Bài viết

Lúa mì và lúa mạch có giống nhau không? Cách phân biệt chúng

04/12/2024 dot 6 phút đọc
Dinh Dưỡng Lời khuyên Sống Khỏe

Lúa mì và lúa mạch có giống nhau không? Đây là 2 loại thực phẩm vô cùng quan trọng trên thế giới, giúp tạo ra rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều người còn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Trong bài viết này hãy cùng AIA Việt Nam tìm hiểu nhé!

1. Đôi nét về lúa mì và lúa mạch

Lúa mì và lúa mạch có giống nhau không là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều khách hàng trước khi mua 2 loại siêu thực phẩm này. 

Lúa mì (tên khoa học là Triticum aestivum) là một loại cây thuộc họ cỏ, chiều cao khi mọc hoàn chỉnh là từ 3 đến 5 feet. Khi trưởng thành hoàn toàn, thân cây lúa mì mảnh khảnh, có hoa ở đầu, mỗi bông hoa chứa từ 30 đến 50 hạt lúa mì.

Lúa mạch (tên khoa học là Hordeum vulgare hoặc Hordeum distichum) cũng là một loại cây thuộc họ cỏ, khi mọc cao tới 4 feet. Phần ngọn của cây lúa mạch là các bông lúa chứa từ 20 đến 60 hạt.

Lúa mì và lúa mạch là 2 loại thực phẩm vô cùng quan trọng trên thế giới

2. Lúa mì và lúa mạch có giống nhau không?

Từ những phân tích trên, có thể thấy lúa mì và lúa mạch là 2 loại khác nhau hoàn toàn. Ngoài ra, khi đưa vào sử dụng, lúa mì và lúa mạch cũng có cách sơ chế khác nhau. 

Trước khi có thể sử dụng, lúa mì cần được xay. Đây là quá trình làm nứt hạt để tách cám và mầm khỏi nội nhũ và nghiền nội nhũ thành bột mịn.

  • Lúa mì khi xay sẽ thu được 2 dạng, bao gồm bột mì nguyên cám và bột mì thường. Bột mì nguyên cám chứa tất cả các bộ phận của hạt, mầm, nội nhũ và cám, trong khi bột mì xay thông thường chỉ chứa nội nhũ.

  • Bột của lúa mì sau khi xay có thể sử dụng làm bánh mì, bánh quy, mì ống, ngũ cốc… Ngoài ra, lúa mì cũng có thể được lên men để làm nhiên liệu sinh học, bia và các loại đồ uống có cồn khác. 

Khác với lúa mì, lúa mạch không cần xay trước khi sử dụng, nhưng thường được xát vỏ để loại bỏ vỏ và cám, chỉ giữ lại lớp mầm và nội nhũ. 

Trong lịch sử, lúa mạch là nguồn thực phẩm quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên hiện nay, nó đã bị thay thế dần bằng các loại ngũ cốc khác, chẳng hạn như lúa mì và gạo.

  • Ngày nay, lúa mạch chủ yếu được sử dụng làm thức ăn cho động vật hoặc được ủ để sử dụng trong đồ uống có cồn như bia.
  • Lúa mạch cũng có thể được làm thành bột bằng cách xay hạt và xát vỏ. Bột mì thường được sử dụng để làm các sản phẩm như bánh mì, mì và các loại bánh nướng.

3. Công dụng của lúa mạch và lúa mì đối với sức khoẻ có khác nhau không?

 

Công dụng của lúa mạch đối với sức khỏe

 

  • Giúp kiểm soát cân nặng: Trong lúa mạch chứa lượng lớn chất xơ hoà tan, giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, no lâu hơn, từ đó giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. 

  • Cải thiện đường tiêu hoá: Nguồn chất xơ dồi dào có trong lúa mạch cũng giúp lợi khuẩn trong đường ruột tăng lên, từ đó giúp giảm viêm và giảm khả năng táo bón.

Lúa mạch giúp cải thiện đường tiêu hóa

  • Ngăn ngừa bệnh sỏi mật: Chất xơ có trong lúa mạch giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của sỏi mật, từ đó giảm các triệu chứng đau lưng, buồn nôn, vàng da, sốt… gây ra bởi nồng độ cholesterol dư thừa quá cao.

  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Việc bổ sung lúa mạch vào thực đơn hàng ngày cũng giúp giảm lượng cholesterol xấu LDL, từ đó ổn định huyết áp và ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến tim mạch. 

  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Trong lúa mạch chứa magie giúp tăng cường sự bài tiết insulin, đồng thời hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu, giúp ổn định đường huyết.

  • Giảm ung thư ruột kết: Chất xơ hoà tan có trong lúa mạch sẽ bám chặt vào các chất gây ung thư, sau đó đẩy chúng ra khỏi cơ thể thông qua đường tiêu hoá. Còn chất xơ không hòa tan sẽ giúp cân bằng độ pH trong ruột, làm giảm chứng táo bón và giảm khả năng ung thư ruột già.

  • Phòng chống loãng xương: Trong lúa mạch cũng chứa các thành phần như canxi, đồng, photpho, giúp bảo vệ cấu trúc xương và chống loãng xương. 

  • Cải thiện tình trạng thiếu máu: Hàm lượng sắt và đồng có trong lúa mạch giúp tăng cường khả năng sản xuất tế bào hồng cầu và hemoglobin trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả. 

  • Làm đẹp da: Thành phần selen có trong lúa mạch có khả năng chống lại các gốc tự do, từ đó giúp ngăn ngừa oxy hóa da, làm mờ nếp nhăn, chống lão hoá cho da

Công dụng của lúa mì đối với sức khỏe

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong phần cám của lúa mì chứa lượng chất xơ dồi dào. Vì vậy việc ăn lúa mì nguyên cám sẽ giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hoá. Không chỉ vậy, trong lúa mì cũng chứa lợi khuẩn probiotic giúp tăng cường khả năng chuyển hoá năng lượng và ngăn ngừa táo bón. 

  • Phòng bệnh ung thư ruột kết: Trong lúa mì còn chứa một số chất chống oxy hóa và phytonutrients có hiệu quả tích cực trong việc giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

  • Cung cấp các vitamin và khoáng chất: Lúa mì có rất nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ, có thể kể đến như selen, phốt pho, mangan,...

Công dụng của lúa mì đối với sức khỏe

4. Lúa mì và lúa mạch được sử dụng như thế nào?

Bên cạnh câu hỏi “lúa mì và lúa mạch có giống nhau không”, nhiều người cũng thắc mắc về cách sử dụng của 2 loại thực phẩm này.

Lúa mạch có thể dùng để nấu cháo hoặc trộn cùng các món súp, hầm để tăng thêm hương vị cho món ăn. Ngoài ra, bạn có thể trộn lúa mạch cùng bột mì để làm thành các loại bánh mì lúa mạch. Lúa mạch cũng được dụng để chế biến các loại đồ uống như trà lúa mạch, sinh tố, sữa lúa mạch…

Trong khi đó, lúa mì được sử dụng chủ yếu để làm các loại bánh, mì.

5. Những lưu ý khi sử dụng lúa mạch & lúa mì

Dù lúa mạch và lúa mì là những thực phẩm tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng:

  • Trong lúa mì và lúa mạch đều chứa gluten. Vì vậy, nếu bạn dị ứng với thành phần này hoặc mắc bệnh celiac, bạn cần tuyệt đối tránh sử dụng các sản phẩm từ lúa mì và lúa mạch.

  • Trong lúa mì và lúa mạch chứa nhiều chất xơ, vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều 1 lúc để tránh tăng lượng chất xơ đột ngột trong cơ thể, từ đó có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng.

  • Với những người mắc chứng ruột kích thích, việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa lúa mì và lúa mạch cũng có thể gây ra các vấn đề như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và axit trào ngược

  • Trong lúa mì có chứa một hợp chất mang tên “exorphin” khiến bạn cảm thấy thèm ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate hơn và từ đó có thể khiến bạn tăng cân, béo phì. 

  • Lúa mì thuộc loại sản phẩm được hoá đường ở cấp cao. Vì vậy ăn nhiều lúa mì sẽ khiến bạn trở nên lão hóa nhanh chóng.

Những lưu ý khi sử dụng lúa mạch & lúa mì

Như vậy bài viết trên của AIA Việt Nam đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “lúa mì và lúa mạch có giống nhau không”. Đây là hai loại thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ nên bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình nhé!

Xem thêm: Gluten free là gì? Tất tần tật những điều cần biết về gluten free

Nguồn tham khảo:

  1. https://youmed.vn/tin-tuc/lua-mach-la-gi-va-nhung-loi-ich-suc-khoe-an-tuong/
  2. https://www.healthline.com/nutrition/barley-vs-wheat#processing-and-uses
  3. https://www.epicgardening.com/wheat-vs-barley

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.