Bài viết

Số tiền bảo hiểm là gì? Cách tính tiền bảo hiểm chuẩn xác [Cập nhật 2024]

26/07/2023 dot 3 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Khi tìm hiểu bảo hiểm nhân thọ, chắc hẳn bạn cũng thắc mắc số tiền bảo hiểm là gì? Cách tính số tiền bảo hiểm như thế nào để phù hợp tài chính cá nhân và cần tối thiểu bao nhiêu để mua 01 gói bảo hiểm nhân thọ? Trong bài viết dưới đây, AIA sẽ giải đáp các câu hỏi trên để bạn hiểu chi tiết A-Z về số tiền bảo hiểm. Cùng bắt đầu nhé!

Số tiền bảo hiểm là gì?

Số tiền bảo hiểm là số tiền được ghi nhận trên hợp đồng bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm (Sum Insured) là số tiền được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm thể hiện trách nhiệm của người bảo hiểm. Tức là, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc chi trả cho người được bảo hiểm tối đa là số tiền được ghi nhận trên hợp đồng trong bất kỳ trường hợp rủi ro nào.

Số tiền bảo hiểm được chia thành các loại như sau:

- Số tiền bảo hiểm gốc: là số tiền bảo hiểm khi hợp đồng có hiệu lực, ví dụ như 500 triệu đồng.

- Số tiền bảo hiểm gia tăng: là số tiền bảo hiểm mới khi khách hàng điều chỉnh tăng số tiền bảo hiểm gốc vào Ngày kỷ niệm hợp đồng, tính từ năm hợp đồng thứ hai trở đi.

- Số tiền bảo hiểm giảm: là số tiền bảo hiểm mới khi khách hàng yêu cầu thay đổi mức phí bảo hiểm đã thỏa thuận trước đó với giá trị thấp hơn (đồng nghĩa số tiền bảo hiểm giảm theo) vào Ngày kỷ niệm hợp đồng.

Mối quan hệ giữa số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 

 

Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể:

Phí bảo hiểm = tỷ lệ phí x số tiền bảo hiểm

Trong đó: Tỷ lệ phí được các doanh nghiệp bảo hiểm tính toán khác nhau cho mỗi nhóm đối tượng tương ứng với từng sản phẩm bảo hiểm.

Công thức trên đã cho ta thấy mối quan hệ mật thiết giữa phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm tăng thì phí bảo hiểm cao và ngược lại.

Do đó, việc hiểu rõ về  số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm sẽ giúp khách hàng lên kế hoạch tài chính hiệu quả hơn bằng cách lựa chọn một gói bảo hiểm phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu cá nhân.

Tại sao cần tính toán số tiền bảo hiểm phù hợp khi mua bảo hiểm nhân thọ?

 

Một trong những lý do quan trọng bạn cần tính toán số tiền bảo hiểm phù hợp khi mua bảo hiểm nhân thọ là để tránh trường hợp phí bảo hiểm quá cao so với tài chính cá nhân hoặc số tiền bảo hiểm không đủ chi trả trong trường hợp rủi ro xảy đến.

Số tiền bảo hiểm tỷ lệ thuận với phí bảo hiểm. Khi bạn mua số tiền bảo hiểm cao hơn nhu cầu thực tế của mình thì sẽ phải trả phí bảo hiểm rất cao, ảnh hưởng đến ngân sách cá nhân và gia đình.

Ngược lại, nếu bạn mua số tiền bảo hiểm quá thấp thì sẽ không có đủ tiền để chi trả cho các chi phí thiết yếu khi xảy ra rủi ro, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình.

Do đó, để có được sự cân bằng giữa nhu cầu và khả năng tài chính, bạn cần tính toán số tiền bảo hiểm phù hợp với các yếu tố sau:

- Thu nhập hàng năm của bạn.

- Chi phí thiết yếu hàng năm của bạn.

- Mong muốn và mục tiêu của bạn.

Để tính toán được số tiền bảo hiểm phù hợp, bạn hãy tham khảo 4 cách tính đơn giản dưới đây:

 

Tính theo 10 - 15 năm thu nhập hàng năm

 

Số tiền này sẽ giúp giảm các áp lực tài chính trong 10 - 15 năm

Investopedia [1] - Một trang web tài chính nổi tiếng đã khuyến nghị, số tiền bảo hiểm của mỗi người lao động chính nên đủ để đảm bảo tối thiểu ít nhất 10 năm thu nhập năm hiện tại. Số tiền này sẽ giúp giảm các áp lực tài chính trong 10 - 15 năm, hỗ trợ một khoản cho cha mẹ khi tuổi già, giúp cho các em còn đang đi học có cơ hội học đại học, con cái có thể trưởng thành toàn diện đến khi đủ khả năng tự lao động.

Ví dụ, nếu thu nhập năm của bạn hiện nay là 8 - 8,5 triệu/tháng tương đương khoảng 100 triệu/năm, đồng nghĩa với việc bạn cần có hợp đồng bảo hiểm có mệnh giá ít nhất là 1 tỷ đồng.

Tính theo chi phí thiết yếu theo năm

Cách tính thứ hai là tính theo chi phí thiết yếu theo năm. Cách tính này hết sức đơn bản và giúp đảm bảo các khoản chi tiêu thiết yếu trong gia đình vẫn được duy trì. Chi phí thiết yếu này bao gồm tiền cho con cái học hành, tiền ăn uống, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, … Chi phí thiết yếu hàng tháng nhân 12 lần sẽ được chi phí thiết yếu theo năm.

Công thức tính là số tiền bảo hiểm = chi phí thiết yếu theo năm / lãi suất tiền gửi ngân hàng. Lý do vì nếu xảy ra rủi ro thì số tiền bảo hiểm được gửi vào ngân hàng để sinh lãi, thành viên trong gia đình có thể rút khoản tiền lãi về để trang trải cuộc sống.

Ví dụ, bạn có thu nhập 100 triệu/ năm và dùng 50% cho chi phí thiết yếu tương đương 50 triệu/năm. Giả sử lãi suất tiền gửi hàng năm là 6%/năm thì số tiền bảo hiểm cần thiết là 50 triệu/0.06 = 833 triệu.

Tính theo số năm còn làm việc tính đến khi nghỉ hưu

Cách này sẽ tạo ra tài sản tích lũy sẽ rất lớn có thể sử dụng trong tương lai

Cách tính thứ ba là tính theo số năm còn làm việc tính đến khi nghỉ hưu. Thực hiện theo cách này sẽ tạo ra tài sản tích lũy sẽ rất lớn có thể sử dụng trong tương lai hoặc thừa kế lại cho con cái nếu không dùng đến. Nếu bạn là trụ cột gia đình, bạn xác định xem mình dự kiến sẽ làm việc trong bao nhiêu năm nữa, sau đó lấy thu nhập năm nhân với số năm còn làm việc đến khi nghỉ hưu.

Ví dụ, người lao động chính trong gia đình đang ở độ tuổi 40, thu nhập khoảng 1 tỷ/ năm và dự kiến làm việc đến năm 55 tuổi thì mệnh giá bảo hiểm người ngày nên tối thiểu ở mức (55 - 40) x 1 tỷ = 15 tỷ.

Tính theo mong muốn, mục tiêu của bạn

 

Cách tính cuối cùng là dựa vào mong muốn, mục tiêu của bạn. Ví dụ như một người đặt mục tiêu rõ ràng là hưu trí 10 triệu/tháng và nghỉ hưu trong 25 năm từ năm 55 tuổi đến năm 80 tuổi thì cần tiết kiệm bao nhiêu từ bây giờ, kế hoạch tiết kiệm để đạt được mục tiêu an nhàn hưu trí đã đặt ra?

Điều quan trọng nhất của cách tính này là bạn phải xác định rõ ràng mục tiêu và mong muốn của mình. Sau đó dựa vào các con số thực tế hiện tại như thu nhập, chi tiêu hàng tháng, các khoản nợ đang có, số tiền tiết kiệm được, … để tính toán số tiền bảo hiểm sát nhất.

Kết luận:

Số tiền bảo hiểm là một yếu tố quan trọng khi bạn mua bảo hiểm nhân thọ. Để tính toán số tiền bảo hiểm phù hợp, bạn cần xem xét nhiều yếu tố như thu nhập, chi phí thiết yếu, số năm còn làm việc, mong muốn và mục tiêu của mình. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về số tiền bảo hiểm là gì và bao nhiêu là phù hợp khi mua bảo hiểm nhân thọ. AIA chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ