thành phần Kỷ tử từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền. Vậy kỷ tử có tác dụng gì? 

3.1 Tăng cường hệ miễn dịch

Quả kỷ tử chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do. Các chất chống oxy hóa này cũng có khả năng ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm viêm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường.

3.2 Hỗ trợ sức khỏe mắt

Trong kỷ tử có chứa zeaxanthin, một hoạt chất chống oxy hóa giúp tăng cường thị lực. Hoạt chất này rất tốt cho người cao tuổi bị thoái hóa điểm vàng, giúp cải thiện thị giác và bảo vệ mắt khỏi tổn thương do gốc tự do và tia cực tím.

Kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe mắt

3.3 Làm đẹp da

Các chất chống oxy hóa có trong kỳ tử như beta-carotene và vitamin C giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, từ đó làm chậm quá trình lão hóa và duy trì sức khỏe làn da.

Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên bị mụn thì cũng có thể uống trà kỷ tử mỗi ngày để tăng cường khả năng kháng viêm, giúp da luôn mịn màng.

3.4 Giảm cân

Kỷ tử có khả năng hỗ trợ giảm cân bởi nó chứa ít calo, nhiều vitamin A, C và các chất dinh dưỡng khác. Không chỉ vậy, nó cũng có lượng đường thấp và nhiều chất xơ, giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi trong quá trình giảm cân.

3.5 Hỗ trợ chức năng gan và thận

Theo y học cổ truyền, kỷ tử có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ chức năng gan, thận. Kỷ tử có tác dụng rất tốt trong điều trị các chứng huyết hư, can thận bất túc, di tinh…

Kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe gan và thận

4. Cách sử dụng kỷ tử hiệu quả

Để sử dụng kỷ tử một cách hiệu quả, bạn cần chú ý đến liều lượng sử dụng và cách chế biến phù hợp nhất.

4.1 Liều lượng khuyến nghị

Kỷ tử là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng nó mà nên sử dụng với một lượng vừa phải. Mỗi ngày bạn có thể sử dụng từ 8 đến 20 gram kỷ tử.

4.2 Cách chế biến phổ biến

Kỷ tử thường được phơi khô và dùng để nấu ăn, tạo thành những món ăn vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng như cháo kỷ tử, kỷ tử hấp trứng, kỷ tử, đậu đen ninh xương, kỷ tử rang thịt…

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm kỷ tử cùng hoa hồng, táo đỏ để làm trà giúp bổ máu, điều hòa kinh nguyệt.

5. Lưu ý khi dùng kỷ tử và đối tượng nên tránh

Kỷ tử rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Có một số trường hợp mắc các bệnh lý đặc biệt cần tuyệt đối tránh sử dụng kỷ tử.

5.1 Những người có bệnh lý đặc biệt

Những người không nên ăn kỷ tử bao gồm:

  • Người bị huyết áp thấp hoặc lượng đường trong máu cao

  • Những người có tiền sử mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa kém

  • Những người đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị tiểu đường và huyết áp để tránh gây tương tác thuốc

  • Nam giới bị rối loạn cương dương cũng không thích hợp để sử dụng loại quả này

Kỷ tử không phải loại thực phẩm dành cho tất cả mọi người

5.2 Lưu ý về dị ứng và các tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng kỷ tử bao gồm:

  • Kỷ tử có khả năng làm nóng cơ thể, vì vậy những người đang bị sốt, tiêu chảy hay viêm nhiễm không nên dùng kỷ tử

  • Những người huyết áp cao, thường xuyên cáu giận nếu ăn kỷ tử sẽ khiến hỏa khí trong cơ thể tăng cao

  • Sử dụng quá nhiều kỷ tử cũng có thể gây ra tình trạng đỏ mắt, giảm sút thị lực

Hy vọng những chia sẻ trên của AIA Việt Nam đã giúp bạn hiểu được kỷ tử có tác dụng gì cũng như cách sử dụng vị thuốc này hiệu quả nhất. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý đến tác dụng phụ của kỷ tử và những trường hợp không nên dùng kỷ tử để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình nhé. 

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tham khảo:

  1. https://vtcnews.vn/8-cong-dung-tuyet-voi-cua-ky-tu-doi-voi-suc-khoe-ar815868.html

  2. https://medlatec.vn/tin-tuc/kham-pha-tac-dung-cua-ky-tu-trong-y-hoc-s51-n32073

  3. https://hoanmy.com/ky-tu/

  4. https://suckhoedoisong.vn/ky-tu-giup-bo-duong-va-ho-tro-dieu-tri-nhieu-benh-169230309103247279.htm

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ