Bài viết

15 cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên năm nhất với số tiền 2 triệu

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Đối với sinh viên đặc biệt sinh viên năm nhất khi mới lên đại học, phải đối mặt với cuộc sống tự lập, tự lo các khoản chi tiêu hàng ngày với mức trợ cấp cố định của bố mẹ. Tuy nhiên, bạn chưa biết cách quản lý tài chính chi tiêu dễ xảy ra tình trạng “cháy túi” cuối tháng. Cùng AIA tìm hiểu 15 cách tiêu hợp lý cho sinh viên năm nhất chỉ với 2 triệu mà không lo “cháy túi” cuối tháng trong bài dưới đây.

Cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên khi thuê phòng trọ

Để chi tiêu một cách hợp lý và tiết kiệm đối với sinh viên có ngân sách là 2 triệu thì bạn cần dựa theo quy tắc ngân sách 50/20/30. Từ đó tính ra được số tiền cố định chi cho từng khoản. Ví dụ bạn có ngân sách 2 triệu thì tiền thuê phòng trọ là 900.000 VNĐ/tháng là hợp lý với túi tiền của sinh viên.

Cách chi tiêu chi tiền ở hợp lý:

Ở ký túc xá

Với ngân sách ít ỏi tầm 900.000VNĐ/tháng thì bạn nên lựa chọn ở ký túc xá sẽ vừa gần trường và giá rẻ. Chi phí tiền phòng ở ký túc giá khoảng 400.000 VNĐ/tháng và tiền điện nước, wifi giá thành thấp tính trung bình cả phòng và chia cho mỗi người thì tầm khoảng 600.000 - 800.000 VNĐ/người. Như vậy bạn cũng có thể tiết kiệm tiền từ khoản chỗ ở.

 

Ở ghép

Nếu bạn không thích ở ký túc xá vì quản lý về giờ giấc. Bạn có thể thuê trọ ở ngoài nhưng nên ở ghép từ 2 - 4 người như vậy tiền trọ sẽ rẻ hơn. Bây giờ giá phòng trọ ở Hà Nội giao động từ 2.000.000 - 3.000.000 VNĐ/tháng cho phòng khép kín đầy đủ tiện nghi. Với giá tiền chi cho tầm 900.000 VNĐ/tháng bạn nên ở ghép để chia tiền trọ, tiền điện nước. 

Cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên khi ăn uống

Trừ đi tiền nhà, bạn chỉ còn 1.100.000 VNĐ/tháng nên tiền ăn và các chi phí phát sinh khác của bạn tầm khoảng 900.000 VNĐ dành cho 30 ngày. Tiền ăn 900.000 dành cho 30 ngày nghe có vẻ là ít nhưng biết cách chi tiêu thì lại không hề quá khắt khe, thậm chí bạn còn có thể tiết kiệm từ khoản này.

Cách chi tiêu hợp lý cho việc ăn uống:

Không ăn ngoài, tự nấu ăn

Bạn hạn chế không ăn ngoài mà nên tự nấu ăn. Việc tự nấu ăn ở nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều. Ví dụ như ăn ở ngoài thì mất 30.000 - 50.000 VNĐ/suất. Còn bạn ăn ở nhà tự nấu thì chia ra cũng chỉ mất tầm 15.000 - 20.000 VNĐ. 

 

Ăn chung với các bạn

Việc tự nấu ăn ở nhà thì cũng nên rủ bạn cùng phòng góp ăn chung như vậy chi phí nấu ăn sẽ được tiết kiệm hơn. Nếu càng nhiều người ăn thì chi phí càng rẻ hơn. 

Ví dụ: mình và bạn cùng phòng tháng góp mỗi người 500.000 VNĐ để nấu ăn cơm trưa và tối. Chi phí hai đứa ăn đến cuối tháng dư được 100.000 dù có hôm mua nhiều thịt, cá, mua gia vị,...

Hạn chế tụ tập ăn uống

Là sinh viên sống xa nhà có nguồn kinh tế hạn hẹp về tài chính, bạn nên hạn chế lại việc tụ tập ăn uống vì mỗi lần tụ tập ăn uống thì một bữa mất khoảng 200.000 có khi còn hơn sẽ làm thâm hụt ngân sách và dẫn đến “cháy túi” cuối tháng.

Chuẩn bị trước đồ ăn cho 1 - 2 tuần

Sinh viên khi từ quê lên Hà Nội, các bạn nên ở nhà chuẩn bị mang ít thức ăn, rau củ quả 1- 2 tuần ở quê vì giá rẻ và bố mẹ cung cấp cho. Nguồn thực phẩm vừa rẻ mà lại đảm bảo chất lượng. Đây cách chi tiêu hợp lý mà tiết kiệm cho sinh viên chăm chỉ về quê mang thức ăn lên phòng trọ.

Cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên khi đi lại

Đối với sinh viên, đặc biệt sinh viên năm nhất với số tiền 2 triệu mà đã trừ đi tiền trọ, tiền ăn thì tiền đi lại chỉ nên 100.000 VNĐ/tháng. Bạn đừng nghĩ ít vậy sao đủ. Cùng xem tiền đi lại cả tháng của bạn sẽ được tiết kiệm như nào chỉ với 100.000 nhé. 

Cách chi tiêu hợp lý cho việc đi lại:

Ở gần trường

Các bạn sinh viên năm nhất nên thuê trọ ở gần trường để tiện đi lại. Bạn có thể đi bộ đến trường vừa tập thể dục lại vừa tiết kiệm khoản này.

Sử dụng xe đạp

Ngoài đi bộ ra bạn có thể mang xe đạp của bạn lên phòng trọ. Bạn đi xe đạp đến trường cũng sẽ tiết kiệm được tiền, rèn luyện sức khỏe để tiết kiệm khoản này dành cho khoản khác.

Sử dụng phương tiện công cộng

Nếu như bạn ở xa trường thì nên đi phương tiện công cộng xe buýt với vé tháng 100.000 VNĐ/tháng. Có vé tháng xe buýt bạn có thể đi bất cứ đâu trên các tuyến xe buýt Hà Nội mà không lo phát sinh tiền đi lại.

 

Cách chi tiêu hợp lý cho việc học

Đối với việc học thì bạn có thể chi tiêu hợp lý bằng việc mượn sách ở thư viện trường, hoặc lên mạng tìm kiếm thông tin trên sách điện tử.

Cách chi tiêu hợp lý cho việc học:

Mượn sách ở thư viện

Vì ngân sách hạn chế bạn cần chăm chỉ đến thư viện để mượn sách học. Mượn sách ở thư viện theo thẻ sinh viên sẽ không mất phí và bạn có thể học hỏi mượn được nhiều sách hơn là bỏ tiền ra mua sách vừa tốn kém vừa không có nhiều nguồn sách để đọc.

Cố gắng không thi lại, học lại

Và phải cố gắng học tập thật tốt để không bị thi lại và học lại. Vì chi phí học lại và thi lại sẽ rất cao và với ngân sách ít ỏi của bạn sẽ không đủ và phải xin thêm bố mẹ để đóng tiền đó.

Cách chi tiêu hợp lý khi mua sắm

Hạn chế mua sắm không cần thiết

Đối với ngân sách 2 triệu/ tháng bạn nên cân nhắc và hạn chế mua đồ linh tinh, đi mua sắm. Vì những điều này dễ làm bạn bị cháy túi ngay khi chưa hết tháng, dễ nợ nần khó trả.

Sử dụng thẻ sinh viên để nhận được nhiều ưu đãi hơn

Đi mua sắm hay đi tham quan bạn nên mang thẻ sinh viên theo để được giảm giá, giảm vé vào giúp bạn tiết kiệm được tiền.

Luôn có 1 khoản dự phòng

Với sinh viên năm nhất, trừ các khoản chi phí cần thiết trên bạn nên dự phòng khoảng 100.000 VNĐ để phòng thân, mua thuốc, đóng góp, khi hết tiền về quê. Khoản dự phòng này rất quan trọng bạn nên để riêng không đụng chạm vào để khi cấp bách có thể mang ra sử dụng.

Tìm cách gia tăng thu nhập 

Cố gắng đạt học bổng

Chăm chỉ học tập thật tốt, tham gia các hoạt động để tích lũy điểm kiếm điểm đạt được học bổng. Vì học bổng trên đại học rất cao thường từ 2.000.000 VNĐ trở lên sẽ giúp cho bạn trang trải cuộc sống tốt hơn, có tiền đầu tư nhiều hơn cho việc học tập của bạn. 

Đi làm thêm

Đi làm thêm cũng sẽ giúp bạn tăng thu nhập trang trải cho cuộc sống sinh viên và giúp cho bạn va chạm nhiều hơn với cuộc sống. Bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm học hỏi, những mối quan hệ mới và sẽ năng động hơn rất nhiều để sau ra trường không còn bỡ ngỡ. 

Nhưng tuy nhiên việc học vẫn là việc chính không được bỏ bê nên bạn có thể chọn làm part - time để có thời gian linh hoạt hơn. Bạn có thể chọn những ngành trực tiếp liên quan đến chuyên ngành để tích lũy kinh nghiệm hoặc làm gia sư, phục vụ với mức lương khá ổn để cho bạn chi trả cho cuộc sống sinh viên. 

Như vậy, bài viết đã chia sẻ 15 cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên năm nhất với 2 triệu mà không lo bị “cháy túi” vào cuối tháng. Bạn có thể áp dụng các cách này vào trong cuộc sống của mình để quản lý chi tiêu hợp lý và tiết kiệm hơn. 

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ