Bài viết

Đồng bảo hiểm là gì? So sánh đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

02/11/2023 dot 3 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Đồng bảo hiểm là một nghiệp vụ quan trọng nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp bảo hiểm phân tán rủi ro. Vậy đồng bảo hiểm là gì? Các trường hợp áp dụng đồng bảo hiểm? Bạn có biết sự khác nhau giữa đồng bảo hiểm và một nghiệp vụ khác là tái bảo hiểm? Hãy cùng AIA tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết dưới đây!

Đồng bảo hiểm là gì?

Đồng bảo hiểm là gì?

Đồng bảo hiểm là nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm theo nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi (được hiểu là phí bảo hiểm) và trách nhiệm (được hiểu là Số tiền bảo hiểm để chi trả trong sự kiện bảo hiểm) theo tỷ lệ. Thông thường các doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho một doanh nghiệp bảo hiểm làm đại diện thương thảo hợp đồng, giải quyết tổn thất với bên mua bảo hiểm.

Đồng bảo hiểm chỉ có một bảo hiểm duy nhất được ký kết giữa các doanh nghiệp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm. Người chịu trách nhiệm cao nhất với hợp đồng đồng bảo hiểm là người được ủy nhiệm ký hợp đồng. Việc ký hợp đồng do nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng thực hiện, mỗi một doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm đều phải ký tên vào giấy chứng nhận bảo hiểm.

Vai trò của đồng bảo hiểm

Đồng bảo hiểm chính là cách thức để phân tán rủi ro theo chiều ngang bằng cách tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau cho cùng một đối tượng bảo hiểm. Theo đó, khi xảy ra những rủi ro, thiệt hại tổn thất của đối tượng bảo hiểm thì các doanh nghiệp sẽ cùng có trách nhiệm bảo hiểm này theo tỷ lệ thỏa thuận và mức phí mà khách hàng đã đóng trước đó.

Bên cạnh vai trò phân tán rủi ro, đồng bảo hiểm cũng sẽ giúp các công ty bảo hiểm đảm bảo đủ khả năng chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng, giúp khách hàng an tâm trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm.

Các trường hợp áp dụng đồng bảo hiểm

Nhờ giúp phân tán rủi ro, đồng bảo hiểm thường được áp dụng để giảm áp lực cạnh tranh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Phương thức đồng bảo hiểm thường được áp dụng cho các trường hợp hợp đồng bảo hiểm có giá trị quá lớn như bảo hiểm máy bay, tàu thuỷ …

So sánh đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

So sánh đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là nghiệp vụ khi một doanh nghiệp bảo hiểm chuyển nhượng quyền lợi và trách nhiệm với bên mua bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác. Tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Cụ thể như sau:

Điểm tương đồng giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm là:

  • Đều là những nghiệp vụ bảo hiểm có từ hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên tham gia vào 1 đơn vị rủi ro.

  • Mục đích sử dụng những nghiệp vụ này là phân tán rủi ro, tránh tình trạng các doanh nghiệp bảo hiểm phá sản do không đủ khả năng chi trả quyền lợi bảo hiểm.

  • Giúp tăng thu nhập cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

  • Giúp người tham gia bảo hiểm ra quyết định ký kết hợp đồng bảo hiểm nhanh chóng với giá trị lớn.

Điểm khác biệt giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm là: 

 

Đồng bảo hiểm

Tái bảo hiểm

Cách doanh nghiệp bảo hiểm phân tán rủi ro

Phân tán rủi ro bằng cách tập hợp nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau cùng chia sẻ rủi ro của bên mua bảo hiểm.

Phân tán rủi ro bằng cách chuyển một phần trách nhiệm bảo hiểm cho doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Số hợp đồng

Chỉ có duy nhất 1 hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa bên mua bảo hiểm và đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm.

Có hai hợp đồng tách biệt là hợp đồng bảo hiểm gốc (được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc và bên mua bảo hiểm) và hợp đồng tái bảo hiểm (được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc với doanh nghiệp tái bảo hiểm).

Nghĩa vụ của các bên

Tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều có nghĩa vụ đối với bên mua bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu chi trả quyền lợi tự tất cả các bên liên quan.

Chỉ doanh nghiệp bảo hiểm gốc có nghĩa vụ với bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp tái bảo hiểm không có nghĩa vụ. Đây là lý do bên mua bảo hiểm chỉ cần biết doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm gốc phá sản thì bên mua bảo hiểm cũng không có quyền đòi bồi thường từ doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Đối tượng được bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm là đối tượng được bảo hiểm trực tiếp.

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc là đối tượng được bảo hiểm trực tiếp.

 

Kết luận:

Qua bài viết: “Đồng bảo hiểm là gì? Phân biệt với tái bảo hiểm để tránh nhầm lẫn” AIA đã giải đáp câu hỏi “Đồng bảo hiểm là gì?” và cung cấp các thông tin cơ bản nhất về đồng bảo hiểm. Để được tư vấn thêm về các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với bản thân, bạn hãy liên hệ với AIA qua hotline 028 3812 2777 hoặc fanpage AIA Vietnam, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn an tâm hơn trước những bất trắc trong cuộc sống!

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ