Bài viết

7 cách ĐƠN GIẢN cải thiện lòng tự trọng và sự tự tin

28/07/2023 dot 10 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Lòng tự trọng là một trong những giá trị đạo đức tốt đẹp của mỗi con người. Nó được xem như là thước đo đánh giá nhân phẩm, tính cách của mỗi người. Nó cũng được xem là một trong những thước đo danh dự mà mỗi người tự đặt ra cho chính bản thân mình. Vậy biểu hiện của lòng tự trọng là gì? Cùng tham khảo rõ hơn trong bài viết sau.

1. Lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng là một nét đẹp văn hoá và nhân phẩm từ lâu đời của người Việt Nam. Ông bà từ ngàn đời xưa đã dạy rằng “ Giấy rách phải giữ lấy lề" hay “ Đói cho sạch, rách cho thơm",... Đây là những câu ca dao răn dạy con cháu về việc giữ gìn nhân phẩm thể diện cho chính mình và gia đình, dòng họ, cội nguồn của mình.

Hiểu theo cách đơn giản hơn, lòng tự trọng chính là ý thức chủ quan của bạn về giá trị của bản thân mình. Nó thể hiện ở sự tự tin, cách bảo vệ chính mình khi bị người khác xúc phạm,… Tuy nhiên trong đời sống hiện đại ngày nay không có ít người vì ham danh lợi mà đánh mất đi lòng tự trọng của bản thân mình.

Tự tin thể hiện bản thân mình cũng là tôn trọng chính mình

2. Tầm quan trọng của lòng tự trọng?

Tại sao lòng tự trọng lại được mọi người đề cao đến như vậy? Có thể nói lòng tự trọng chính là biểu hiện cho giá trị của mỗi người, người có lòng tự trọng thường hiểu được cách cư xử đúng chừng mực để nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Ngược lại những người không có lòng tự trọng thường đánh mất giá trị của chính mình hay có thói tiểu nhân.

Những giá trị của lòng tự trọng có thể kể đến như sau:

  • Giúp bạn học được cách tôn trọng chính bản thân mình cũng như tôn trọng người khác. Hiểu được rằng chỉ có bạn và duy nhất chính bạn mới có thể để người khác làm tổn thương mình.

  • Giúp bạn có thêm động lực, sự quyết tâm để hoàn thành mọi công việc hay nhiệm vụ được giao. Chính lòng tự trọng sẽ thôi thúc bạn hoàn thành đúng trách nhiệm và bổn phận của mình để tránh làm ảnh hướng đến mọi người xung quanh.

  • Nâng cao giá trị và sự uy tín của bản thân bạn với mọi người xung quanh

  • Có được sự quý mến, tôn trọng và nể phục từ mọi người xung quanh. Sự nỗ lực, cống hiện của bạn sẽ được mọi người ghi nhận và vinh danh,...

Lòng tự trọng chính là nhận thấy rõ giá trị của bản thân

Ngoài những giá trị nêu trên, lòng tự trọng còn giúp bạn nhận thấy rõ những điểm yếu của mình. Nó giúp bạn nhìn nhận rõ bản thân đang sống đúng lương tâm và trách nhiệm hay không. Ví dụ đứng trước một việc làm sai trái, người có lòng tự trọng sẽ nhận thấy nếu tiếp tục hành động thì mình sẽ phạm sai lầm. Hay nói các khác, lúc này lòng tự trọng giúp bạn biết dừng lại để bảo vệ chính danh dự và phẩm giá của chính mình.

3. Biểu hiện của lòng tự trọng?

Một trong những điểm mà nhiều người thường nhầm lẫn chính là lòng tự trọng và tính tự ái. Tính tự ái xuất phát từ cái tôi hoặc sân hận của bản thân, ví dụ khi bạn làm sai điều gì và bị người khác nhắc nhở. Người tự ái sẽ nổi giận và bỏ đi nhưng người có lòng tự trọng sẽ biết cách lắng nghe, nếu đúng thì chấp nhận sửa chữa lỗi lầm của mình. Bên cạnh đó, biểu hiện của lòng tự trọng còn thể hiện qua:

  • Ý thức được giá trị của bản thân, không tự cao, tự mãn bốc đồng

  • Biết cách tiếp nhận thông tin, học cách hoàn thiện bản thân ngày một tốt hơn

  • Cố gắng nỗ lực làm việc bằng chính thực lực của bản thân mình

  • Biết nhận lỗi lầm, không để tham- sân- si che mờ đi lòng chính trực của mình

4. 7 Cách cải thiện lòng tự trọng của bản thân

Lòng tự trọng là một trong những thước đo chuẩn mực của xã hội tuy nhiên không phải ai cũng có thể kiểm soát tốt cái tôi của riêng mình. Có thể bạn là người có cái tôi quá cao và tự mãn hoặc có thể bạn thuộc tuýp người đang đánh rơi đi mất danh dự của chính mình. Vậy làm sao để cải thiện lòng tự trọng của bản thân? Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể tham khảo.

Bí quyết giúp bạn cải thiện lòng tự trọng của chính mình

4.1 Viết ra danh sách những điều ngưỡng mộ bản thân

Viết một danh sách những điều ngưỡng mộ bản thân? Thoạt nghe có thể bạn thấy thật vô lý nhưng không đâu, đây chính là bí quyết giúp bạn cải thiện chính mình. Việc lên một danh sách những điều mà bạn ngưỡng mộ chính mình giúp bạn hiểu rõ mình là ai, mình cần nỗ lực để hoàn thiện điều gì tiếp theo.

Ví dụ bạn ngưỡng mộ chính bản thân mình bởi sự có trách nhiệm của bản thân khi là việc. Tuy nhiên dạo gần đây bạn lại nhận thấy đâu đó bạn bắt đầu xuất hiện tính tự cao với bạn bè đồng nghiệp, đây chính là thời điểm để xem xét và điều chỉnh lại hành vi của chính bản thân mình.

4.2 Ngừng làm hài lòng người khác

Thật đáng buồn khi bạn cứ mải mê làm những điều mà người khác sai bảo. Bạn lo sợ việc mình cười quá to hay cách ăn mang của mình sẽ bị đồng nghiệp và mọi người xung quanh đánh giá,... Điều này không khác gì bạn đang sống cho ước mơ của người khác.

Mỗi người đều có những tính cách riêng biệt do vậy bạn phải được là chính bạn, đừng quan ngại những lời đánh giá từ xung quanh. Ai cũng có một lần sống ở trong đời, do vậy bạn phải được là chính mình, phải có giá trị và tiếng nói riêng của chính mình.

Ngưng làm hài lòng mọi người xung quanh, sống vì chính mình

4.3 Bước ra khỏi vùng an toàn

Bước ra khỏi vùng an toàn cũng là một trong những cách giúp nâng cao giá trị của bản thân hay lòng tự trọng của chính mình. Một số người có xu hướng lo sợ hay quan ngại bản thân không đủ khả năng hoàn thành những công việc hay nhiệm vụ mới được giao. Bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình giúp bạn có nhiều cơ hội để thử sức chính mình hơn từ đó nâng cao giá trị của bản thân mình.

4.4 Ngừng so sánh bản thân với người khác

Không nên so sánh bản thân mình với người khác, khái niệm “con nhà người ta" rất phổ biến tại Việt Nam. Sự so sánh, áp đặt thành tích của chính mình với người khác vô tính tạo nên một sức ép lớn cho bạn. Điều này đôi khi khiến bạn cảm thấy nản chí và tự ti không muốn làm việc gì.

Không nên so sánh hay sống vì quan điểm của người khác

4.5 Đặt ranh giới trong các mối quan hệ

Trong mọi mối quan hệ bạn cần nên có ranh giới rõ ràng, điều này vừa giúp bạn giữ giá trị của mình cũng như sự tôn trọng mà người khác dành cho bạn. Thêm vào đó, việc xác định ranh giới rạch ròi giúp bạn hiểu được bạn là ai, bạn nên làm gì và bạn phải làm gì để bản thân mình có thể tốt lên và được mọi người xung quanh công nhận.

4.6 Ăn mừng thành công

Bạn có quyền được tận hưởng cảm giác thành công trong công việc hay học tập. Ví dụ bạn có thể thưởng cho mình một ly trà sữa khi bạn được điểm 10 trong đợt kiểm tra cuối kỳ. Điều này không phải là tự mãn, đây chỉ là yêu thương bản thân mình. Ngoài ra nó cũng giúp bạn tạo nên động lực cho những cố gắng tiếp theo để bản thân luôn nỗ lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Học cách sống cho chính mình giúp nâng cao giá trị của bản thân

4.7 Bỏ qua những người tiêu cực

Những người tiêu cực thường gieo rắc những năng lượng xấu và không được tích cực. Khi bạn tiếp xúc với quá nhiều nguồn năng lượng tiêu cực sẽ khiến bản thân bạn trở nên dễ cáu gắt, nản chí, dễ bực bội hơn,... Điều này một phần nào khiến bạn cảm thấy hoài nghi về bản thân hay dần dần đánh mất lòng tự trọng của chính mình. Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn chính là tránh xa những nguồn năng lượng này để bản thân có cơ hội phát triển tốt hơn.

Lòng tự trọng là một nét đẹp trong nền văn hoá Việt, hy vọng rằng bạn sẽ luôn giữ vững được nhưng giá trị cốt lõi của bản thân mình. Hy vọng bài viết trên đã một phần nào đó giúp bạn hiểu rõ hơn về cách cải thiện cũng như rèn luyện chính cái tôi, chính lòng tự trọng của mình.

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ