Bài viết

7 cách tuyệt vời để rèn luyện tư duy cởi mở

04/11/2023 dot 3 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Tư duy cởi mở giúp bạn bước ra ngoài vùng an toàn của chính mình để phát triển bản thân tốt hơn, để từ đó có thể tạo ra những điều khác biệt. Cùng AIA tìm hiểu chi tiết về tư duy cởi mở là gì? Lợi ích của tư duy cởi mở cũng như làm thế nào để có tư duy này nhé!

Tư duy cởi mở là gì?

Từ góc độ tâm lý học, thuật ngữ “cởi mở” (open-minded) thường được hiểu là sẵn sàng cân nhắc hoặc lắng nghe những ý tưởng, ý kiến và thông tin, dù nó mới lạ và khác biệt với quan điểm của mình.

Tư duy cởi mở hiểu đơn giản thì đây chính là một tư tưởng tích cực. Luôn luôn sẵn sàng tiếp thu những ý tưởng cũng như lập luận và thông tin theo nhiều hướng. Thậm chí những ý kiến này sẽ khác biệt hoặc mâu thuẫn với những quan điểm. Đó là một khả năng cần thiết để tư duy phản biện một cách nghiêm túc và hợp lý. Khi có được tư duy mở, sẽ giúp cho bạn có cái nhìn đa chiều hơn.

Tư duy mở được coi là một yếu tố vô cùng thiết để một người có thể tiếp thu những tư tưởng mới

Yếu tố ảnh hưởng đến tư duy cởi mở

Tư duy mở không phải tự nhiên mà có cũng không ai cũng giống ai. Tư duy cởi mở có thể trau dồi được trong cuộc sống hàng ngày và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

Tính cách: Cởi mở là 1 trong 5 chiều tính cách góp mặt trong bài trắc nghiệm tâm lý Big Five (hòa đồng, tự chủ, bất ổn cảm xúc, hướng ngoại, cởi mở). 

Sự cởi mở là yếu tố góp phần tạo nên tính cách của con người

Chuyên môn: Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong lĩnh vực chuyên môn mọi người thường mong đợi các chuyên gia nhiều hơn là vào bản thân mình. Khi họ cảm thấy rằng sự hiểu biết hoặc kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó của bản thân ít hơn người khác, họ sẽ cảm thấy khó cởi mở hơn. Đây được gọi là dogmatism effect (tạm dịch: hiệu ứng giáo điều).

Tư duy theo lối mòn cũ: Mỗi người sẽ có một mức độ chấp nhận khác nhau đối với một điều mới mẻ nào đó mà họ cảm thấy vẫn còn mơ hồ không chắc chắn. Khi đối mặt với quá nhiều sự mơ hồ đó, họ sẽ bị cảm thấy lo lắng, khó chịu và bất an. Vì vậy, nhiều người có xu hướng duy trì niềm tin cố hữu của mình để giữ mọi thứ đơn giản và dễ hiểu.

Khi đối mặt với quá nhiều sự mơ hồ, có người sẽ cảm thấy khó chịu và bất an, do đó, thay vì lựa chọn phương án mới, họ chọn đi theo lối mòn, tư duy cũ

Lợi ích của tư duy cởi mở

Có được cái nhìn sâu sắc

Với những người có tư duy mở, họ sẽ luôn luôn phát triển kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, các ý tưởng sáng tạo mới. Theo đó, nhân sinh quan sẽ trở nên tốt hơn, có thể tư duy được kỹ càng và thấu đáo hơn nhìn nhận sự việc một cách nhạy bén, hiểu người, hiểu sự việc tốt.

Có những trải nghiệm mới

Một người cởi mở sẽ có thể trải nghiệm những điều mới và khám phá một cuộc sống phong phú và đầy màu sắc. Khi sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới mẻ đồng nghĩa với việc ta mong muốn trải nghiệm nhiều điều thú vị và tâm hồn sẽ trở nên phong phú hơn.

Đạt được sự phát triển bản thân

Tư duy cởi mở giúp suy nghĩ của bạn thoáng hơn, dám đi ngược lại với những điều cũ kỹ và thử nghiệm điều mới lạ để từ đó phát triển bản thân. Khi bạn tiếp cận những người có quan điểm và kinh nghiệm khác nhau, bạn sẽ học được nhiều điều mới mẻ hơn, từ đó nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh và làm cho bản thân ngày một tốt đẹp.

Tư duy cởi mở giúp bạn học hỏi và phát triển bản thân không ngừng mà không cần quá bận tâm đến vấn đề tuổi tác

Trở nên mạnh mẽ

Luôn cởi mở với những ý tưởng và trải nghiệm mới có thể giúp bạn trở thành một người mạnh mẽ hơn, sôi nổi hơn. Kinh nghiệm và kiến thức của bạn tiếp tục xây dựng dựa trên nhau.

Lạc quan hơn

Một trong những vấn đề của việc sống khép kín là dẫn đến cảm giác tiêu cực. Những người cởi mở với tư duy đã được nâng cao, mở rộng nên những người có tư duy cởi mở thường rất lạc quan vào cuộc sống. Cùng với đó, họ luôn phấn đấu không ngừng để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

7 cách để nuôi dưỡng tư duy cởi mở

Học cách đặt câu hỏi cho chính mình

Mọi người thường có xu hướng tự tin vào lập trường của chính mình. Nhưng điều này có thể dẫn đến suy nghĩ bảo thủ, lối tư duy đóng, … Một phần của sự cởi mở gắn liền với việc đặt câu hỏi cho chính bản thân bạn.Khi tiếp cận một vấn đề mới, bạn có thể thử những câu hỏi như sau:

  • Mức độ hiểu biết thực sự của mình về chủ đề này?

  • Nguồn thông tin này đáng tin cậy như thế nào?

  • Mình đã xem xét các ý tưởng/ ý kiến khác chưa?

  • Mình có bất kỳ thành kiến nào có thể ảnh hưởng đến suy luận của mình không?

Đặt mục tiêu trải nghiệm những điều mới ít nhất 1 lần mỗi tháng

Để đạt kết quả mong muốn, bạn phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất để mở rộng tầm nhìn của bản thân. Bước đầu tiên là chọn một điều mới lạ để trải nghiệm mỗi tháng.

Nếu bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu, dưới đây là một vài gợi ý:

  • Đọc một cuốn sách hoặc tạp chí không thuộc thể loại ưa thích của bạn.

  • Thử một món ăn mới.

  • Dành một ngày tình nguyện.

Bất cả những trải nghiệm mới nào cũng là cơ hội cho ta tích lũy

Học cách quan sát bằng nhiều góc nhìn

Một cách rèn luyện tư duy mở quan trọng mà bạn cần phải biết là hãy học cách quan sát bằng nhiều góc nhìn. Khi bạn nhìn nhận, phân tích sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh bằng nhiều góc độ để có kết luận chính xác về một vấn đề, tình huống nào, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin giá trị cho mình.

Để bản thân bị tổn thương

Sợ bị tổn thương đồng nghĩa rằng bạn sẽ mất đi nhiều cơ hội để phát triển. Khi trải nghiệm những điều lạ, tiếp cận với những người mới và cố gắng nắm bắt những ý tưởng thú vị, đôi khi bạn sẽ thất bại hoặc thất vọng. Nếu bạn chấp nhận điều đó và sẵn sàng chịu đựng tổn thương, bạn sẽ sớm nhận ra rằng ngay cả khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch, mọi thứ vẫn ổn.

Mở rộng vòng kết nối với mọi người

Vòng tròn bạn bè của bạn càng rộng, bạn càng có nhiều khả năng tiếp xúc với những ý tưởng khác nhau. Đây là chìa khóa để trở thành một người cởi mở hơn.

Ngừng đưa ra các giả định

Nếu bạn cảm thấy mình liên tục nói những điều sau:

  • Tôi sẽ không bao giờ thích điều đó.

  • Tôi chỉ không liên quan đến những người…

  • Đó không phải là điều của tôi.

  • Tôi sẽ không bao giờ phù hợp với…

  • Tôi không nghĩ mình sẽ được chào đón…

  • Những người sống như vậy đều là…

Đưa ra quá nhiều giả định chính là cách hủy hoại tư duy cởi mở

Đầu tiên, nhận thức được thực tế là bạn làm điều đó. Sau đó, hãy nỗ lực hết mình để ngăn bản thân lại và diễn đạt lại giả định mình. Thay vì cho rằng không bao giờ thích thứ gì đó, hãy sắp xếp lại suy nghĩ chẳng hạn: bạn không chắc liệu mình có thích thứ gì đó hay không nhưng sẵn sàng thử.

Để cảm xúc thuận theo tự nhiên

Việc học cách yêu thuận theo tự nhiên và làm theo không phải là điều dễ dàng. Nếu bạn liên tục nói với bản thân rằng bạn không nên thử những điều mới thì bạn sẽ vẫn sẽ giữ tư duy khép kín. Sống thuận theo tự nhiên là sống đúng với tâm tính, ý nguyện của mình để khiến cho bản thân vui vẻ, hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Kết luận:

Như vậy là với bài viết trên AIA đã chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ thông tin chi tiết về tư duy cởi mở là gì? Cũng như lợi ích của tư duy mở và làm thế nào để rèn luyện lối suy nghĩ tích cực hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho công việc cũng như cuộc sống của bạn. Đừng quên đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác của AIA nhé!

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ