Nghiên cứu thông tin thật kỹ càng trước khi tham gia phản biện
2.2 Xác định các dữ liệu ẩn
Có những lúc vì quá chú tâm vào một vấn đề mà bạn quên mất đi việc xem xét những khía cạnh khác của sự việc. Critical Thinking giúp bạn rèn luyện thói quen quan sát, phân tích tình huống từ nhiều góc độ khác nhau từ đó hạn chế được việc nhìn nhận phiến diện một vấn đề.
2.3 Tăng kiến thức mới
Một trong những lợi ích của tư duy phản biện chính là việc tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới. Để có thể phản biện hay bảo vệ một vấn đề đòi hỏi bạn phải biết rõ vấn đề đó, muốn vậy bạn phải tìm tòi rất nhiều. Nói cách khác, rèn luyện tư duy phản biện đồng nghĩa với việc bạn phải dung nạp thêm một lượng mới kiến thức liên quan.
3. 9 cách rèn luyện tư duy phản biện
Không thể phủ nhận vai trò của Critical Thinking trong đời sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện của mình trở nên tốt hơn? Cùng tham khảo một số phương pháp sau:
3.1 Xem xét thông tin một cách cẩn thận
Điểm lưu ý trong tiên trong việc rèn luyện Critical thinking chính là tính cẩn thận.Bạn phải hết sức cẩn trọng trước những dẫn chứng, số liệu mà mình đưa ra. Nên lưu ý rằng trong việc phản biện mọi thông tin đưa ra đều bắt buộc phải có tính xác thực. Người tham gia phản biện cần chuẩn một số câu hỏi liên quan như:
Thông tin này đã được cập nhật hay chưa?
Bằng chứng nào xác minh lập luận này là chính xác?
Dữ liệu bạn đưa ra đã được xác thực hay chưa?
3.2 Xem thông tin đến từ đâu
Để trở thành một người tư duy phản biện giỏi trước tiên bạn cần luyện tập thói quen tìm kiếm nguồn thông tin. Cần biết cách chọn lọc những thông tin có giá trị, có tính thời sự hay được cập nhật sớm nhất. Nên chọn những nguồn thông tin có độ tin cậy cao, tốt nhất là những thông tin đã được kiểm chứng trước đó.
3.3 Xem xét nhiều hơn một quan điểm
Việc xem xét nhiều hơn một quan điểm giúp bạn nhìn thấy được những điều mà trước đây có thể bạn chưa nhìn nhận ra. Đôi khi vì cảm tình bạn có thể nhìn nhận vấn đề theo một cách phiến diện. Luyện tập cách quan sát ở nhiều góc độ khác nhau giúp bạn đưa ra nhiều lập luận đúng đắn hơn.
3.4 Thực hành lắng nghe tích cực
Một trong những mặt trái của việc phản biện chính là để suy nghĩ biến chất lời nói của người khác. Đôi khi lập luận của người phản biện chỉ là nghĩa đen nhưng bởi cảm xúc hay tác động của ngoại cảnh khiến bạn tự suy diễn theo hướng nghĩa bóng. Điều này vô tình làm cho sự việc đi xa hơn. Do vậy muốn rèn luyện tư duy phản biện bạn cần học cách lắng nghe mọi thứ theo chiều hướng tích cực, không phán xét và luôn giữ tâm trí cởi mở.