Bài viết

Top 5 tác hại của rau lang cần cẩn trọng khi sử dụng

13/10/2024 dot 5 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Rau lang là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều để tránh gây ra những tác dụng ngược với sức khỏe của bản thân và gia đình. Vậy tác hại của rau lang là gì? Hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Thành phần dinh dưỡng có trong rau lang

Rau lang có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Không chỉ có hương vị thơm ngon, trong rau lang cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100g rau lang chứa:

  • Năng lượng: 22kcal

  • Nước: 91,8g

  • Protein: 2,6g

  • Tinh bột: 2,8g

  • Chất xơ: 2,0g

Ngoài ra, trong rau lang còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng khác vitamin B, C, E, biotin và các khoáng chất như sắt, magie, photpho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…

Rau lang - món ăn quen thuộc và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng

2. Những lợi ích của rau lang với sức khỏe

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, rau lang đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Những lợi ích khi ăn rau lang có thể kể đến như:

2.1 Tăng cường hệ miễn dịch

Các thành phần dinh dưỡng trong rau lang, như vitamin C, vitamin B6, và các khoáng chất như sắt và canxi, có thể hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Vitamin C thường được biết đến với khả năng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất bạch cầu. Các khoáng chất khác có trong rau lang như sắt và canxi rất cần thiết cho nhiều chức năng sinh lý khác nhau của cơ thể, bao gồm cả việc điều hòa hệ miễn dịch.

2.2 Phòng & chống bệnh tim mạch

Trong rau lang chứa lutein và zeaxanthin. Đây là 2 thành phần có khả năng phòng chống các bệnh liên quan tới tim mạch. Đặc biệt, lutein trong rau lang có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.

2.3 Phòng ngừa bệnh táo bón

Táo bón là vấn đề thường gặp khi cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng. Táo bón lâu ngày có thể gây ra các vấn đề khác như sa búi trĩ, viêm trực tràng…

Ăn rau lang cũng có thể phòng ngừa bệnh táo bón do trong rau lang có hàm lượng chất xơ cao, giúp nhuận tràng. 

>>> Xem thêm: 10+ cách trị táo bón tại nhà đơn giản và hiệu quả nhanh chóng

Rau lang giúp phòng ngừa bệnh táo bón

2.4 Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và chưa có phương thuốc điều trị dứt điểm. Vì vậy, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, ta cũng cần quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. 

Trong rau lang non có chứa một thành phần tương tự như insulin, giúp làm giảm đường huyết.

2.5 Ngăn ngừa béo phì

Béo phì có thể gây ra rất nhiều căn bệnh nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vì vậy chúng ta cần duy trì một cân nặng hợp lý. Việc bổ sung rau lang trong các bữa ăn và ăn rau trước các loại thực phẩm khác sẽ tạo cảm giác no lâu, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp hạn chế các nguy cơ tăng cân, béo phì.

2.6 Tăng cường mật độ xương

Vitamin K có từ rau khoai lang sẽ giúp bạn cân bằng lại lượng canxi trong xương. Ngoài ra, khi kết hợp vitamin D với vitamin K thì nó có thể giúp người bị gãy xương sẽ mau hồi phục.

Rau lang giúp tăng cường mật độ xương

2.7 Giúp da khoẻ & mắt sáng

Rau lang chứa nhiều vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa. Vitamin A giúp duy trì độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng khô da và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, giúp làn da luôn tươi sáng và khỏe mạnh.

Vitamin C có tác dụng làm sáng da, cải thiện sắc tố và giảm thiểu dấu hiệu lão hóa, mang lại cho bạn một làn da mịn màng. Các chất chống oxy hóa trong rau lang còn giúp bảo vệ da khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nguyên nhân chính gây lão hóa sớm.

Đối với sức khỏe mắt, rau lang là nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin, hai loại carotenoid có khả năng bảo vệ võng mạc và giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Những chất này giúp ngăn chặn tác hại của ánh sáng xanh, đồng thời duy trì sức khỏe và sự hoạt động bình thường của mắt.

2.8 Trị thận hư, mỏi gối, đau lưng

Rau lang giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm tình trạng tắc nghẽn và hỗ trợ hoạt động của thận. Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng thận hư, làm giảm các triệu chứng như mệt mỏi, đau lưng và mỏi gối. 

Rau lang giúp trị thận hư, mỏi gối, đau lưng

3. Những tác hại của rau lang khi ăn quá nhiều

Dù rau lang là một loại rau rất bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều thì tác hại của rau lang cũng rất nghiêm trọng. Dưới đây là những tác hại của rau lang phổ biến nhất.

3.1 Tác hại của rau lang gây khó tiêu

Rau lang chứa nhiều chất xơ, điều này có thể hữu ích cho hệ tiêu hóa khi được tiêu thụ ở mức độ hợp lý. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mà không uống đủ nước, chất xơ có thể tạo ra áp lực cao trong ruột, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó chịu hoặc táo bón.

3.2 Gây bệnh sỏi thận

Trong khoai lang chứa một thành phần trên là oxalate. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều oxalate, chúng có thể kết hợp với canxi để tạo thành các tinh thể, từ đó dẫn đến hình thành sỏi thận.

Rau lang có thể gây bệnh sỏi thận

3.3 Gây tương tác thuốc

Rau lang có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tiểu đường hoặc thuốc hạ huyết áp. Điều này xảy ra do rau lang có khả năng làm tăng khả năng bài tiết nước tiểu hoặc thay đổi hấp thụ một số thành phần trong thuốc, dẫn đến việc giảm nồng độ thuốc trong máu và làm giảm hiệu quả điều trị.

Do đó, những bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn ăn rau lang.

3.4 Tác hại của rau lang gây dị ứng

Một số người có thể gặp vấn đề dị ứng khi ăn rau oang như khó thở, thở khò khè, phát ban, ngứa, sưng tấy… Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng nếu từng có tiền sử dị ứng thì bạn cũng nên cân nhắc khi muốn ăn rau lang. 

3.5 Gây giảm đường huyết khi ăn sai cách

Nếu chế biến rau lang không đúng cách như xào hoặc nấu quá lâu, làm mất đi các hợp chất có lợi trong rau, khiến cho rau lang mất tác dụng kiểm soát đường huyết. Người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên ăn rau lang khi đói để tránh cơ thể bị mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.

>>> Xem thêm: 12 loại rau hạ đường huyết hiệu quả cho người đái tháo đường

Tác hại của rau lang có thể gây giảm đường huyết

4. Các lưu ý khi sử dụng rau lang để phát huy lợi ích và hạn chế tác hại

Cần rửa rau  sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu và hóa chất. Nên chọn rau lang từ nguồn cung cấp đáng tin cậy để đảm bảo an toàn thực phẩm

  • Chỉ nên luộc hoặc hấp rau lang, tránh xào nấu quá lâu, làm mất chất dinh dưỡng của rau

  • Dù rau lang có nhiều lợi ích nhưng bạn chỉ nên ăn với mức độ hợp lý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến những tác hại không mong muốn

  • Nên kết hợp rau lang với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo sự đa dạng dinh dưỡng của bữa ăn

  • Nếu đang bị những bệnh sau thì bạn tuyệt đối không được ăn rau lang: tiêu chảy, viêm dạ dày và đường huyết thấp, sỏi thận

Dù là một loại rau giàu dinh dưỡng nhưng tác hại của rau lang cũng rất nghiêm trọng nếu bạn lạm dụng hay chế biến sai cách. Hy vọng với những chia sẻ trên của AIA Việt Nam, bạn đã hiểu được lợi ích cũng như tác hại của rau lang để có những bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn nhất. 

 

Tài liệu tham khảo: 
1. https://soyte.hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/pho-bien-kien-thuc/rau-lang-va-nhung-tac-dung-khong-ngo-doi-voi-suc-khoe.html
2. https://baoquangnam.vn/rau-lang-cuc-tot-va-cuc-doc-biet-ma-tranh-khi-an-keo-ruoc-hoa-vao-than-3078443.html
3. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/rau-khoai-lang-co-tot-cho-suc-khoe-khong-vi
4. https://vtcnews.vn/tac-hai-cua-rau-lang-neu-an-qua-nhieu-ar769744.html

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.