Bertram Forer, người đầu tiên thí nghiệm về hiệu ứng Barnum
Điều đáng chú ý là phần lớn sinh viên tin rằng những mô tả này phản ánh chính xác tính cách của họ. Khi được yêu cầu đánh giá mức độ đúng đắn của bản phân tích trên thang điểm 5, họ đã chấm trung bình 4,3/5. Qua đó, Forer kết luận rằng con người dễ dàng bị thuyết phục bởi những mô tả chung chung nhưng mang tính tích cực về bản thân – một hiện tượng liên quan đến thiên kiến xác nhận.
Ban đầu, hiệu ứng này chưa có tên chính thức. Mãi đến năm 1956, nhà tâm lý học Paul Meehl đã đặt tên nó theo tên của một nghệ sĩ xiếc nổi tiếng với tài thao túng tâm lý công chúng, là Phineas Taylor Barnum.
3. Các hình thức hoạt động của hiệu ứng Barnum trong cuộc sống
Dù là được thực hiện dưới hình thức nào, hiệu ứng Barnum cũng thường đi theo nguyên lý hoạt động như sau:
Đầu tiên là tạo sự kết nối với đối tượng, đưa ra những lời khuyên mang tính cá nhân
Sử dụng nhiều phương pháp, cách thức truyền đạt khác nhau để đối tượng tin tưởng tuyệt đối vào nội dung được truyền đạt.
Cuối cùng là dựa trên những gì đã có ở trước, phát triển thêm các phương thức khác nhau để đối tượng tiếp tục tin vào những lời truyền đạt tiếp theo.
Dưới đây là một vài trường hợp điển hình nhất thường xuyên sử dụng hiệu ứng Barnum trong cuộc sống:
3.1. Các hình thức dự đoán về số phận, tương lai
Những phương pháp như tử vi, bói toán, cung hoàng đạo, thần số học hay thậm chí là các bài viết phân tích tính cách dựa trên năm sinh, mùa sinh đều tận dụng hiệu ứng Barnum. Chúng đưa ra những nhận định chung chung nhưng có vẻ rất sát với cá nhân mỗi người.
Ví dụ, một dự đoán phổ biến như "Bạn là người sâu sắc, nhạy cảm, đôi khi hơi dè dặt nhưng khi cần thiết, bạn có thể rất quyết đoán" thực ra có thể áp dụng cho phần lớn mọi người, đây gần như là một điều hiển nhiên trong cuộc sống. Nhưng lại khiến người đọc cảm thấy thông tin đó rất đúng với bản thân mình, từ đó tin tưởng hơn vào hệ thống dự đoán.
3.2. Các bài viết mang tính cá nhân như các bài kiểm tra về tính cách
Những bài trắc nghiệm kiểm tra tính cách online thường đưa ra những kết luận khá chung chung, nhưng lại khiến nhiều người đọc tin rằng những nhận xét đó cá nhân hóa riêng cho họ.
Ví dụ như “Bạn là người năng nổ và ham học hỏi với những kỹ năng sáng tạo rất rõ ràng” hay “Bạn luôn quan tâm đến cảm xúc của người khác, nhưng đôi khi lại che giấu cảm xúc của chính mình”. Những mô tả thường đề cao người đọc, khiến cho họ thỏa mãn nhu cầu được công nhận.
Cũng chính vì vậy, chỉ với những lời nhận xét đơn giản cũng khiến cho người đọc cảm thấy tin tưởng, cảm thấy rất đúng với bản thân.
3.3. Những nội dung mang tính cá nhân hóa trong các quảng cáo
Các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing, thường sử dụng hiệu ứng Barnum để tạo ra cảm giác "cá nhân hóa" trong quảng cáo. Một số ví dụ điển hình bao gồm:
Quảng cáo nhắm vào cá nhân: Những câu như "Chúng tôi có chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng cho bạn" hoặc "Bạn chắc chắn sẽ yêu thích sản phẩm này" tạo cảm giác thương hiệu đang gửi gắm thông điệp đến từng khách hàng, dù thực chất điều này áp dụng chung cho rất nhiều khách hàng.
Thông điệp chung chung nhưng có vẻ rất phù hợp: Một số chiến dịch quảng cáo sử dụng các thông điệp như "Nếu bạn là một người sáng tạo, bạn sẽ thích sản phẩm này" hoặc "Dành cho những ai luôn tìm kiếm sự đổi mới". Những câu slogan này đủ để đánh vào tâm lý của khách hàng, khiến nhiều người có thể đồng cảm, tin rằng sản phẩm phù hợp với mình
Email marketing cá nhân hóa: Các thương hiệu thường gửi email với tiêu đề như "Chúng tôi có một món quà đặc biệt dành riêng cho bạn!", nhưng thực tế đó là một chiến dịch gửi hàng loạt với nội dung được cá nhân hóa tự động.