Chụp MRI (cộng hưởng từ) là gì?
Chụp MRI (tên tiếng anh là Magnetic Resonance Imaging), còn gọi là cộng hưởng từ, đây là phương pháp chẩn đoán y khoa hiện đại, sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để phác họa hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người. Dựa vào kết quả chụp MRI, bác sĩ có thể chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của người bệnh và đưa ra được pháp đồ điều trị phù hợp. Khác với chụp X-quang, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), MRI không sử dụng tia X nên không gây hại cho sức khỏe.
Máy chụp MRI hoạt động bằng cách tạo ra một từ trường mạnh bên trong cơ thể. Một máy tính khác sẽ lấy các tín hiệu từ máy chụp MRI để tạo ra hàng loạt ảnh của các bộ phận bên trong cơ thể.
Các bác sĩ thường chỉ định chụp MRI trên các bộ phận khác nhau của cơ thể như vùng não, tim, phổi, các mô mềm, hệ thần kinh … để chẩn đoán bệnh cho người khám.
Chụp MRI cũng có một số nhược điểm như chi phí chụp cao và người bệnh không được mang các vật dụng kim loại như đồng hồ, trang sức khi chụp. Ngoài ra, nếu trong cơ thể người bệnh có các thiết bị y tế như máy trợ tim, máy trợ thính, mảnh kim loại … thì cũng không thể thực hiện chụp MRI.
Chụp MRI bảo hiểm có chi trả không?
Chụp MRI bảo hiểm có chi trả không phụ thuộc vào loại bảo hiểm mà người bệnh sử dụng. Đối với bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm sức khỏe (BHSK), bảo hiểm nhân thọ (BHNT) có sự khác nhau. Cụ thể như sau: