Bài viết

Tầm soát ung thư là gì? Phát hiện sớm điều trị sớm

21/04/2023 dot 8 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Số ca ung thư hiện nay đang ngày càng nhiều và đang trẻ hóa. Theo số liệu của dự án theo dõi Ung thư GLOBOCAN thuộc WHO năm 2020, số ca mắc mới tại Việt Nam là 182.563 ca và có tới 122.690 ca đã tử vong do căn bệnh hiểm nghèo này. 

Do đó, việc tầm soát ung thư để phát bệnh tật sớm có ý nghĩa rất lớn giúp việc điều trị trở nên thành công, giúp bệnh nhân sớm quay lại với cuộc sống.

Trong bài viết này, AIA sẽ giúp bạn giải đáp:

  • Tầm soát Ung thư là gì? Đối tượng nên thực hiện.

  • Ưu nhược điểm của phương pháp này.

  • Quy trình tầm soát Ung thư có những gì.

  • Các loại xét nghiệm phổ biến trong tầm soát Ung thư.

Cùng bắt đầu nhé!

Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là phương pháp khám, chụp chiếu và sử dụng các xét nghiệm y tế để kịp thời phát hiện những dấu hiệu ung thư và tiền ung thư, ngay cả khi bệnh nhân chưa có bất cứ triệu chứng nào. 

Đây là việc làm rất ý nghĩa, bởi phương pháp này có thể giúp phát hiện ung thư từ giai đoạn sớm, giúp việc điều trị thành công hơn.

Ưu và nhược điểm của tầm soát ung thư

Ưu điểm

  • Tầm soát có thể phát hiện những dấu hiệu tiền ung thư trước khi chúng chuyển sang ác tính.

  • Phát hiện ung thư sớm, ngay từ khi bệnh nhân chưa có triệu chứng để có phương pháp điều trị kịp thời

Nhược điểm

Các xét nghiệm sàng lọc ung thư không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Cụ thể sẽ có những trường hợp sau:

  • Dương tính giả: Kết quả chẩn đoán có bệnh nhưng thực tế không phải

  • Âm tính giả: Thực tế có bệnh nhưng tầm soát không phát hiện ra.

Ai nên tầm soát ung thư?

Đối tượng nên sàng lọc ung thư thường dựa trên tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình và các yếu tố rủi ro khác. 

Cụ thể, dưới đây là một số đối tượng nên đi tầm soát ung thư:

  • Trên 40 tuổi. Đối với sàng lọc Ung thư Cổ tử cung, nên tầm soát từ 21 tuổi.

  • Người hút nhiều thuốc lá

  • Mắc các bệnh mạn tính về phổi, dạ dày, gan

  • Có người thân mắc ung thư

  • Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.

Quy trình tầm soát ung thư bao gồm những gì?

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, quy trình sàng lọc ung thư thương diễn ra như sau:

  • Khám sức khỏe và khai thác bệnh sử: Khám cơ thể để kiểm tra phát hiện các bất thường (nếu có) trong sức khỏe tổng quát, chẳng hạn như khối U. Đồng thời, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử sức khỏe, các bệnh nền và phương pháp đã từng điều trị trong quá khứ của bệnh nhân.

  • Xét nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm: Bao gồm các phương pháp như sinh thiết các mẫu mô; xét nghiệm: máu, nước tiểu hoặc các chất khác trong cơ thể.

  • Chụp chiếu, siêu âm, nội soi: Đây là các phương pháp sử dụng hình ảnh ảnh để tìm kiếm, phát hiện và đánh giá tổn thương bất thường ở bên trong cơ thể.

  • Xét nghiệm di truyền: Một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trong đó các tế bào hoặc mô được phân tích để tìm kiếm những thay đổi bất thường trong bộ gen hoặc nhiễm sắc thể. Những bất thường này được sử dụng để đánh giá nguy cơ ung thư do gen.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư phổ biến

Dưới đây là một xét nghiệm sàng lọc phổ biến nhất để phát hiện Dấu ấn ung thư. Dấu ấn ung thư có thể hiểu đơn giản là một loại dấu hiệu tìm thấy trong máu, nước tiểu và mô, được sử dụng để xác định sự tồn tại của một hoặc nhiều loại ung thư.

Cụ thể sẽ được liệt kê tại bảng dưới đây:

STT

Tên xét nghiệm

Giới hạn bình thường

Biểu thị

1

CEA

0-10 ng/ml

Tăng trong ung thư đường tiêu hóa, có thể tăng nhẹ khi polyp ruột, viêm ruột, viêm tụy, suy thận mạn tính.

2

AFP

0-7 ng/ml

Tăng trong trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát, ung thư tế bào mầm, viêm gan và xơ gan.

3

PSA

0-2,5 ng/ml (người <50 tuổi); 0-5 ng/ml (người> 50 tuổi)

Tăng trong trường hợp ung thư tuyến tiền liệt, có thể tăng phì đại, viêm tuyến tiền liệt.

4

CA 125

0-35 u/ml

Tăng trong trường hợp ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, bệnh huyết thanh.

5

CA 15-3

0-32 u/ml

Tăng trong trường hợp ung thư vú. Bên cạnh đó, có thể tăng lên trong các khối u vú lành tính, viêm gan, viêm tụy.

6

CA 72-4

0-5,4 u/ml

Tăng trong trường hợp ung thư dạ dày, xơ gan, viêm tụy, viêm phổi, thấp khớp.

7

CA 19-9

0-33 u/ml

Tăng trong trường hợp bệnh ung thư đường tiêu hóa, viêm gan, viêm tụy, tiểu đường, xơ gan, tắc nghẽn đường mật.

8

CT hoặc hCT

0,2-17 pg/ml

Tăng trong trường hợp ung thư tuyến giáp, suy thận mạn tính, bệnh Paget.

9

TG

1,4-78 ng/ml

Tăng trong trường hợp ung thư tuyến giáp, cũng có thể được tăng khi xuất hiện nang tuyến giáp lành tính.

10

β2-M

0-2000

Tăng trong trường hợp bệnh ung thư của hệ bạch huyết, nhiễm vi khuẩn, một số bệnh miễn dịch khác.

11

β-hCG

0-5 u/l

Tăng trong trường hợp ung thư tế bào mầm, khi mang thai, cho con bú. Cũng có thể tăng: khi dùng thuốc chống co giật, thuốc an thần, thuốc chống Parkinsonia.

12

MCA

0-15 u/ml

Dùng để theo dõi di căn cho bệnh nhân Ung thư vú. MCA có thể tăng trong trường hợp bệnh tuyến vú lành tính, khi có thai hoặc bệnh gan mật.

13

MSA

121-128.9 u/ml

MSA huyết tương tăng theo giai đoạn ung thư vú. Tuy nhiên, chỉ số này tăng nhẹ trong U vú lành tính.

14

CYFRA 21-1

0 – 3,3 U/L

Tăng trong trường hợp ung thư phổi. Cũng có thể tăng trong bệnh phổi, thận khác.

 

Sàng lọc ung thư là một phương pháp rất quan trọng mọi người đều nên làm để phát hiện sớm bệnh tật khi không may mắc phải. Ung thư ở giai đoạn càng sớm, cơ hội điều trị thành công càng cao. 

Hy vọng rằng, sau bài viết: “Tầm soát ung thư là gì? Phát hiện sớm điều trị sớm”, AIA đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về phương pháp đầy ý nghĩa này để bảo vệ sức khỏe bản thân mình được tốt hơn. Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc!

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ