Bài viết

Hội chứng sợ người khác nhìn mình là gì? Cách khắc phục

14/04/2023 dot 7 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Hội chứng sợ người khác nhìn mình được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, đa phần là do tâm lý con người đã bị ảnh hưởng. Cùng tìm hiểu về hội chứng sợ người khác nhìn mình và các cách để khắc phục hội chứng này qua bài viết dưới đây.

Hội chứng sợ người khác nhìn mình là gì?

Hội chứng sợ người khác nhìn mình hay còn gọi là Scopophobia là một nỗi sợ xảy ra với nhiều người khi họ cảm thấy lo lắng, hay không thoải mái khi có cảm giác mình là trung tâm của sự chú ý.

Cũng giống như những nỗi ám ảnh khác, hội chứng sợ người khác nhìn mình có thể dẫn tới sự lo lắng trầm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hội chứng sợ người khác nhìn mình. Tuy nhiên, đa số những người mắc hội chứng này cũng đã từng trải qua các rối loạn lo âu khác.

Các bác sĩ tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) lưu ý rằng một số người mắc các bệnh lý thần kinh như hội chứng Tourette và bệnh động kinh của có thể phát triển chứng sợ người khác nhìn mình.

Ngoài ra, hội chứng này cũng có thể phát triển do một sự kiện đau thương, chẳng hạn như bị bắt nạt, bị người khác kinh thường…

Triệu chứng

Hội chứng sợ người khác nhìn mình có thể có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng đó là:

●       Lo lắng quá mức

●       Đỏ mặt

●       Tim đập nhanh

●       Đổ mồ hôi

●       Khô miệng

●       Khó tập trung

●       Bồn chồn

●       Có những cơn hoảng loạn

Hội chứng Scopophobia ảnh hưởng của đến cuộc sống như thế nào?

Hội chứng Scopophobia có thể khiến bạn né tránh các tình huống xã hội, ngay cả với những cuộc tụ họp nhỏ với bạn bè. Nếu các triệu chứng của bạn trở nên trầm trọng, nỗi sợ người khác nhìn mình có thể khiến bạn né tránh cả những cuộc gặp mặt thông thường như thăm khám bác sĩ, trao đổi công việc với đồng nghiệp…

Khi bạn mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình, bạn sẽ thường lo lắng về việc bị soi mói. Điều này có thể hạn chế công việc và cả chuyện tình cảm của bạn. Bạn có thể bỏ lỡ những điều thú vị khác trong cuộc sống như đi du lịch với đồng nghiệp, tham gia các buổi tiệc lớn, hay ngay cả đi sinh nhật bạn bè…

Cách khắc phục hội chứng sợ người khác nhìn mình đơn giản nhất

Nếu bạn cảm thấy lo lắng ngày càng tăng do hội chứng sợ người khác nhìn mình, bạn có thể thực hiện một số hành động giúp bản thân bình tĩnh hơn, hay chọn cách kết nối với mọi người nhiều hơn để xua tan hội chứng này.

1. Nhắm mắt lại

Nhắm mắt lại giúp bạn né tránh được ánh mắt của đối phương đang nhìn mình. Đó là cách nhanh nhất để giảm căng thẳng khi mắt hội chứng này. Thêm vào đó, nhắm mắt lại cũng khiến bản thân bình tĩnh hơi, kiểm soát tâm trạng và cảm xúc một cách dễ dàng hơn.

2. Thở sâu

Điều hòa nhịp thở sẽ hỗ trợ giảm lo lắng hiệu quả. Bạn cần hít thật sâu, thở đều để cảm thấy thoải mái hơn. Trước những tình huống khiến bạn cảm thấy sợ hãi, hãy chú ý vào nhịp thở của mình nhé!

3. Thư giãn

Thư giãn chính là cách để cơ thể nghỉ ngơi. Bạn hãy giải tỏa cảm xúc bằng cách để cho tâm trí mình nghỉ ngơi. Điều quan trọng là không nghĩ đến nỗi sợ hãi đó nữa, sự lo lắng của bạn sẽ mau chóng qua thôi.

4.  Đi bộ

Thường xuyên đi bộ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp bạn có một tinh thần thoải mái hơn. Bạn có thể dành 30 phút đi bộ mỗi ngày, duy trì nó thành một thói quen sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể hội chứng Scopophobia này đó.

5. Kết nối nhiều hơn với mọi người

Đối với người mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình, việc giao tiếp với mọi người có vẻ sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn phải biết đối mặt với nỗi sợ của mình bằng cách kết nối nhiều hơn với mọi người.

Hãy dành thời gian để nói chuyện với những người thân thiết như bố mẹ, bạn bè, rồi dần dần hãy thử làm quen với những người bạn mới. Rèn luyện bằng cách này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng của hội chứng Scopophobia.

Lời kết:

Hội chứng sợ người khác nhìn mình là một hội chứng khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây nên. Để đối phó với hội chứng scopophobia rất khó, bạn hãy tuân thủ các phương pháp điều trị và kiểu soát nó nhớ các kỹ thuật thư giãn. Thêm vào đó, bạn nên tìm đến các bác sĩ và chuyên gia để cải thiện bệnh lý này tốt hơn.

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ