Bài viết

20 Cách giải tỏa căng thẳng nhanh nhất để thành công hơn

21/04/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Căng thẳng là một trạng thái tâm lý thường thấy mà gần như ai cũng phải trải qua. Trạng thái căng thẳng không hẳn là xấu, tuy nhiên nếu để căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến các vấn đề không tốt về sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trạng thái tâm lý này và biết cách giải tỏa căng thẳng nhanh nhất.

Biểu hiện của sự căng thẳng

Căng thẳng có thể được hiểu là trạng thái lo lắng hoặc áp lực về tinh thần do một tình huống khó khăn gây ra. Đây là một phản ứng tự nhiên của con người, thúc đẩy chúng ta phải giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống của mình. Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó.

Căng thẳng có thể biểu hiện như sợ hãi, lo lắng, không thể thư giãn, tăng nhịp tim, khó thở, rối loạn giấc ngủ, thay đổi cách ăn uống, khó tập trung, làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe sẵn có (thể chất và tinh thần) và tăng cường sử dụng rượu, thuốc lá và các loại thuốc khác.

Biểu hiện của trạng thái căng thẳng

Trạng thái căng thẳng khiến chúng ta khó thư giãn và có thể đi kèm với nhiều cảm xúc khác nhau, bao gồm lo lắng và cáu kỉnh. Khi bị căng thẳng, chúng ta có thể thấy khó tập trung, dễ bị đau đầu hoặc đau nhức cơ thể khác, đau bụng hoặc khó ngủ. Chúng ta có thể thấy mình chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường. Căng thẳng mãn tính có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe đã có từ trước và có thể làm tăng việc chúng ta sử dụng rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Tác hại của căng thẳng

Không kể đến những trạng thái căng thẳng ngắn tích cực, những căng thẳng kéo dài có thể gây nên những tác hại đến sức khỏe.

Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. Ảnh hưởng xấu về thể chất của căng thẳng bao gồm: Đau mắt, nhức đầu, khó ngủ hoặc ngủ li bì, đau bụng, tăng hoặc giảm cân không kiểm soát, cơ bắp đau nhức,....

Căng thẳng tùy mức độ và từng thể trạng sẽ biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau lên mỗi người. Việc căng thẳng kéo dài cũng có thể dẫn đến suy yếu hệ thống miễn dịch (hệ thống trong cơ thể chống lại nhiễm trùng), điều này có thể khiến bạn dễ bị bệnh hơn. 

Nguyên nhân sự căng thẳng

Căng thẳng là cách cơ thể phản ứng với một thách thức hoặc nhu cầu. Thay đổi thường là một nguyên nhân gây căng thẳng. Ngay cả những thay đổi tích cực, chẳng hạn như có con hoặc được thăng chức, cũng có thể gây căng thẳng. Căng thẳng có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn.

Nguyên nhân phổ biến của căng thẳng ngắn hạn:

  • Làm nhiều việc trong một khoảng thời gian ngắn

  • Có nhiều vấn đề nhỏ trong cùng một ngày, chẳng hạn như bị kẹt xe hoặc đến muộn

  • Chuẩn bị cho một bài thuyết trình, cuộc thi, phỏng vấn,...

  • Có một cuộc tranh luận

Nguyên nhân phổ biến của căng thẳng dài hạn:

  • Có vấn đề tại nơi làm việc hoặc ở nhà

  • Gặp vấn đề về tiền bạc

  • Mắc bệnh lâu ngày

  • Chăm sóc người bị bệnh

  • Đối mặt với sự mất đi của một người thân yêu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng thái căng thẳng

Lợi ích của giải toả tâm lý căng thẳng

Như đã phân tích ở trên, trạng thái tâm lý căng thẳng kéo dài gây nên những vấn đề rất đáng lo ngại cho tâm trạng và sức khỏe. Giải tỏa tâm lý căng thẳng có thể giúp bạn có một cuộc sống mạnh khỏe và vui vẻ hơn, điển hình là: Ngủ tốt hơn, kiểm soát cân nặng của bạn, cơ thể thoải mái, tâm trạng tốt hơn, hòa thuận hơn với gia đình và bạn bè,...

20 Cách giải tỏa căng thẳng nhanh nhất

1. Thở sâu: Hít thở sâu giúp giảm huyết áp và điều hòa nhịp tim. Một số phương pháp thiền, yoga đặc biệt hướng dẫn việc hít thở quan trọng thế nào giúp cân bằng tâm trí và cơ thể.

2. Nghe nhạc: Bất kể bạn nghe nhạc gì, bài hát gì chỉ cần bạn tập trung sẽ giúp bạn có thể quên đi và giảm bớt được tâm trạng tồi tệ. Không ít người tìm đến âm nhạc để chữa lành cho tâm hồn.

3. Đi bộ nhanh: Thay vì nằm dài trong góc phòng, bạn hãy thử đi bộ trong không gian rộng mở xung quanh. Hãy để tâm trí bạn tạm thời nghỉ ngơi và vận động cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh hơn cũng giúp tâm trí bạn giải tỏa căng thẳng nhanh hơn.

4. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Ánh sáng mặt trời có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành tâm hồn. Bạn hãy thử dậy sớm để tắm nắng hoặc ngắm hoàng hôn, sẽ thật tuyệt vời đó. Tuy nhiên đừng ra ngoài vào buổi trưa nắng gắt để tránh việc cháy nắng nhé.

5. Massage: Trạng thái căng thẳng sẽ đem đến cho bạn sự mệt mỏi về thể chất. Hãy đi massage hoặc tự massage vai, váy sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

6. Đếm ngược: Đếm ngược là cách giúp bạn giảm căng thẳng trong ngắn hạn rất hiệu quả. Giúp cho tâm trí bạn ngừng suy nghĩ đến những vấn đề hiện tại để tập trung vào việc đếm. Hãy sử dụng cách này nếu bạn cảm thấy căng thẳng khi sắp phỏng vấn, làm bài thi,...

7. Vươn vai, ưỡn ngực: Đây là những động tác giúp cơ thể bạn bớt mệt mỏi và cảm thấy dễ chịu, khoan khoái hơn.

8. Nhắm mắt: Khi bạn căng thẳng quá độ sẽ dẫn đến việc đau đầu, nhức mắt. Hãy dùng thuốc nhỏ mắt và nhắm mắt thư giãn, có thể kết hợp nghe nhạc nhẹ nhàng để tăng hiệu quả.

9. Thư giãn: Dù công việc, cuộc sống có bận rộn thế nào hãy dành cho mình khoảng thời gian thư giãn thật sự, đừng cầm điện thoại và đừng suy nghĩ quá nhiều.

10. Ở một mình: Nếu đầu óc bạn đang trở nên quá rối bời trong nhiều luồng suy nghĩ, việc ở một mình sẽ rất tốt để bạn sắp xếp lại tâm trí.

11. Sắp xếp bàn làm việc: Một góc làm việc gọn gàng, ngăn nắp sẽ giúp bạn dễ chịu và thoải mái hơn khi làm việc.

12. Tập yoga: Yoga là một phương pháp giúp bạn vừa khỏe mạnh và vừa thư giãn tâm trí rất tốt.

13. Ăn socola: Đồ ngọt sẽ giúp bạn giảm căng thẳng rất tốt, đặc biệt sô cô la đen có thể điều chỉnh mức độ hormone căng thẳng cortisol và ổn định quá trình trao đổi chất.

14. Thiền: Thiền là khi bạn tách bạn khỏi những dòng suy nghĩ hiện tại khiến bạn bị căng thẳng. Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh và cảm xúc được cân bằng. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của việc thiền định.

15. Nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su có thể khiến bạn giảm hormone cortisol - dẫn đến căng thẳng thông qua việc tăng hàm lượng oxy lên não.

16. Thưởng trà: Có rất nhiều loại trà hiện nay giúp giảm căng thẳng hiệu quả kể đến như trà hoa cúc, trà xanh, trà hoa hồng, trà hoa lạc tiên,... Hãy chọn cho mình một vị yêu thích, pha trà và nhâm nhi mỗi khi thấy mệt mỏi nhé.

17. Cười: Luôn mỉm cười sẽ giúp bạn gia tăng cảm giác hạnh phúc từ đó giảm đi sự ưu phiền đáng kể.

Mỉm cười tăng cảm giác hạnh phúc và giúp giải tỏa căng thẳng

18. Nhỏ nước lạnh lên cổ tay: Khi căng thẳng dễ làm bạn mất bình tĩnh, bởi vậy hãy thử vào phòng tắm nhỏ một ít nước lạnh lên cổ tay. Điều này sẽ giúp làm xoa dịu cả cơ thể của bạn.

19. Viết nhật ký: Thay vì suy nghĩ trong đầu, bạn hãy viết ra tất cả những vấn đề mình gặp phải có thể sẽ khiến bạn thấy chúng bớt đáng sợ hơn.

20. Nói chuyện với bạn bè: Tâm sự, nói chuyện cùng bạn bè, chia sẻ những cảm xúc dồn nén sẽ rất hữu ích giúp bạn giảm đi sự mệt mỏi và áp lực.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy căng thẳng kéo dài, không thể thoát khỏi và có dấu hiệu của lo âu trầm cảm, đừng ngần ngại hãy tìm đến bác sĩ để giúp bạn nhanh chóng cải thiện trạng thái này nhé.

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ