Bài viết

10+ cách tiết kiệm chi tiêu hợp lý với mức lương 7 triệu

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Ngày nay 7 triệu không phải là mức  thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên nếu biết cách chi tiêu hợp lý với mức lương 7 triệu thì chúng ta vẫn có thể trang trải cuộc sống hàng ngày. Không chỉ thế qua bài viết dưới đây AIA sẽ chỉ bạn cách đầu tư, quản lý tài chính sao cho hợp lý.

Đối với người đã lập gia đình

Những người đã lập gia đình sẽ có mức chi phí sinh hoạt trong tháng cao hơn so với người độc thân. Chúng ta có thể kể đến những khoản phí như: Tiền nuôi dạy con cái, tiền sắm sửa đồ đạc, tiền mua nhà…

Vì vậy để có cách chi tiêu hợp lý với mức lương 7 triệu là vấn đề tương đối khó. Giả xử cả 2 vợ chồng đều có thu nhập 7 triệu, chúng ta thử tính toán xem các khoản chi tối thiểu hàng tháng sẽ bao gồm những gì nhé!

Phương án thuê nhà để ở được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay ở các thành phố lớn tiền thuê nhà một tháng sẽ dao động từ 2 triệu rưỡi đến 3 triệu. Tiền điện nước, xăng xe sẽ khoảng 1 triệu rưỡi. Chúng ta sẽ để ra khoảng 1 triệu để sắm sửa đồ dùng thiết yếu (dầu gội, sữa tắm, bột giặt…).

 

Tiền ăn uống sinh hoạt đối với gia đình có 3 người sẽ tầm 6 triệu đến 8 triệu. Như vậy cộng lại ta thấy mức lương 7 triệu vừa đỏ dành cho một gia đình nhỏ. Chưa tính các quỹ dự phòng, các khoản phát sinh và tiền tiết kiệm để mua nhà.

Do đó nếu bạn đang có mức lượng như trên mà muốn lập gia đình thì cần phải biết cách quản lý và gia tăng tài sản ngay từ bây giờ. Đừng lo AIA sẽ chỉ cho bạn ngay dưới đây.

Đối với người chưa có gia đình

 

 

Với những bạn sinh viên mới ra trường, 7 triệu không phải con số quá nhỏ để chi tiêu hàng tháng. Vì sống một mình nên chúng ta có thể lựa chọn những phòng trọ nhỏ hoặc ở ghép với một, hai người bạn nữa. Như vậy có thể bạn sẽ chỉ cần phải bỏ ra khoảng 1 triệu rưỡi cho khoản thuê phòng.

Tiền ăn tạm tính với con số là 100,000 vnđ/ngày ta sẽ có 3 triệu tiền ăn một tháng. Trừ đi 500,000 vnđ cho chi phí đi lại chúng ta còn 2 triệu. Vậy cần phải làm gì với số tiền này? Đầu tiên bạn nên sử dụng 50% để tiết kiệm. Quỹ còn lại nên cân đối đầu tư cho việc học và trích ra để dự phòng những trường hợp có thể xảy ra như ốm đau, đám cưới người thân…

Cách chia trên được mình tham khảo một vài bạn thực tập sinh tại công ty. Tuy nhiên để khoa học hơn chúng ta nên áp dụng những quy tắc quản lý tài chính. 

Quy tắc 50-20-30

Quy tắc 50-20-30 được xem là phương pháp quản lý tài chính cá nhân cơ bản nhất. Cách áp dụng quy tắc này như sau: Phân bố 50% tổng thu nhập cho nhu cầu cần thiết. Tức là 3 triệu rưỡi cho các khoản ăn uống, thuê nhà, xăng xe…

 

Đối chiếu với mục “người chưa có gia đình” nhiều bạn sẽ thấy vô lý vì 3 triệu rưỡi là không đủ để đáp ứng mức sinh hoạt một người sống ở thành phố. Do đó chúng ta cần phải có một số phương án để điều chỉnh, cắt giảm cho nhu cầu này. Bạn có thể tham khảo một vài cách sau:

  • Ở nhờ nhà người thân, ở khu tập thể của cơ quan, ở ghép từ 3 - 4 người

  • Sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển thay vì xe cá nhân

  • Đi siêu thị cuối ngày để có thể mua được thực phẩm giá tốt

  • Tự nấu cơm đóng hộp đem đến văn phòng để chủ động kiểm soát tiền ăn

30% tiếp theo được dành cho nhu cầu cá nhân. Chúng ta sẽ sử dụng 2 triệu cho việc mua sắm, gặp gỡ bạn bè, giải trí. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng khoản này để dùng cho những việc lành mạnh hơn điển hình là tập gym, tham gia một câu lạc bộ thể thao.

1 triệu rưỡi trong số 20% còn lại được xét vào mục đầu tư tiết kiệm. Cách đầu tư tốt nhất cho tuổi trẻ là đầu tư vào việc học. Từ đó sẽ giúp chúng ta phát triển tư duy, kỹ năng và có cơ hội đạt được mức thu nhập tốt hơn trong tương lai.

Cách học rẻ và khá hiệu quả là đọc sách, nhưng nếu bạn không đủ tiền mua sách thì có thể nghe podcast, đọc online tài liệu PDF. Một số đầu sách nổi tiếng thường được miễn phí trên mạng internet. Chúng ta cũng có thể xem xét một số khóa học online. Số tiền còn lại nên tiết kiệm cho các trường hợp phát sinh sau này.

Quy tắc 6 chiếc lọ 

Một quy tắc khác cũng hay được sử dụng là quy tắc 6 chiếc lọ. Thay vì chia các khoản chi phí, đầu tư làm 3 phần như trên thì quy tắc này giúp chúng ta phân bố nguồn thu nhập chi tiết hơn. Tham khảo cách chia dưới đây và chỉnh sửa để áp dụng cho cuộc sống của bạn.

 

Lọ 1 (Quỹ tự do tài chính) chiếm 10% thu nhập cá nhân: 700,000 thật khó để với tới những sản phẩm đầu tư tài chính cao. Bạn nên lựa chọn việc tích lũy lâu dài hoặc tham khảo một số app tài chính được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay như Finhay (giúp đầu tư tích lũy chỉ từ 50,000 vnđ).

Lọ 2 (Quỹ tiết kiệm dài hạn) chiếm 10% thu nhập cá nhân: Đây là khoản sử dụng để tiết kiệm cho những dự định tương lai. Khi có một số tiền đủ lớn hãy gửi tiết kiệm ngân hàng, tránh để tiền mất giá do lạm phát.

Lọ 3 (Chi tiêu thiết yếu) chiếm 55% thu nhập cá nhân: Với gần 4 triệu đồng sẽ giúp chúng ta có một số tiền thoải mái hơn cho chi phí sinh hoạt thiết yếu.

Lọ 4 (dành cho giáo dục) chiếm 10% thu nhập cá nhân: Cả hai quy tắc đều chỉ ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục. Bật mí cho bạn thêm một cách nữa để học online với chi phí thấp. Giả định bạn cần mua khóa học tài chính cá nhân giá 5 triệu đồng. Thay vì tự mua hãy sử dụng 1 tài khoản và kêu gọi thêm 10 bạn nữa có cùng nhu cầu để học chung.

Lọ 5 (Hưởng thụ) chiếm 10% thu nhập cá nhân: Một cách để tối ưu hóa số tiền trong chiếc lọ thứ 5 đó là “chỉ” đi cà phê, gặp gỡ với những người giúp bạn phát triển bản thân. Tích lũy để mua một vài món đồ bạn thích để làm phần thưởng khi hoàn thành mục tiêu đề ra.

Lọ 6 (chia sẻ, từ thiện) chiếm 5% thu nhập cá nhân: Hãy trích một phần thu nhập nho nhỏ để dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn bạn. Cho đi nhiều hơn để nhận lại sẽ giúp cuộc sống chúng ta ý nghĩa hơn.

Cẩn trọng khi cho người khác vay tiền

 

 

Trong cuộc sống, sẽ có nhiều lúc chúng ta gặp những trường hợp bất ngờ cần sử dụng đến một khoản tiền lớn. Điển hình là vô tình bị bệnh ốm hoặc có một cơ hội đầu tư hấp dẫn. Vì vậy ta cần cẩn trọng khi cho người khác vay tiền.

Hãy giúp đỡ những người bạn cảm thấy tin tưởng và cam kết thời gian trả lại tiền đúng thời hạn. Vay tiền là vấn đề khá nhạy cảm, nên nếu bạn cảm thấy không thoải mái hãy tìm một lý do khéo léo để từ chối. 

“Sắp tới mình cần phải đầu tư cho khóa học nên đợt này không có tiền cho bạn vay rồi!"

Thử tạo thêm nguồn thu nhập mới

Hiện nay, có rất nhiều cách để chúng ta có thể tăng thu nhập của bản thân. Làm thêm ngoài giờ là ý tưởng không tồi, nhưng cần phân bổ việc nghỉ ngơi hợp lý để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số cách tạo thêm nguồn thu nhập phụ mà rất nhiều bạn trẻ đang hướng tới hiện nay:

  • Tiếp thị liên kết (affiliate marketing)

  • Trở thành cộng tác viên bán hàng cho các shop

  • Thử kinh doanh cùng bạn bè những sản phẩm theo mùa (quà tặng tết, giáng sinh, hoa cho ngày 8/3)

  • Tìm hiểu về chứng khoán và những sản phẩm đầu tư dài hạn

  • Chọn ngân hàng uy tín để gửi tiết kiệm

Ghi lại các khoản chi tiêu mỗi ngày

 

Nên tập thói quen ghi lại các chi tiêu mỗi ngày để quản lý tài chính tốt hơn. Bạn sử dụng quy tắc chiếc lọ để thiết lập kế hoạch chi tiêu, nhưng lại tiêu quá mức cho phép ở chiếc lọ thứ 5. Lúc này ta cần thống kế lại lý do tại sao việc chi tiêu không đúng như kế hoạch. Bạn sẽ phải “miễn cưỡng” cắt bỏ một khoản ở những chiếc lọ khác để bù vào.

Công việc này còn giúp bạn tránh tình trạng “chưa đến ngày lĩnh lương đã hết tiền”. Qua đó rèn luyện đức tính kỷ luật trong chi tiêu.

Đặt giới hạn chi tiêu hưởng thụ

Khi chưa có một mức thu nhập tốt thì không nên hưởng thụ quá nhiều. Ta hãy lấy khoản này làm phần thưởng khi bạn hoàn thành tốt một mục tiêu trong cuộc sống. Việc hạn chế tiêu trong phần này giúp chúng ta có một khoản tiền để tận hưởng một vài thứ hấp dẫn hơn.

Tích lũy để nửa năm đi du lịch hay mua một món đồ lớn trong dịp tết nguyên đán sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều.Thay vì bạn sử dụng quỹ hạn hẹp này để xem phim, ăn vặt hay chơi game.

Quy tắc 3 số 8

3 số 8 ứng với 8 tiếng làm việc, 8 tiếng nghỉ ngơi và 8 tiếng rảnh rỗi. Đây là thời gian trung bình mà mọi người đều sẽ trải qua trong một ngày. Để có mức thu nhập tốt hơn và phát triển trong tương lai thì 8 tiếng rảnh rỗi cần phải sử dụng một cách hợp lý.

Tips: “Hãy đầu tư thời gian cho việc học, nuôi dưỡng một vài đam mê hoặc tìm hiểu cách để gia tăng thu nhập, rèn luyện thể chất”

Không ngần ngại đầu tư cho sức khỏe và giáo dục

Bên cạnh giáo dục đã được mình nhắc rất nhiều lần trong bài thì sức khỏe cũng quan trọng không kém. Bạn nên tìm hiểu và sở hữu sớm bảo hiểm nhân thọ. Đây là sản phẩm vừa giúp chúng ta tích lũy tài sản vừa bảo vệ bạn khỏi những rủi ro không mong muốn.

 

Sức khỏe cần phải được chủ động rèn luyện thông qua những hành động vô cùng nhỏ: Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, rèn luyện thể dục, chủ động phòng chống bệnh dịch…

Trên đây là các quy tắc và các tips giúp bạn có cách chi tiêu hợp lý với mức lương 7 triệu. Tiết kiệm rất tốt nhưng đừng để đồng tiền bạn kiếm được ngủ yên một chỗ. Tìm hiểu và đầu tư sớm sẽ giúp chúng ta có một mức thu nhập hấp dẫn hơn. AIA chúc bạn thành công!

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ