Bài viết

3 cách kiểm soát cảm xúc để thành công hơn trong công việc

14/04/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Ai trong chúng ta cũng đã không ít lần cảm thấy hối hận vì những phút giây không làm chủ được cảm xúc của mình mà làm người khác tổn thương hay ảnh hưởng đến công việc. Bởi vậy kiềm chế cảm xúc rất quan trọng trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu về 3 cách kiểm soát cảm xúc cơ bản để giúp công việc thuận lợi hơn nhé.

Kiểm soát cảm xúc là gì?

Đây có lẽ là từ ngữ không xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên hãy cùng làm rõ kỹ năng kiểm soát cảm xúc thực chất là gì.

Cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm 3 thành phần trải nghiệm chủ quan - phản ứng sinh lý, phản ứng hành vi hoặc biểu cảm (Theo sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra E. hockenbury). Con người luôn có 2 loại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.

Kiểm soát cảm xúc mang lại hiệu quả cao trong công việc

Kiểm soát cảm xúc là kỹ năng cân bằng những cảm xúc của bản thân dù là tích cực hay tiêu cực. Luôn hành động theo lý trí mà không bị chi phối bởi cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực. Làm chủ được thái độ và hành vi của mình trong mọi tình huống, biểu đạt bằng ngôn ngữ, cách ứng xử,…

Kiểm soát cảm xúc mang lại lợi ích gì?

1. Tránh xung đột

Gần như tất cả các cuộc xung đột xảy ra đều do việc đôi bên không thể kiềm chế cảm xúc mà ra (không tính đến các xung đột chiến tranh). Và khi xảy ra xung đột thì dù kết quả thế nào đều mang lại những tổn thương về thể chất, tinh thần hay vật chất.

Cân bằng cảm xúc tốt giúp hạn chế xung đột xảy ra

Nếu biết cách kìm nén cảm xúc tiêu cực như sự tức giận, buồn bã, ghê tởm,…luôn đặt bản thân ở mức cân bằng, có cái nhìn khách quan và thái độ hoà giải, cởi mở thì gần như bạn có thể tránh được tất cả các cuộc xung đột xảy đến với mình.   Trong công việc hoặc cuộc sống, rất khó để tránh khỏi những bất đồng, vì vậy để tránh tổn hại đến tinh thần cũng như vật chất bạn hãy thật lưu tâm đến cảm xúc cá nhân nhé.

2. Tạo dựng và duy trì mối quan hệ

Không ít người trong chúng ta mắc phải những sai lầm trong những giây phút không biết cách điều khiển cảm xúc đã gây nên những tổn thương cho người khác. Điều đó khiến ta mất đi những mối quan hệ quan trọng của cuộc đời mình. Mà kết quả đôi khi sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên mệt mỏi hơn, luôn sống trong những ân hận hoặc nuối tiếc.

Ngược lại, nếu bạn là người biết cách cân bằng cảm xúc tốt sẽ tránh được những mâu thuẫn không đáng có, biết cách nhìn nhận sự việc đa chiều, có cái nhìn khách quan và giải quyết tốt hơn trong mọi việc. Từ đó bạn sẽ hạn chế được tối đa việc làm tổn thương người khác, ngược lại bạn có thể đồng cảm, an ủi họ từ đó giúp mối quan hệ thêm sâu sắc bền chặt hơn.

3. Tâm lý tốt hơn, làm việc hiệu quả cao

Khi bạn có cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả thì bạn sẽ dễ dàng cân bằng cảm xúc lại, hạn chế không để cho chuyện này ảnh hưởng đến chuyện khác. Từ đó mà bạn có thể trải nghiệm cảm xúc của một sự việc trọn vẹn nhất, đặc biệt là trong công việc. Khi bạn có một “cái đầu lạnh”, tư duy sáng suốt mà không bị chi phối bởi cảm xúc bạn sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

Đối với những người quản lý, đặc biệt là những quản lý cấp cao thì biết cách làm chủ cảm xúc là một kỹ năng không thể thiếu. Khi bạn là một người điềm tĩnh, mọi người sẽ tin tưởng và tôn trọng bạn hơn rất nhiều.

3 cách kiểm soát cảm xúc để thành công hơn

Học cách kiểm soát là điều rất cần thiết trong cuộc sống. Vậy làm sao để kiềm chế cảm xúc?

1. Luôn luôn mỉm cười

Chúng ta ai cũng biết đến câu thành ngữ “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, ngụ ý đến việc mỗi ngày hãy mỉm cười đã mang lại rất nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống giúp chúng ta quên đi những mệt nhọc, ưu phiền, tức giận để sống khỏe mỗi ngày.

Mỗi khi cảm thấy tiêu cực, tâm trạng không tốt, bạn hãy cố gắng đừng suy nghĩ đến vấn đề đó mà hãy tập mỉm cười. Nhìn bản thân trong gương và mỉm cười thật đẹp, tự nhiên chúng ta sẽ cảm giác yêu đời hơn.

Mỉm cười giúp kiểm soát tâm trạng tốt hơn

2. Đặt mình vào vị trí của người khác

Trong cuộc sống mỗi khi có tình huống xấu xảy đến với mình, phản ứng đầu tiên của chúng ta là chỉ nghĩ đến nỗi đau của bản thân mà rất khó để nghĩ cho người khác. Bởi vậy, khi xung đột xảy ra chúng ta thường “luôn cho mình đúng”, không giữ được trạng thái cân bằng trong cảm xúc, từ đó làm người khác tổn thương. Mặc khác trong công việc nếu bạn chỉ biết nhìn vào điểm yếu, sai sót của nhân viên, đồng nghiệp thì tâm trạng lúc nào cũng cảm thấy khó chịu, cáu gắt.

Vậy cách để kiềm chế cảm xúc đó là hãy đặt mình vào vị trí của người khác - người gây cho mình cảm giác khó chịu. Hãy nhìn nhận nỗi đau của họ, hoàn cảnh xảy ra sự việc từ đó cảm thông cho họ nhiều hơn thay vì trách móc.

3. Cởi mở hơn

Cởi mở hơn ở đây có nghĩa là bạn hãy rèn luyện một tư duy cởi mở. Một tư duy cởi mở thể hiện ở trong cách giao tiếp, suy nghĩ hàng ngày của bạn không phán xét và khoan dung với mọi người. Khi trở nên cởi mở hơn bạn sẽ tôn trọng quyền tự do, quan điểm, sự khác biệt của người khác (không hẳn là đồng tình nhưng không phán xét, kỳ thị) từ đó sẽ giúp bạn hạn chế được những cảm xúc tiêu cực.

Sống cởi mở giúp vui vẻ và hạn chế cảm xúc tiêu cực

Qua đó ta có thể thấy học cách kiểm soát cảm xúc là kỹ năng mà ai trong chúng ta cũng cần hoàn thiện mỗi ngày để giúp cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, duy trì những mối quan hệ và thuận lợi hơn trong công việc.

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ