Bài viết

15 cách tiết kiệm tiền mua nhà trong 5 năm cho vợ chồng son

08/03/2023 dot 10 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Mua nhà là một trong những mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng trẻ - những người mới chỉ đi làm ít năm, vẫn còn đang ít vốn cần có một kế hoạch thật kỹ lưỡng để hiện thực hóa ước mơ này.

Để giúp bạn có thể tiết kiệm tiền mua nhà một cách nhanh chóng và hiệu quả, trong bài viết này, AIA sẽ chia sẻ 15 cách tiết kiệm tiền tối ưu giúp những cặp vợ chồng son có thể mua nhà chỉ sau 5 năm.

Cùng tìm hiểu nhé!

Các bước cần làm khi tiết kiệm tiền mua nhà

Sau đây, AIA sẽ gợi ý tới bạn chi tiết các bước để có thể tiết kiệm tiền mua nhà 2 tỷ chỉ trong 5 năm. Các cặp vợ chồng son tham khảo cụ thể ngay sau đây nhé!

 

Bước 1: Xác định số tiền cần để mua nhà

Để tiết kiệm tiền mua nhà, bạn cần xác định căn nhà bạn dự định mua thuộc phân khúc giá nào, từ đó ước tính số tiền cần tiết kiệm để mua căn nhà đó. Bạn có thể tham khảo giá bán của các căn nhà tương tự trong khu vực mà bạn muốn mua, hoặc tham khảo tư vấn của các chuyên gia & môi giới bất động sản.

 

Bên cạnh đó, nếu bạn có dự định mua nhà trả góp, bạn cần tính cả phần tiền lãi cần trả cho ngân hàng để có phương án tiết kiệm sát thực tế nhất.

Bước 2: Xác định thời gian cần để tiết kiệm

Khi đã “nhắm” được căn nhà mong muốn, bạn đã biết số tiền mục tiêu cần phấn đấu. Việc cần làm trong bước này là xác định thời gian cần tiết kiệm sao cho phù hợp với khả năng nhất. 

Để thực hiện được điều này, các bạn hãy dựa vào thu nhập thực tế của mình để ước lượng bao lâu có thể tiết kiệm được số tiền đó. Ví dụ: 5 năm, 10 năm, 20 năm,...

Trên thực tế, khi tiết kiệm, các cặp vợ chồng thường sẽ sử dụng các công cụ sinh lời như gửi ngân hàng hoặc tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư để gia tăng khoản tiền tích lũy. Do đó, tổng thời gian tiết kiệm thậm chí có thể ngắn hơn nhiều so với dự tính ban đầu.

Bước 3: Xác định số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng để mua được nhà trong thời gian đã đặt ra

 

 

Khi bạn đã đặt ra thời gian cần tiết kiệm, việc tiếp theo là bạn cần xác định số tiền cần tiết kiệm hàng tháng để mua được nhà.

Căn cứ khoản vốn sẵn có của hai vợ chồng, hãy tính toán số tiền thực tế còn thiếu để mua nhà là bao nhiêu. Từ đó, tính toán chính xác số tiền cần tích lũy hàng tháng. Ví dụ:

Nếu các bạn đang phấn đấu mua nhà 2 tỷ, đã có sẵn vốn là 500 triệu (từ tiền hồi môn, tiền mừng cưới và tiền tiết kiệm làm ăn). Mục tiêu tiết kiệm trong 5 năm (= 60 tháng) phải mua được nhà. Từ đó, ta có phép tính toán:

Tổng số tiền cần phấn đấu tiết kiệm = 2 tỷ - 500 triệu = 1 tỷ 500 triệu

Số tiền cần tiết kiệm hàng tháng = 1 tỷ 500 triệu / 60 tháng = 25 triệ

Nếu bạn thấy khoản tiền vừa tính toán được vượt quá khả năng tiết kiệm của mình thì có thể điều chỉnh theo hướng kéo dài thời gian một chút để số tiền cần tích lũy hàng tháng phù hợp hơn với tình hình tài chính của gia đình.

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm phù hợp

 

 

Khi đã xác định số tiền cần phấn đấu và mức tiết kiệm hàng tháng, bạn cần lên phương án chi tiêu và tiết kiệm phù hợp để hiện thực hóa kế hoạch mua nhà một cách hiệu quả. 

Mỗi khi nhận được thu nhập hàng tháng, bạn cần tách riêng khoản tiền tiết kiệm mua nhà và để một chỗ riêng biệt, số tiền còn lại các bạn phân chia tùy theo nhu cầu của gia đình mình. Việc làm trên giúp bạn tránh tình trạng khoản này tiêu lạm vào khoản kia. Từ đó, bạn sẽ có ý thức tiết kiệm một cách kỷ luật hơn để dần hiện thực hóa ước mơ của mình.

Trong một số tháng, nếu hai vợ chồng có thu nhập cao hơn (từ khoản thưởng, tiền tăng ca, làm thêm ngoài), các bạn có thể dành ra nhiều hơn một chút để đẩy nhanh thời gian tích lũy mua nhà.

Bước 5: Kiên trì thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập 

Tiết kiệm mua nhà là quá trình dài, do đó, cần sự kiên trì và kỷ luật trong chi tiêu của hai vợ chồng. Sự nản chí, thiếu kiên nhẫn dù chỉ trong một vài tháng có thể kéo dài đáng kể thời gian tiết kiệm, thậm chí phá hỏng kế hoạch của các bạn. 

Dân gian có câu: "An cư lạc nghiệp". Thật vậy, sở hữu căn nhà giúp vợ chồng bạn có một điểm tựa tài sản vững chắc để có thể thuận lợi hơn trong sự nghiệp sau này. Đồng thời, căn nhà cũng là "của để dành" cho đời sau, giúp con em của mình thuận lợi hơn trong cuộc đời. Do đó, thời điểm các bạn vẫn còn trẻ, đặc biệt là nếu chưa có con - không có vướng bận gì nhiều thì hãy tập trung và kiên trì để sở hữu căn nhà sớm nhất có thể nhé!

15 cách tiết kiệm tiền mua nhà

 

 

Dưới đây là tổng hợp 15 mẹo rất hay giúp việc tiết kiệm của bạn trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Cùng AIA tìm hiểu ngay sau đây:

Gửi tiết kiệm tiền tiết kiệm mua nhà ngay khi vừa có lương 

Nếu bạn có thói quen gửi tiết kiệm tiền mua nhà ngay sau khi nhận lương, bạn sẽ không phải lo về việc quên tiết kiệm hoặc dùng "lạm" tiền tiết kiệm cho những nhu cầu khác ít quan trọng hơn.

Sống chung với bố mẹ (nếu được) hoặc ở trọ giá rẻ để tiết kiệm chi phí

 

Nếu vợ chồng bạn đang sinh sống cùng tỉnh/thành phố với bố mẹ thì việc dọn về chung với bậc sinh thành trong giai đoạn tiết kiệm mua nhà là một cách hay để giúp việc tích lũy trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Sống chung với bố mẹ, các bạn có thể cắt giảm đáng kể chi phí tiền nhà, ăn uống hàng tháng,... Từ đó, để dành được nhiều tiền hơn.

Trong trường hợp các bạn không thể sống chung với bố mẹ, việc thuê một căn hộ với mức giá rẻ là một lựa chọn cũng không hề tồi chút nào. Bên cạnh đó, thay vì "chen chúc" ở nội thành, các bạn có thể thuê nhà ở ngoại ô, những địa điểm này thường có giá "mềm" hơn rất nhiều. Nhà, căn hộ ở ngoại thành cũng thường có các chi phí tiện ích nhìn chung khá rẻ so với ở nội đô, giúp bạn giảm tải áp lực về tài chính, để dành tiền cho những việc quan trọng hơn cho tương lai.

Ghi lại các chi tiêu hàng ngày

 

 

Thói quen ghi lại các chi tiêu hàng ngày sẽ giúp bạn nhìn thấy được những khoản nào bạn đang tiêu nhiều hoặc phát hiện những chi phí không cần thiết. 

Điều này giúp bạn có thể tối ưu chi tiêu hàng tháng, thậm chí là tăng mức tiền tiết kiệm hàng tháng, giúp việc tích lũy tiền mua nhà trở nên nhanh chóng hơn. 

Bảo quản đồ dùng cẩn thận

Bảo quản đồ dùng cẩn thận là một trong những cách giúp bạn không phung phí tiền sửa chữa, mua lại đồ đạc. Điều này giúp bạn tối ưu tiền tiết kiệm cho những mục đích quan trọng hơn, trong đó có  việc mua nhà. 

Nấu ăn tại nhà và mang đồ ăn đi làm 

 

 

Ví dụ: Hiện nay chi phí ăn trưa bên ngoài dao động từ 35.000 đồng - 50.000 đồng/người. Nếu hai vợ chồng cùng ăn trưa bên ngoài, chi phí sẽ là 70.000 - 100.000 đồng một bữa. Số tiền này hoàn toàn có thể nấu được tới 2 bữa chính (bữa trưa + bữa tối) một ngày cho cả 2 vợ chồng.

Do đó, nếu các bạn tăng cường mang cơm đi làm, số tiền cho việc ăn uống sẽ được tiết kiệm rất nhiều. Đồng thời, ăn cơm nhà đảm bảo an toàn & vệ sinh hơn rất nhiều so với đồ bên ngoài nữa chứ!

Đi chung xe đi làm nếu có thể

 

 

Với chi phí xăng dầu ngày càng cao như hiện nay, việc vợ chồng đi chung xe (nếu có thể) khi đi ra ngoài cũng là phương án rất tiết kiệm so với việc "mỗi người một xe". Bên cạnh đó, xe cộ cũng cần phải bảo dưỡng định kỳ, nếu hai vợ chồng đi chung sẽ chỉ mất chi phí cho 1 xe, thay vì 2 xe nếu đi riêng.

Bên cạnh đó, bạn có thể tính đến việc đi xe bus đi làm để tiết kiệm chi phí đi lại. Giá vé xe bus rất rẻ do được trợ giá bởi Nhà nước, mỗi lượt chỉ mất 7.000 - 9.000 đồng. Nếu bạn mua vé tháng, giá trên mỗi lần đi còn thấp hơn với chi phí trọn gói 200.000 đồng vé liên tuyến và 100.000 đồng với vé 1 tuyến (tham khảo mức giá vé xe bus tại Hà Nội).

Hạn chế mua đồ không cần thiết

 

 

Hạn chế mua hàng theo cảm hứng hoặc săn sale là phương pháp hiệu quả để tiết kiệm tiền cho những mục đích cần thiết hơn, trong đó có mua nhà. Những món đồ không cần thiết khi mua về sẽ ít khi dùng đến, điều này khiến bạn lãng phí không ít tiền của.

Do đó, các bạn hãy nghiêm khắc hơn với bản thân trong việc mua sắm, chỉ mua những đồ thực sự cần thiết, xuất phát từ nhu cầu thực tế lâu dài của gia đình thay vì đơn thuần là sở thích cá nhân.

Hạn chế các hoạt động giải trí tốn kém

 

 

Vui chơi giải trí là những hoạt động khá tốn kém. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa các hoạt động giải trí không cần thiết hoặc quá mức so với thu nhập cá nhân. 

Bạn có thể hạn chế số lần đi chơi, thay thế các hoạt động giải trí tốn kém bằng các hoạt động giải trí có chi phí rẻ hơn hoặc thậm chí miễn phí.

Ví dụ: Thay vì vào quán cafe sang trọng với đồ uống 100.000 đồng, bạn có thể vào những quán tầm trung với mức giá tiết kiệm hơn khoảng 50.000 đồng với loại đồ uống tương tự.

Tiết kiệm tiền điện, nước... 

 

 

Hóa đơn điện nước cao là vấn đề của không ít gia đình, điều này xuất phát từ thói quen dùng điện nước quá thoải mái hoặc do sử dụng các thiết bị tiêu thụ quá nhiều điện năng. Chi phí quá nhiều cho hai loại hóa đơn này là yếu tố tác động khiến tiền tiết kiệm hàng tháng của nhiều người bị sụt giảm.

Do đó, để giảm mức chi phí cho điện nước, bạn cần: 

  • Hạn chế dùng điện nước khi không cần thiết và tắt chúng ngay khi không sử dụng. 

  • Kiểm tra hệ thống điện nước thường xuyên để đảm bảo không có rò rỉ.

  • Hạn chế sử dụng những thiết bị tiêu thụ điện năng cao khi không cần thiết: Điều hòa, bình nóng lạnh, TV, máy tính để bàn,...

  • Ưu tiên sử dụng những sản phẩm tiết kiệm điện năng như đèn LED thay cho bóng đèn truyền thống.

  • Sử dụng các giải pháp thay thế tiết kiệm điện hơn. VD: Dùng quạt thay cho điều hòa khi thời tiết không quá nóng.

  • Tránh các hành vi gây tiêu tốn điện nước. Ví dụ: Bật điều hòa nhưng mở cửa, rửa tay xong quên khóa nước,...

Bán đồ cũ mà bạn không dùng nữa

 

 

Bán đồ cũ mà bạn không dùng nữa sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền và có thêm tiền để tiết kiệm mua nhà.

Đồ cũ không dùng đến là một sự lãng phí rất lớn, tuy nhiên vứt đi thì khá "uổng". Nếu những đồ vật này có thể bán lại được, các bạn hãy thử rao bán chúng trên các sàn, chợ đồ cũ. Điều này sẽ giúp các bạn có thêm một khoản tiền thu về nho nhỏ để gộp vào khoản tiết kiệm của mình.

Tái sử dụng đồ cũ

Nếu đồ dùng vẫn còn tốt và sử dụng được cho nhu cầu hằng ngày, bạn nên tiếp tục dùng tiếp thay vì mua mới. Điều này giúp bạn tận dụng tối đa giá trị sản phẩm, tiết kiệm tiền cho những điều cần thiết và xa hơn là giảm thiểu rác thải ra môi trường.

Luôn có một khoản dự phòng ngoài tiền tiết kiệm mua nhà

Đừng dành tất cả "vốn liếng" để tiết kiệm để mua nhà. Có rất nhiều sự kiện bất ngờ trong cuộc sống khiến bạn buộc phải dùng đến tiền. Do vậy, bên cạnh tiền tiết kiệm mua nhà, bạn nên dành ra một khoản được coi là dự phòng để dành cho những trường hợp đó, tránh việc phải tiêu "lạm" vào tiền dự định mua nhà - làm gián đoạn kế hoạch đã đề ra.

 

Nếu vợ chồng bạn chưa thể để dành quá nhiều tiền, bạn có thể suy nghĩ đến việc mua bảo hiểm nhân thọ. Chỉ với một khoản chi phí nhỏ đóng định kỳ, bạn sẽ được bảo vệ trước những sự cố bất ngờ trong cuộc sống như: Bệnh tật, tai nạn,... Sau khi hết thời hạn bảo hiểm, số tiền đã đóng sẽ được bảo toàn và hoàn trả lại cho bạn, cộng thêm phần tiền quyền lợi thưởng sau khi hoàn thành hợp đồng.

Những lợi ích trên sẽ giúp 2 vợ chồng có thể dành phần lớn số tiền làm ra để tiết kiệm mua nhà mà vẫn có thể an tâm trước những rủi ro trong cuộc sống.

Cố gắng gia tăng thu nhập để tăng tiền tiết kiệm mỗi tháng

Cố gắng gia tăng thu nhập bằng cách tìm kiếm công việc mới hoặc gia tăng năng lực của mình sẽ giúp bạn tăng tiền tiết kiệm mỗi tháng và đạt được mục tiêu mua nhà nhanh hơn.

 

Có một số cách giúp bạn có thể gia tăng thu nhập như: Đầu tư bảo hiểm, Gửi tiết kiệm, Bỏ vốn kinh doanh online, Nhận thêm việc,…

Trong tổng quan, để tiết kiệm tiền mua nhà nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần có một kế hoạch chi tiêu - tiết kiệm  thực tế và thực hiện chúng một cách thật sự kiên trì. Bằng cách thực hiện các bước đã đề cập và các cách tiết kiệm tiền được liệt kê trên, các bạn sẽ có thể tiết kiệm đủ tiền để mua căn nhà mà mình mơ ước.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ