Bài viết

10 cách tiết kiệm tiền cho học sinh ngay từ khi học lớp 1

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con mình học được cách tiết kiệm. Tuy nhiên, đây là một điều khó khăn, hay ba mẹ chưa biết cách để con mình tiết kiệm tiền hiệu quả. Dưới đây xin gợi ý cho các bậc phụ huynh 10 cách tiết kiệm tiền cho học sinh ngay từ khi học lớp 1 để ba mẹ tham khảo và dạy con áp dụng vào cuộc sống.

Nói chuyện với bố mẹ về ý định tiết kiệm của mình

Để tiết kiệm dễ dàng, học sinh nên nói chuyện với bố mẹ về ý định tiết kiệm của mình. Việc tâm sự với bố mẹ sẽ giúp con định hướng đúng hơn và có mục tiêu rõ ràng hơn. Vì thế, việc đầu tiên đó là con nên lập kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu một cách đầy đủ và chi tiết. Con nên phân chia rõ ràng các mục chi tiêu cần thiết và những việc con có thể làm để tiết kiệm chi tiêu.

Sau đó, con nên nói chuyện với bố mẹ về kế hoạch đó, đồng thời nói ra những mong muốn về sự giúp đỡ của người lớn. Bố mẹ có thể đưa ra lời khuyên, những động việc để giúp con thực hiện được kế hoạch tiết kiệm của mình.

Nuôi heo đất

Nuôi heo đất là một cách tiết kiệm quen thuộc với nhiều bạn nhỏ. Đây là cách tiết kiệm nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là với các bạn học sinh cấp 1. Bạn có thể mua hoặc nhờ bố mẹ mua cho mình một cho heo đất nhỏ xinh và bắt đầu đút tiền tiết kiệm được vào đó.

Tùy theo nhu cầu và kế hoạch tiết kiệm nhiều năm hay một năm mà bạn có thể lựa chọn heo nhỏ hay heo có kích cỡ lớn hơn. Lưu ý khi mua heo đất là bạn nên kiểm tra chú heo của mình có bị nứt hay bị thủng không nhé!

 

Tiết kiệm tiền mừng tuổi

Tiền mừng tuổi được xem như là một khoản thu lớn nhất năm của các bạn học sinh chuẩn bị vào lớp 1. Tiền mừng tuổi là một loại tiền may mắn được người lớn lì xì trẻ em trong mỗi dịp Tết. Bạn có thể tiết kiệm số tiền này bằng cách đút vào heo đất.

 

Tiết kiệm tiền tiêu vặt

Tiền tiêu vặt là khoản tiền mà học sinh được bố mẹ, ông bà cho vào hàng tháng hoặc hàng tuần, tuy theo kế hoạch chi tiêu của từng gia đình. Bạn có thể trích một phần trong tổng số tiền tiêu vặt của mình để dành. Đây là khoản tiết kiệm nhỏ mỗi tháng nhưng khi gom góp lại sẽ thành một khoản tiền lớn đó.

Tiết kiệm tiền thưởng

Học sinh thường có những món tiền thưởng khi có thành tích học tập tốt. Vì vậy, hãy cố gắng học tập chăm chỉ để có điểm số tốt. Khi đó, bạn sẽ có những khoản tiền tiết kiệm từ số tiền thưởng này.

Không mua đồ chơi mới

Hãy tự đặt ra cho mình thử thách không mua đồ chơi mới khi bạn vẫn đang còn những món đồ chơi cũ vẫn dùng được. Số tiền bạn không mua đồ chơi đó hãy xin bố mẹ cho mình để dành làm món tiền tiết kiệm. Chắn chắn nếu bạn ngoan ngoãn, bố mẹ sẽ đồng ý thôi.

Không ăn quà vặt

Đồ ăn vặt là sở thích của các bạn học sinh. Các bạn thường bỏ ra một số tiền mỗi ngày để mua đồ ăn vặt. Điều này đang là một việc làm phung phí tiền của mình. Vì vậy, thay vì mua đồ ăn vặt mỗi ngày, bạn có thể dùng số tiền này để tiết kiệm, đút vào heo đất. Hoặc bạn có thể giảm thiểu số lần, số tiền ăn quà vặt. Ví dụ, bạn chỉ mua quà vặt 1 lần / tuần, mỗi lần không quá 30.000 VND. Sau một khoảng thời gian kiềm chế với ăn quà vặt, bạn sẽ có một số tiền tiết kiệm kha khá đó.

Bán sách vở cũ, giấy vụn không dùng nữa

Những cuốn sách cũ không còn sử dụng, các bạn có thể bán cho những tiệm sách cũ. Còn những cuốn vở cũ đã viết kín hay giấy vụn, bạn có thể bán ve chai. Đây cũng là một món tiền có thể để tiết kiệm được.

Sử dụng lại sách cũ của anh chị

Không chỉ bán các loại sách vở cũ, bạn còn có thể xin sách giáo khoa của các anh chị khóa trước để tiết kiệm chi phí mua sách mới. Đây là một các tái sử dụng đồ rất thiết thực mà học sinh có thể sử dụng. Cách thức này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn có thể góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ gìn sách vở cẩn thận để để dành cho các em khóa sau. Đây cũng là một cách truyền thông điệp cho các em nhỏ hơn biết cách tiết kiệm, giữ gìn đồ dùng học tập của mình.

Dọn nhà giúp bố mẹ, xin phép bố mẹ bán chai nhựa, vỏ hộp không sử dụng trong nhà

Cũng giống như việc bán giấy vụn, bán những chai nhựa, vỏ hộp không sử dụng cũng là một cách tiết kiệm dành cho các bạn học sinh. Để có được các loại đồ nhựa, vỏ hộp không sử dụng, bạn phải siêng dọn dẹp nhà cửa. Sau đó hãy tìm tòi và phân loại ra những đồ gia đình không còn sử dụng nữa. Lưu ý là trước khi bán đồ nhựa, vỏ hộp, hãy hỏi ý kiến và được sự đồng ý của bố mẹ đã nhé!

 

Trên đây là 10 cách để tiết kiệm cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1. Đây là những cách tiết kiệm tiền hiệu quả, đơn giản và dễ dàng áp dụng. Hy vọng các bậc phụ huynh có thể dạy con áp dụng được những cách trên để có cho mình những khoản tiền tiết kiệm nhé!

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ