Bài viết

Ăn hạt sen có thật sự tốt cho sức khỏe? 10 tác dụng của hạt sen

25/07/2023 dot 10 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Hạt sen là thực phẩm nổi tiếng với nhiều tác dụng giúp nâng cao sức khỏe. Đồng thời, nó được sử dụng như một vị thuốc dân gian. Vậy tác dụng của hạt sen đối với cơ thể có hiệu quả như thế nào?

Giá trị dinh dưỡng của hạt sen

Hạt sen thuộc họ sen súng, và thường dễ bắt gặp ở hầu hết các tỉnh, thành tại Việt Nam. Tuy đơn giản và dễ tìm kiếm, nhưng hạt sen là một trong những dược liệu dân gian quý và có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Bởi vậy, tác dụng của hạt sen đối với sức khỏe là vô vùng cần thiết và quan trọng, giúp nâng cao sức khỏe.

Những hạt sen là một trong những dược liệu dân gian quý, nên không thể phủ nhận tác dụng của hạt sen đối với sức khỏe.

Theo một báo cáo [1] đã cho thấy rằng, trong 100g hạt sen sẽ cung cấp 350 calo cho cơ thể. Ngoài ra, hạt sen còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như:

- Canxi: 313 mg

- Natri: 7,86 mg

- Kali: 48,5 mg

- Đồng: 2,51 mg

- Magiê: 43,9 mg

- Sắt: 16,4 mg

- Selen: 1,04 mg

- Và nhiều dưỡng chất khác.

9 lợi ích tuyệt vời của hạt sen đối với sức khỏe

Giúp chống oxy hóa

Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy flavonoid trong hạt sen có khả năng chống oxy hóa. Trong hạt sen có chứa các chất chống oxy hóa như: axit gallic, axit chlorogen và epicatechin. [2]

Các flavonoid có thể làm mất ổn định các gốc tự do có hại và giảm quá trình oxy hóa bằng cách loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể. [3]

Nghiên cứu cho thấy rằng: Chất chống oxy hóa đóng một vai trò quan trọng đối với một số tình trạng sức khỏe. Nó có thể chống lại các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư và tiểu đường loại 2. [4]

Ổn định lượng đường trong máu

Trong hạt sen có lượng lớn chất xơ hỗ trợ điều hòa lượng cholesterol và tình trạng đường huyết.

Đồng thời, theo một nghiên cứu chứng minh, trong hạt sen có chứa triterpenoid [5] - một chất điều hòa lượng đường huyết trong máu hiệu quả trong máu.[6]

Ngoài ra, thành phần alcaloid và isoquinoline trong tâm sen hỗ trợ cải thiện tình trạng huyết áp cao. [2]

Hỗ trợ giảm cân

Protein trong hạt sen có tác dụng giảm cân.

Trong hạt sen có chứa protein và chất xơ - 2 hoạt chất có tác dụng hỗ trợ quá trình giảm cân. Trong đó, protein giúp giảm cảm giác thèm ăn [7] , và chất xơ giúp làm tăng quá tình no lâu cho cơ thể [8]. Nhờ vậy, 2 dưỡng chất sẽ hạn chế cảm giác thèm ăn, tăng cảm giác no lâu, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

Đồng thời, một nghiên cứu năm 2011 [5] cho thấy hạt sen có thể ức chế sự hình thành các tế bào mỡ và giảm trọng lượng của các mô mỡ. Ngoài ra, các polyphenol được tìm thấy trong hạt sen có thể cải thiện cấu hình lipid trong cơ thể. [5]

Chính vì vậy, trong hạt sen có chứa một lượng protein để bạn có thể thêm vào thực đơn ăn kiêng giúp quá trình giảm béo diễn ra hiệu quả hơn.

Chống lão hóa

Quá trình lão hóa của da thường do các yếu tố bên trong như tuổi tác, hay là do các yếu tố bên ngoài như ánh sáng mặt trời (tia cực tím UV). Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong hạt sen có chứa hoạt chất giúp chống quá trình lão hóa da.

Trong đó, người ta tìm thấy tinh chất Nelumbinis có trong hạt sen như một chất làm đẹp. Nó giúp ức chế các tác nhân gây ra nếp nhăn.

Bên cạnh đó, nó sản sinh ra tyrosinase - chất kích thích cho quá trình sản sinh sắc tố melanin - giúp cải thiện làn da hiệu quả. [9]

Tốt cho tim mạch

Trong hạt sen, chiết xuất N.nucifera được chứng minh có tác dụng chống thiếu máu cho cơ thể thông qua sự đối kháng canxi. Nhờ vậy, sự lưu lượng lưu thông máu trong cơ thể được đảm bảo và hỗ trợ tim được hoạt động bình thường. [10]

Ngoài ra, quercetin là một chất dưới dạng flavonoid, có vai trò hạn chế tình trạng máu chảy với lượng lớn bằng cách tăng khả năng chịu bền của mao mạch. [2]

Đây chính là 2 chất dinh dưỡng trong hạt sen có khả năng tốt trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tim mạch.

Giúp chống viêm

Theo nghiên cứu, hạt sen là thực phẩm có khả năng chống viêm hiệu quả nhờ 2 loại chất được tìm thấy ở tâm sen.

Theo một nghiên cứu: Trong hạt sen có chứa flavonoid và polyphenol có tác dụng kháng viêm, bằng cách sản xuất ra các chất trung gian giúp kháng các tác nhân gây viêm [2].

Giảm nhẹ triệu chứng bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer khiến cho người già cảm thấy mơ hồ, mất ngủ, nhanh quên. Hạt sen có thể có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi bị hư hại trong trường hợp bệnh Alzheimer. [2]

Một nghiên cứu năm 2014 [14] cho thấy proanthocyanidins trong hạt sen có thể làm giảm quá trình suy giảm nhận thức.

Ngoài ra, hạt sen có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer bằng cách giảm các gốc tự do có hại nhờ khả năng chống giúp chống oxy hóa.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Hạt sen được sử dụng như một hoạt chất hỗ trợ điều bị bệnh ung thư

Nuciferin có trong hạt sen được sử dụng như một hoạt chất hỗ trợ đều bị bệnh ung thư. Đây là chất đặc biệt được tìm thấy trong tâm sen, có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào ung thư. [11]

Bên cạnh đó, các chất alkaloid được chiết xuất từ hạt sen hoạt động như một tác nhân chống lại các tác nhân gây ra bệnh ung thư. Chiết xuất này làm giảm sự gia tăng các biểu mô gây ra bệnh ở trong cơ thể.

Giúp giảm đau

Một nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2009 [12] cho thấy flavonoid trong hạt sen có thể giúp giảm đau.

Đây là chất có thể ức chế enzym cyclooxygenase,. Loại enzyme này được hạn chế bởi các chất flavonoid được giải phóng các chất trung gian giúp giảm đau. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơn đau kéo dài, không được cải thiện.

Một số câu hỏi thường gặp

Ăn hạt sen có giảm cân không?

Trong 100g hạt sen cung cấp cho cơ thể 350kcal. Hàm lượng calo trong hạt sen không quá cao nên ăn hạt sen sẽ không làm bạn béo. Đồng thời, trong hạt sen có những dưỡng chất tốt, giúp nâng cao sức khỏe hơn.

Người ăn kiêng nên ăn nhiều hạt sen để cung cấp dinh dưỡng cần thiết và đào thải độc tố, mỡ thừa trong cơ thể.

Hạt sen có tác dụng phụ gì?

Hạt sen là một thực phẩm đem lại nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, hạt sen cũng có thể gây tác dụng phụ đối với sức khỏe.

Hạt sen có tác dụng phụ không? Những ai không nên ăn hạt sen?

Dưới đây là một số tác dụng phụ của hạt sen tươi có thể xảy ra nếu sử dụng hạt sen không đúng cách:

- Kích ứng da: Làn da một số người có thể bị dị ứng hoặc mẫn cảm với hạt sen, gây ra các triệu chứng như ngứa, đỏ, hoặc phù nề trên da.

- Tiêu chảy: Một số người có thể gặp vấn đề tiêu chảy sau khi sử dụng hạt sen. Điều này có thể do tác động kích thích của hạt sen lên hệ tiêu hóa.

- Dễ bị dị ứng nếu đang dùng các loại thuốc: Hạt sen có thể tương tác với một số loại thuốc, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kèm hạt sen để biết có bị ảnh hưởng không. [13]

- Khó tiêu: Do chứa nhiều chất xơ, hạt sen thúc đẩy quá trình tiêu hóa và gây ra khó chịu ở bụng. Nếu như có vấn đề về tiêu hóa như dạ dày hoặc bệnh lý về tiêu hóa, hãy cân nhắc trước khi sử dụng hạt sen.

Tuy nhiên, hiện nay đa số mọi người vẫn tiêu thụ hạt sen một cách an toàn và chưa có các trường hợp bị gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng không bình thường nào sau khi sử dụng hạt sen, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ càng nhất.

Tóm lại, bài viết ở trên đã thống kê 10 tác dụng của hạt sen đối với sức khỏe, cũng như một số tác dụng không mong muốn nếu sử dụng thực phẩm này không đúng cách. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về lợi ích của hạt sen để tối ưu hiệu quả của nó

Tham khảo:

[1] Rachana Srivastava, Soumya Hajela, A Review on Health Benefits of Lotus Seeds (Nelumbo nucifera), 2019

[2] ChengYing Wu, Rong Chen, Xin Sheng Wang, Bei Shen, Wei Yue, and Qinan Wu, Antioxidant and Anti-Fatigue Activities of Phenolic Extract from the Seed Coat of Euryale ferox Salisb. and Identification of Three Phenolic Compounds by LC-ESI-MS/MS, 2013

[3] Arooj M, Imran S, Inam‐ur‐Raheem M, Rajoka MS, Sameen A, Siddique R, Sahar A, Tariq S, Riaz A, Hussain A, Siddeeg A. Lotus seeds (Nelumbinis semen) as an emerging therapeutic seed: A comprehensive review. Food Science & Nutrition. 2021

[4] E Ginter, V Simko, V Panakova, Antioxidants in health and disease, 2014

[5] Food Sci Nutr, Lotus seeds (Nelumbinis semen) as an emerging therapeutic seed: A comprehensive review, 2021

[6] Huaibo Yuan, Shaohua Meng, Guoze Wang, Zhaobin Gong, Wenkai Sun, Guoqing He, Hypoglycemic effect of triterpenoid-rich extracts from Euryale ferox shell on normal and streptozotocin-diabetic mice, 2014

[7] Heather J. Leidy, Increased Dietary Protein as a Dietary Strategy to Prevent and/or Treat Obesity, 2014

[8] Derek C Miketinas, George A Bray, Robbie A Beyl, Donna H Ryan, Frank M Sacks, Catherine M Champagne, Fiber Intake Predicts Weight Loss and Dietary Adherence in Adults Consuming Calorie-Restricted Diets: The POUNDS Lost (Preventing Overweight Using Novel Dietary Strategies) Study, 2019

[9] Kim, S.‐Y. , & Moon, G.‐S, Photoprotective effect of Lotus (Nelumbo nucifera Gaertn.) seed tea against UVB irradiation. Preventive Nutrition and Food Science, 2015

[10] Rachana Srivastava, A Review on Health Benefits of Lotus Seeds, 2019

[11] Yoon, J.‐S, Kim, H.‐M, Yadunandam, A.K, Kim, N.‐H, Jung, H.‐A, Choi, J.‐S, Kim, C.‐Y, & Kim, Neferine isolated from Nelumbo nucifera enhances anti‐cancer activities in Hep3B cells: Molecular mechanisms of cell cycle arrest, ER stress induced apoptosis and anti‐angiogenic response, 2013

[12] Chakravarthi PV, Gopakumar N, Nair AM, Joy AD. Assessment of analgesic activity of red and white lotus seeds (Nelumbo nucifera) in albino rats. Journal of Natural Remedies. 2009

[13] Internet, Lotus - Uses, Side Effects, and More

[14] Arooj M, Imran S, Inam‐ur‐Raheem M, Rajoka MS, Sameen A, Siddique R, Sahar A, Tariq S, Riaz A, Hussain A, Siddeeg A, Lotus seeds (Nelumbinis semen) as an emerging therapeutic seed: A comprehensive review. Food Science & Nutrition. 2021

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ