Bài viết

7 cách vượt qua sự lười biếng để tăng hiệu suất công việc

04/11/2023 dot 3 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Đi kèm với sự tiến bộ vượt bật của nền văn minh nhân loại thì dường như con người ta cũng ngày càng trở nên lười biếng hơn. Đôi khi bạn hiểu rõ bạn cần phải làm gì hay điều gì thật sự tốt cho các mục tiêu mà bạn đã đề ra. Tuy nhiên sự lười biếng lại khiến bạn dần mất đi động lực và sự hứng thú với mọi thứ,.... Vậy đâu là cách để gạt bỏ đi sự lười biếng của chính mình? Thân mời bạn cùng tìm hiểu trong nội dung sau.

Tác hại của sự lười biếng

Trên thực tế ai cũng hiểu rõ lười biếng là một trạng thái không tốt và cần loại bỏ ra khỏi cuộc sống của mình. Nhưng phần lớn mọi người đều chọn cách bào chữa cho chính mình khi bị khiển trách là lười biếng. Lấy ví dụ đơn giản như một số người lười dọn nhà cửa và họ sẽ nói rằng có dọn dẹp rồi nhà cũng sẽ bẩn lại mà thôi,... Nhìn chung biểu hiện của sự lười biếng là thường rất giỏi tìm lý do biện minh cho hành động của chính mình.

Lười biếng là một thói quen không tốt và cần nên loại bỏ từ sớm

Sự lười biếng là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về sức khỏe. Một số nghiên cứu [1] đã chỉ ra rằng sự lười biếng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Lười biếng như một căn bệnh nan y khó chữa mà theo đó chỉ có bạn, duy nhất chính bạn mới có thể cứu lấy mình.

Làm dang dở các mục tiêu

Khi bản thân trở nên lười biếng bạn sẽ không còn động lực để hoàn thành các mục tiêu mà mình đề ra, từ đó khiến bạn ngày càng cách xa ước mơ của mình. Trì hoãn, không chịu làm việc chăm chỉ hay thậm chí là trốn tránh các nhiệm vụ được giao sẽ khiến bạn khó lòng hoàn thành ước mơ của mình. 

Sự lười nhát khiến bạn mất đi động lực, đam mê làm việc

Gia tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe

Lười vận động, lười tập thể dục,... là một trong những vấn nạn sức khỏe phổ biến thường thấy trong đời sống hiện đại ngày nay [2]. Khi bạn lười vận động hay lười tập thể dục sẽ khiến cơ thể dễ dàng gặp các vấn đề như béo phì, đái tháo đường hay thậm chí là trầm cảm,... Những vấn đề sức khoẻ này còn gây ra các hệ quả không đáng có như miệt thị ngoại hình, làm tổn thương lòng tự trọng của chính bạn.

Ít vận động làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh không đáng có

Huỷ hoại các mối quan hệ

Chắc hẳn không ai muốn làm việc hay hợp tác cùng những người lười nhác bởi nguy cơ ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc là rất cao. Việc lười nhác trong công việc hay bất kỳ vấn đề nào đều làm cho mọi người xung quanh khó chịu thậm chí là gây ra những bất đồng hay tranh cãi không đáng có. Điều này phần nào đó khiến các mối quan hệ bị rạn nứt thậm chí là khó nhìn mặt nhau cho những dự án về sau.

Khó thăng tiến trong công việc

Như đã phân tích trong những nội dung trên sự lười biếng khiến bạn mất dần đi động lực, sự nhiệt huyết trong công việc của mình. Ngoài ra chính sự lười biếng cũng gây nên những tác động xấu trong các mối quan hệ đồng nghiệp chốn công sở,... Chính những điều này đã phần nào đó cản trở cho công việc của bạn.

Khi bạn lười biếng, bạn tự mình đánh mất đi cơ hội thăng tiến của bản thân

Bỏ lỡ những cơ hội tuyệt vời

Sự lười biếng khiến bạn mãi đứng yên một chỗ thậm chí là thụt lùi hơn nhiều so với bạn bè của mình. Bạn sẽ không thể biết được sự tuyệt vời khi đón những tia sáng đầu tiên trong ngày trên đỉnh đồi cùng bạn bè hay những đêm dài thức làm việc để hoàn thành dự án,... Chính sự lười biếng đã khiến bạn bỏ lỡ đi nhiều cơ hội tuyệt vời của tuổi trẻ.

Ảnh hưởng đến sự tự tin

Như đã nêu ở trên, sự lười biếng khiến bạn bước lùi lại cả về kỹ năng lẫn kiến thức. Làm sao có thể tự tin đối thoại hay trao đổi công việc khi bạn hiểu rõ bản thân mình đang đứng ở đâu trên bàn hội nghị này. Đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua vô bổ, hãy bắt đầu học, bắt đầu làm từ những việc đơn giản nhất. Có thể bạn chưa tiến bộ một cách vượt bật, tuy nhiên chỉ cần bạn hôm nay tiến bộ hơn bạn của ngày hôm qua đã là một sự cố gắng đáng nể phục.

Vì quá lười biếng nên bạn dần đánh mất đi những cơ hội đáng quý trong đời

7 cách vượt qua sự lười biếng trong công việc

Lười biếng quả thật là một căn bệnh nan y đáng sợ mà mỗi người cần phải tiêu diệt nó từ sớm. Vậy làm sao để vượt qua sự lười biếng trong công việc? Dưới đây là một số bí quyết nhỏ mà bạn không nên bỏ qua.

Đặt mục tiêu có thể đo lường được

Đặt mục tiêu trong công việc hay trong cuộc sống giúp bạn phần nào dễ dàng đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về cách lên mục tiêu cho bản thân mình. Bạn nên đặt những mục tiêu có tính định lượng, dễ dàng đo lường được. Điều này đồng nghĩa với việc mục tiêu của bạn càng chi tiết và rõ ràng thì càng dễ dàng để thực hiện.

Mục tiêu càng rõ ràng càng dễ thực hiện

Ngoài ra những mục tiêu có thể đo lường được còn giúp bạn hạn chế việc bản thân mất động lực hay lười biếng. Bạn có thể sử dụng phương pháp SMART hay phương pháp quản trị mục tiêu OKR để dễ dàng quản lý các kế hoạch mà mình đã đề ra.

Lập kế hoạch hành động chi tiết

Bên cạnh yếu tố có thể đo lường thì bạn cần nên lên kế hoạch một cách chi tiết nhất có thể. Một kế hoạch càng chuẩn chỉn và chi tiết đồng nghĩa với việc bạn hiểu rõ nó như thế nào. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn điều bạn đang làm, điều bạn cần phải làm trong thời gian tới. Đây cũng chính là chìa khoá cho sự nhiệt huyết trong công việc, từ đó giúp bạn chiến thắng sự lười nhác của chính mình.

Sử dụng điểm mạnh của bản thân

Mỗi người đều có một thể mạnh nhất định, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu xem IKIGAI của mình là gì. Hiểu rõ thế mạnh của bản thân cho phép bạn áp dụng những ưu điểm của mình để giải quyết công việc một cách tốt nhất có thể. Một số nghiên cứu [3] đã cho thấy rằng việc vận dụng ưu điểm của mình để giải quyết vấn đề sẽ giúp tối đa hoá chất lượng công việc của bạn.

Tận dụng tối đa các ưu điểm của mình làm bàn đạp cho thành công bước tiến

Ghi nhận thành tích mà bạn đạt được

Tự khen ngợi mình cũng là một trong những cách giúp bạn hoàn thành tốt các việc làm của mình. Bạn có thể tự thưởng cho mình một buổi sáng ngồi đọc sách mà không cần làm việc hay một ly trà sữa ngọt ngào. Nhìn chung việc ghi nhận thành tích của bản thân giúp bạn nuôi dưỡng sự nhiệt huyết trong mình và luôn nỗ lực vươn lên.

Tìm cách tránh phân tâm

Một trong những lý do khiến bạn trở nên lười nhác đó chính là sự sao nhãng, không chú tâm vào công việc. Ví dụ bạn sẽ cảm thấy 5 phút lướt mạng xã hội trôi qua nhanh hơn so với 5 phút làm việc. Do vậy bạn cần tìm cách để tránh những điều phiền nhiễu không đáng có làm phiền bạn.

Cố gắng luôn giữ vững sự tập trung của bản thân khi làm việc

Bạn nên tìm cho mình những không gian làm việc yên tĩnh, ít bị ảnh hưởng của người khác. Bạn cũng nên tạo thói quen ngồi vào bàn làm việc và thật sự tập trung để làm việc. Nếu bạn không phải là người tập trung tốt thì có thể sử dụng một số phương pháp như Pomodoro để có thể quản trị sự tập trung của mình tốt hơn.

Biến những công việc tẻ nhạt trở nên thú vị

Một trong những điểm mấu chốt khiến bạn trở nên lười biếng xuất phát từ việc bạn cảm thấy công việc quá chán ngán. Hãy tìm cách để biến những công việc thường ngày thành những niềm vui trong cuộc sống của bạn. Bạn có thể vừa nghe nhạc vừa làm việc hay thậm chí là vừa nấu ăn vừa suy nghĩ ý tưởng cho chiến dịch mới của mình.

Tự thưởng cho mình

Đừng quên tự thưởng cho bản thân những món quà nhỏ sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ hay công việc được giao. Điều này như một lời cảm ơn sâu sắc đến chính bạn và cũng chính là bạn đang tiếp thêm động lực cho chính mình trong những công việc tiếp theo …

Tự tìm niềm vui ngọt cho chính bản thân mình

Kết luận: Sự lười biếng, lười nhát luôn để lại những hậu quả khôn lường mà không một ai có thể lường trước được. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào đó hiểu rõ những tác hại của việc lười nhác gây nên. Chúc bạn có một ngày làm việc nhiều niềm vui và đầy hiệu quả.

 

Nguồn tham khảo:

[1] Alexandra Brewis and Amber Wutich; Lazy, Crazy, and Disgusting: Stigma and the Undoing of Global Health, 2019

[2] ‘Claudia Chaufan (et al.), You Must Not Confuse Poverty with Laziness’: A Case Study on the Power of Discourse to Reproduce Diabetes Inequalities,2013

[3] Elizabeth F. Cabrera, The Six Essentials of Workplace Positivity, 2012

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ