Bài viết

10 cách xây dựng mối quan hệ trong công việc bền vững, lâu dài

28/04/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Xây dựng mối quan hệ tại nơi làm việc là một kỹ năng quan trọng. Trong bài viết này, AIA sẽ chia sẻ đến bạn 10 cách xây dựng mối quan hệ trong công việc bền vững, lâu dài để thành công trong sự nghiệp.

Tại sao xây dựng mối quan hệ trong công việc lại quan trọng?

Mối quan hệ trong công việc là sự tương tác với đồng nghiệp. Sự hòa thuận, tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau sẽ quyết định chất lượng của một mối quan hệ trong môi trường công sở.

Các thành viên trong một tổ chức không tin tưởng lẫn nhau sẽ khó làm việc và hợp tác. Điều này tạo ra trải nghiệm tiêu cực tại nơi làm việc và hình thành nên văn hóa doanh nghiệp kém chất lượng. 

Tương tự, nếu như bạn không biết cách xây dựng mối quan hệ với cấp trên, khách hàng hoặc đối tác, bạn sẽ tự đánh mất đi nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc và khó đạt được thành công trong sự nghiệp.

Mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

Lợi ích của xây dựng mối quan hệ tốt

Việc xây dựng mối quan hệ trong công việc giúp tăng khả năng thành công và phát triển sự nghiệp của một người. Bằng cách thiết lập các mối quan hệ bền vững với đồng nghiệp, nhà tuyển dụng, đối tác và khách hàng, một người có thể tạo ra nhiều cơ hội cho bản thân để tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.

Xây dựng mối quan hệ trong công việc cũng giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và rèn luyện khả năng lắng nghe. Việc thiết lập các mối quan hệ tích cực giúp người lao động học hỏi từ các người có kinh nghiệm và trở nên tự tin hơn trong việc giao tiếp và làm việc với những người khác. Đồng thời, việc lắng nghe những ý kiến và đóng góp của người khác cũng giúp nâng cao chất lượng công việc và giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn.

Mối quan hệ trong công việc còn mang lại lợi ích cho cả cá nhân và tổ chức. Đối với cá nhân, xây dựng mối quan hệ tích cực giúp giảm stress và tăng sự hài lòng với công việc. Đối với tổ chức, việc có các mối quan hệ tích cực với khách hàng, đối tác và nhân viên giúp tăng tính cạnh tranh và tăng doanh số bán hàng.

Xây dựng mối quan hệ tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Dấu hiệu của mối quan hệ tốt

Dấu hiệu của 1 mối quan hệ tốt bao gồm [1]: 

  • Tôn trọng và sự tin tưởng lẫn nhau

  • Hợp tác và giúp đỡ nhau trong công việc

  • Sẵn sàng chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm 

  • Chân thành và thẳng thắn khi giao tiếp 

Các dấu hiệu này là những yếu tố quan trọng để xây dựng nên một quan hệ lành mạnh, bền vững trong cả công việc và cuộc sống.

Mối quan hệ nào trong công việc là quan trọng

1. Mối quan hệ cấp trên và cấp dưới

Đây là mối quan hệ đặc biệt quan trọng trong công việc. Bạn cần thiết lập mối quan hệ tốt với cấp trên để có thể có được sự đồng ý và hỗ trợ từ họ, còn với cấp dưới, bạn cần trở thành một người lãnh đạo tốt để hướng dẫn và giúp đỡ họ trong công việc.

2. Mối quan hệ với đồng nghiệp

Mối quan hệ với đồng nghiệp là nền tảng để xây dựng nên một tập thể đoàn kết. Bạn cần thể hiện sự khiêm tốn, lễ độ, vui vẻ, hòa đồng với các đồng nghiệp của mình để tạo nên một môi trường làm việc tích cực, lành mạnh.

Mọi mối quan hệ trong công việc đều quan trọng.

3. Mối quan hệ với khách hàng

Mối quan hệ với khách hàng đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển kinh doanh . Bạn cần trở thành người hỗ trợ và giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả để khách hàng tin tưởng và tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

4. Mối quan hệ với nhà cung cấp

Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu sản xuất cho công ty. Mối quan hệ với nhà cung cấp cần phải được củng cố và xây dựng lâu dài để giúp công ty đàm phán các thỏa thuận tốt hơn trong tương lai.

5. Mối quan hệ với đối tác

Đối tác có thể là các tổ chức hoặc cá nhân mà công ty hợp tác để đạt được mục tiêu chung. Mối quan hệ với đối tác cần được xây dựng trên sự tôn trọng và sự minh bạch để đạt được kết quả tốt nhất cho cả hai bên.

Cách xây dựng mối quan hệ trong công việc

1. Thành thật với chính mình

Để xây dựng mối quan hệ trong công việc, trước tiên bạn cần phải thành thật với chính mình. Hãy nhận ra những giới hạn và điểm yếu của bản thân và đặt mục tiêu để cải thiện chúng để hoàn thiện bản thân từng ngày. 

2. Giao tiếp cởi mở, trung thực

Giao tiếp cởi mở và chân thành là một yếu tố quan trọng trong xây dựng mối quan hệ trong công việc. Khi giao tiếp, bạn nên cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác để tránh những hiểu lầm không đáng có.

Hãy lắng nghe và chia sẻ chân thành trong mọi mối quan hệ.

3. Tôn trọng lẫn nhau

Tôn trọng đối phương là yếu tố tiên quyết của một mối quan hệ bền vững. Hãy đối xử với mọi người xung quanh bằng sự lịch sự và chính thực, tuyệt đối không lợi dụng hay xúc phạm bất kỳ ai. 

4. Lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực là cách gia tăng sự tin tưởng và kết nối giữa các thành viên trong một tổ chức. Tránh ngắt lời đối phương và phán xét quan điểm của họ. Nếu có thể, hãy dùng lại lời của đối phương để cho họ biết rằng bạn đã hiểu và quan tâm đến ý kiến của họ.

5. Thể hiện sự quan tâm

Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến với mọi người bằng cách hỏi thăm về cuộc sống cá nhân, hoàn cảnh gia đình hay công việc của họ. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng để không xâm phạm quá sâu vào vấn đề riêng tư của mỗi người.

6. Thể hiện lòng biết ơn

Luôn  ghi nhớ và thể hiện sự biết ơn đối với người đã giúp đỡ và hỗ trợ bạn trong công việc. Bạn có thể gửi một lời cảm ơn qua email, nhắn tin hoặc nói lời cảm ơn với họ khi gặp mặt trực tiếp.

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ