Bài viết

[Hướng Dẫn] Xây dựng và thực hiện mục tiêu tài chính HIỆU QUẢ

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Tài chính được hiểu là cách thức phân bổ và sử dụng đồng tiền một cách hợp lý và khoa học, đáp ứng nhu cầu của bản thân, cụ thể như vay tiền, cho vay, đầu tư,... Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn một số thông tin về xây dựng và thực hiện mục tiêu tài chính hiệu quả, cùng tham khảo nhé!

Mục tiêu tài chính là gì?

Mục tiêu là một kết quả mong muốn trong tương lai mà một cá nhân hoặc một tập thể tự đặt ra, lên kế hoạch và cam kết để đạt được nó. Vậy mục tiêu tài chính là một mục tiêu cá nhân, giúp bạn xác định được ngân sách phù hợp để thực hiện những dự định cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu tài chính có thể là mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.

Tại sao mục tiêu tài chính lại quan trọng? 

Việc xây dựng mục tiêu tài chính cho bản thân là rất quan trọng, bởi vì nó mang lại rất nhiều lợi ích tốt đẹp cho bạn và có thể là cả gia đình bạn trong tương lai:

- Giúp bạn thực hiện dễ dàng các dự định trong tương lai: Khi bạn có một kế hoạch chi tiêu cụ thể, mục tiêu rõ ràng và thực hiện nghiêm túc thì rất dễ dàng để hoàn thành các dự định trong tương lai.

- Luôn chủ động trong việc kiểm soát tài chính cá nhân: Việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu tài chính sẽ giúp bạn kiểm soát được mức độ chi tiêu của mình.

- Nắm bắt được các cơ hội đầu tư: Giả sử bạn đã tích góp được một khoản tiền nhất định cho mục tiêu tài chính mà bạn đã đặt ra từ trước. Sau đó bạn gặp được một cơ hội đầu tư phù hợp, ví dụ như giá vàng đột nhiên giảm mạnh thì bạn có thể sử dụng khoản này để mua vàng tích lũy, chờ khi giá vàng tăng lên sẽ bán ngay để lấy lãi. Vậy là bạn vừa tiếp tục thực hiện được mục tiêu tài chính mà vừa có thể nắm bắt được cơ hội đầu tư.

Các loại mục tiêu tài chính

Mục tiêu tài chính ngắn hạn

Đây là mục tiêu nhỏ được đặt ra dưới 3 năm, thường thì mọi người sẽ đặt ra và thực hiện trong vòng 1 năm. Đây sẽ là những khoản chi trả nhỏ như du lịch, mua điện thoại,... và mình sẽ tích góp được trong khoảng thời gian ngắn.

Ví dụ: Đầu năm bạn đặt mục tiêu đến tháng 5 sẽ đi du lịch nước ngoài, bạn sẽ ước chừng tổng số tiền phải trả và tiết kiệm một tháng bao nhiêu là hợp lý để đến tháng 5 sẽ có đủ tiền để đi du lịch. 

Mục tiêu tài chính trung hạn

Mục tiêu này sẽ liên quan đến những khoản tiền phải trả cao hơn ở mục tiêu ngắn hạn một chút, thường sẽ kéo dài từ 5-10 năm.

Ví dụ: Bạn có nhu cầu đi lại cao và cần mua một chiếc ô tô, bạn sẽ phải dựa trên mức lương hiện tại của mình và mua một chiếc phù hợp. Bạn có thể mua trước và trả góp trong vòng 5 năm hoặc lên kế hoạch tiết kiệm tiền để 5 năm sau có đủ tiền mua ô tô.

Mục tiêu tài chính dài hạn

Đây là một mục tiêu lâu dài cho tương lai, kéo dài trên 10 năm.

Ví dụ như bạn sẽ đóng một khoản bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ rủi ro sức khỏe cũng như là đảm bảo tài chính khi về già sẽ có một khoản tiền dưỡng già. Bạn sẽ đóng tiền hàng năm trong khoảng 10-20 năm liên tục để đạt được mục tiêu này.

Cách xây dựng và thực hiện mục tiêu tài chính hiệu quả

Bước 1: Liệt kê các mục tiêu tài chính

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân, thu nhập, chi tiêu hiện tại, kể cả tài sản và những khoản nợ hiện có. Sau đó liệt kê một danh sách các mục tiêu tài chính mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Nên liệt kê thật cụ thể, rõ ràng và dự tính chi phí phù hợp cho từng mục tiêu.

Bước 2: Phân loại và sắp xếp mục tiêu tài chính

Khi đã có một danh sách các mục tiêu tài chính, bạn cần phân loại theo thứ tự ưu tiên để tập trung hoàn thành trước. Phân loại rõ đâu là mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tùy theo tình hình tài chính của bản thân. Việc bạn xác định rõ mục tiêu nào là quan trọng hơn sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý được tài chính của mình.

Ví dụ bạn muốn mua xe, cũng muốn đi du lịch thật nhiều nơi nhưng nếu đi du lịch nhiều thì việc mua xe của bạn sẽ bị trì hoãn lâu hơn. Nếu việc mua xe là quan trọng phục vụ cho nhu cầu đi lại hàng ngày của bạn thì chi phí cơ hội mà bạn phải bỏ ra chính là lược bớt các mục tiêu đi du lịch xa, để tập trung nguồn lực cho việc mua xe được nhanh chóng hơn.

Bước 3: Xác định những điều cần thực hiện để đạt được mục tiêu tài chính

Tiếp theo, bạn nên xác định cụ thể những việc cần làm để đạt được các mục tiêu mà bạn đã đặt ra ở trên. Khi có một lộ trình cụ thể, bạn sẽ có động lực để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đó. Ví dụ để mua nhà trong 5 năm tới thì bạn cần tiết kiệm 1 tháng bao nhiêu tiền, có nên đi làm thêm công việc gì không, cần chuẩn bị kiến thức về bất động sản ra sao,...

Bước 4: Lên kế hoạch thực hiện

Sau khi liệt kê ra những điều cần thực hiện để đạt được mục tiêu, bạn hãy sắp xếp lại công việc sao cho hợp lý. Công việc nào quan trọng thì sẽ ưu tiên thực hiện trước, loại bỏ những chi tiêu không cần thiết để tránh lãng phí.

Bước 5: Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra cho đến khi thực hiện được mục tiêu tài chính

Sau khi hoàn tất tất cả các bước trên thì bạn hãy bắt tay vào thực hiện theo kế hoạch đã đề ra luôn nhé. Bạn cần theo dõi tiến độ hoàn thành các mục tiêu thường xuyên, và có thể thay đổi một chút nếu như có vấn đề gì mới phát sinh khiến bạn chưa thể hoàn thành theo kế hoạch. Ví dụ như ốm đau bệnh tật đến đột ngột thì vẫn nên ưu tiên chăm sóc sức khỏe lên hàng đầu và điều chỉnh lại mục tiêu đã định muộn hơn một chút.

Trên đây là một số thông tin về mục tiêu tài chính, cách xây dựng và thực hiện mục tiêu tài chính hiệu quả. Hy vọng bài viết trên của AIA sẽ giúp bạn có thêm động lực để xây dựng cho mình những mục tiêu tài chính phù hợp.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ