Bài viết

Gia đình văn hoá là gì? Tiêu chí và ý nghĩa cốt lõi

21/04/2023 dot 8 phút đọc
Tinh thần Lời khuyên Sống Khỏe

Khác với kiểu gia đình trong thời kỳ phong kiến, thực dân. Gia đình văn hóa là một kiểu mẫu gia đình mới, không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về truyền thống, mà còn đáp được được yêu cầu của sự phát triển xã hội. Vậy, thế nào là gia đình văn hóa, cùng AIA tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

 

Gia đình văn hóa là gì? Những tiêu chí và giá trị của một gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa là gì?

Gia đình văn hóa là tiêu chuẩn được đề ra bởi chính phủ Việt Nam thực hiện trong các gia đình ở cấp tổ dân phố, phường, xã nhằm tạo ra các tiêu chuẩn về văn hóa và động viên, khuyến khích các gia đình thực hiện và đạt các tiêu chuẩn này.

Những gia đình đạt đầy đủ tiêu chuẩn đưa ra sẽ được chính quyền công nhận và cấp bằng khen gia đình văn hóa.

Xây dựng gia đình văn hóa là gì?

Xây dựng gia đình văn hóa là gì?

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa là một trong những phong trào thi đua lành mạnh, thể hiện tinh thần đoàn kết, sự yêu thương và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. 

Để xây dựng một gia đình văn hóa thì từng cá nhân trong gia đình cần phải có lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, phê phán và bài trừ các hành động xấu, ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng.

Ngoài ra, để xây dựng một gia đình văn hóa, mỗi người cần phải sống văn minh, thực hiện đầy đủ những trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội. Làm những việc trong khả năng của mình để cải thiện đời sống gia đình và nâng cao đời sống xã hội.

Tại các quốc gia khác, mẫu hình gia đình văn hóa sẽ có một vài sự khác biệt so với gia đình văn hóa ở Việt Nam. Chẳng hạn, gia đình phương Tây thường coi trọng quyền riêng tư và tính độc lập cá nhân của các thành viên trong gia đình. Ở Nhật Bản, cha mẹ sẽ tập trung đầu tư và phát triển sự nghiệp cho con cái. Hay tại Trung Quốc, các thành viên trong một nhà sẽ tập trung phát triển kinh tế chung của cả gia đình.

Xây dựng gia đình văn hóa không phải là việc bỏ quên những giá trị truyền thống cũ và chạy theo lối sống phương tây, tân thời. Mà xây dựng gia đình văn hóa là phải đồng thời củng cố, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống cũ và cập nhật, tiếp thu những giá trị, xu hướng mới có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng.

Tiêu chí của một gia đình văn hoá

Theo nghị định số 122/2018/NĐ-CP, các tiêu chí xét duyệt danh hiệu gia đình văn hóa bao gồm:

Gia đình ấm no, hạnh phúc

  • Biểu hiện của gia đình văn hóa là vợ chồng cần bình đẳng, yêu thương và giúp đỡ nhau tiến bộ. Không xuất hiện bạo lực gia đình dưới mọi hình thức. 

  • Thực hiện quyền bình đẳng giới và vợ chồng cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

  • Gia đình nề nếp, ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu hiếu thảo. Và cùng nhau giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống cũ, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình.

  • Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, sống ngăn nắp, khuôn viên xanh - sạch - đẹp. Sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh. Mỗi thành viên đều phải có lối sống lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

  • Không sử dụng và lưu hành các văn hóa phẩm độc hại, tham gia tích cực việc bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm.

  • Trẻ em đang trong độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt phổ cập giáo dục tiểu học trở lên.

Làm tốt các nghĩa vụ của công dân

Làm tốt nghĩa vụ công dân là một trong những tiêu chí bắt buộc của gia đình văn hóa

  • Các thành viên trong gia đình cần tuân thủ và chấp hành quy định của pháp luật, không bị kỷ luật tại nơi làm việc và học tập.

  • Chấp hành quy ước, hương ước của cộng đồng nơi cư trú.

  • Giữ gìn an trinh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng.

  • Bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cảnh qua của địa phương.

  • Treo Quốc kỳ trong những sự kiện, ngày lễ trọng đại của đất nước.

  • Không vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông như: Chiếm, lấn lòng lề đường hay tham gia giao thông không đúng quy định.

  • Thực hành nếp sống văn minh trong việc tổ chức tang lễ, tiệc cưới hoặc lễ hội theo quy định. Không vi phạm các quy định về phòng chống cháy nổ.

Kế hoạch hóa gia đình

  • Mỗi cặp vợ chồng không vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình.

  • Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, tích cực “xóa đói giảm nghèo” và làm giàu chính đáng.

  • Chủ động tiết kiệm và có kế hoạch tiêu dùng hợp lý. Và nâng cao văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình.

Đoàn kết tương trợ cộng đồng

  • Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội họp cộng đồng ở nơi cư trú.

  • Tham gia đầy đủ các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, khuyến tài tại nơi cư trú.

  • Đoàn kết tương trợ xóm giềng, ủng hộ và tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo.

  • Tham gia hòa giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn.

Ý nghĩa của gia đình văn hoá

Ý nghĩa của gia đình văn hóa đối với từng cá nhân, gia đình và xã hội

Đối với mỗi cá nhân

Gia đình thực sự là tổ ấm, nơi nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành tính cách mỗi con người. 

Xây dựng một gia đình văn hóa với nếp sống lành mạnh sẽ tạo ra những con người chuẩn mực, có đạo đức và tràn đầy tình yêu thương.

Một gia đình ấm no, hạnh phúc sẽ là chỗ dựa vững chắc để mỗi cá nhân có cơ hội phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Đối với gia đình

Mỗi thành viên trong gia đình văn hóa là những người luôn có ý thức yêu thương, nhường nhịn và đùm bọc lẫn nhau. Từ đó, sẽ tạo nên một gia đình hạnh phúc.

Ngoài ra, sự lao động hăng say của mỗi cá thể sẽ góp phần cải thiện đời sống kinh tế và xây dựng gia đình ngày càng phát triển.

Đối với xã hội

Mỗi gia đình là một cá thể của xã hội. Vì vậy, xây dựng gia đình văn hóa chính là xây dựng xã hội tốt đẹp.

Xây dựng gia đình văn hóa còn góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Bởi mỗi thành viên trong gia đình văn hóa đều có lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Từ đó, tạo nên một xã hội lành mạnh, cộng đồng văn minh và ít tệ nạn.

Ngoài ra, mỗi gia đình văn hóa còn là tấm gương cho các gia đình khác, tạo hiệu ứng để mọi người phấn đấu, noi theo để xây dựng thôn, xóm văn hóa,...

Hơn thế nữa, mỗi gia đình văn hóa còn giữ gìn và phát huy các đặc trưng truyền thống của gia đình Việt Nam, góp phần trong công cuộc bảo vệ tổ quốc.

Ngày nay, gia đình văn hóa đã trở nên quen thuộc với nhiều cá nhân. Tuy nhiên, thông qua bài viết này, AIA hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về gia đình văn hóa là gì và phấn đấu để thúc đẩy phát triển xã hội.

Đăng ký để nhận những cách mới giúp bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ