Bài viết

Tiêu tiền thông thái - Phương pháp tốt nhất cho người phụ nữ gia đình

26/07/2023 dot 3 phút đọc
Lời khuyên Sống Khỏe Tài Chính

Tiêu tiền một cách có tính toán giúp bạn kiểm soát được tài chính gia đình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách chi tiêu hợp lý và vận hành đồng tiền trong gia đình. Cùng tìm hiểu cách tiêu tiền thông thái và những phương pháp quản lý tiền trong gia đình tốt nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là tiêu tiền thông thái?

Tiêu tiền thông thái là một cách dễ dàng để có thể chi tiêu trong gia đình tốt nhất. Để có thể trở nên thông thái trong việc quản lý tài chính, bạn hãy áp dụng những điều sau:

  • Tiêu tiền phù hợp với thu nhập: Nhiều người khó có thể làm được việc này bởi trong gia đình có quá nhiều thứ phải chi tiêu. Vì vậy, hãy kiểm soát các khoản thu chi và không tiêu vượt quá thu nhập để có thể trở thành người tiêu tiền thông thái.
  • Tiêu tiền có kế hoạch: Cần lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng mỗi tháng, thậm chí là mỗi tuần, mỗi ngày. Đây là cách để bạn kiểm soát lượng tiền trong gia đình của mình tốt nhất. Lập kế hoạch cũng là cách để bạn hoạch định chiến lược chi tiêu và để dành, tiết kiệm cho tương lai sau này.
  • Tiêu tiền vào những sản phẩm có chất lượng tốt: Những người tiêu tiền thông thái sẽ không mua những sản phẩm có chất lượng kém. Tuy nhiên, đây là vấn đề nhiều người mắc phải khi trúng “bẫy” mua hàng giảm giá hay mua theo quảng cáo. Vì vậy, hãy cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi mua bất kỳ món hàng nào nhé!
  • Tiêu tiền vào những gì thật sự cần thiết: Đây là điều cần làm khi muốn trở thành một người tiêu tiền thông thái. Bởi có rất nhiều món đồ bạn mua chỉ vì rẻ, vì đẹp, vì giảm giá… chứ thực sự nó chưa cần thiết cho gia đình bạn. Do đó, tiêu tiền vào những gì cần thiết sẽ giúp việc thu chi của bạn dễ dàng hơn.

Một số phương pháp quản lý tiền bạc, chi tiêu hợp lý trong gia đình

Có nhiều phương pháp để quản lý tiền bạc, trong số đó phải kể đến hai phương pháp phổ biến đó là: phương pháp 50/30/20 và phương pháp 6 chiếc lọ. Đây là những phương pháp giúp bạn quản lý tài chính và chi tiêu hợp lý trong gia đình.

Phương pháp 50/30/20

Phương pháp 50/30/20 là hình thức quản lý tiền bạc được nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp chia nhỏ thu nhập thành 3 phần, dựa trên nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hằng ngày. Ba phần đó là: nhu cầu thiết yếu (chiếm 50%), sở thích bản thân (30%) và khoản tiết kiệm, đầu tư (20%)

- Nhu cầu thiết yếu (50%): Bao gồm nhiều khoản chi tiêu như: tiền thuê nhà, đi lại, ăn uống hằng ngày, nhu yếu phẩm cần thiết… Đây là khoản chi tiêu khó cắt giảm. Vì vậy, bạn cần “cân đo đong đếm” sao cho từng khoản trong mục này hợp lý, không vượt quá giới hạn 50% mà bạn đã đề ra.

- Mong muốn và sở thích cá nhân (30%): Đầu tư cho sở thích cá nhân cũng là một phần quan trọng. Nó bao gồm các khoản như: du lịch, mua sắm, vui chơi giải trí, hay sưu tầm… Đây là khoản chi tiêu để đáp ứng hứng thú, niềm vui cá nhân, giúp bạn có thêm năng lượng để lao động hiệu quả.

- Các khoản đầu tư và tiết kiệm (20%): Đầu tư và tiết kiệm sẽ tùy ý cho bạn lựa chọn. Nó có thể là gửi tiết kiệm, quỹ hưu trí, hay đầu tư chứng khoán, vàng, bất động sản…Bạn nên dành một khoản nhất định để tiết kiệm và đề phòng các trường hợp bất trắc như ốm đau, tai nạn… Và phần còn lại để đầu tư sinh lời để phát triển nguồn tiền của bạn tốt nhất.

Phương pháp 6 chiếc lọ

Phương pháp 6 chiếc lọ là một phương pháp được nhiều người sử dụng để quản lý thu nhập của mình. Cụ thể, bạn sẽ phân chia thu nhập của bản thân thành 6 quỹ khác nhau (6 chiếc lọ), đó là: lọ chi tiêu cần thiết (55%), lọ tiết kiệm dài hạn (10%), quỹ giáo dục (10%), hưởng thụ (10%), lọ tự do tài chính (10%) và lọ từ thiện (5%).

- Lọ 1 - chi tiêu cần thiết (55%): Đây là khoản chi cần thiết cho cuộc sống hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt, đi lại…

- Lọ 2 - tiết kiệm dài hạn (10%): Những khoản tiết kiệm sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong tương lai. Bạn có thể tiết kiệm bằng nhiều cách như gửi tiết kiệm, mua vàng… để phục vụ cho việc lớn trong tương lai.

- Lọ 3 - quỹ giáo dục (10%): Học hỏi và trau dồi thêm kiến thức sẽ là đòn bẩy để bạn tăng thu nhập cho tương lai. Vì vậy, đừng ngần ngại trích 10% thu nhập cho việc mua sách, tham gia các khóa học, buổi thảo luận, chia sẻ… để có thêm kiến thức cho bản thân.

- Lọ 4 - hưởng thụ (10%): Hãy dành một khoản tiền nhất định để “làm cho bản thân vui vẻ” bằng cách đi du lịch, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm… Việc này giúp bạn giảm căng thẳng và cân bằng cuộc sống tốt hơn.

- Lọ 5 - quỹ tự do tài chính (10%): Đây là quỹ “để dành” giúp bạn tiết kiệm và tự do tài chính trong tương lai. Có một nguyên tắc là bạn không được sử dụng quỹ này với bất kỳ mục đích nào khác. Bạn có thể sử dụng quỹ này để đầu tư chứng khoán hay góp vốn kinh doanh để sinh lời…

- Lọ 6 - quỹ từ thiện (5%): Dành một khoản thu nhập nhỏ để giúp đỡ cộng đồng, làm từ thiện là một điều thiết thực. Nếu bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn, hãy giảm tỷ lệ này xuống, nhưng luôn trích một khoản để giúp đỡ người khác nhé!

Lời kết

Để trở thành người tiêu tiền thông thái không quá khó. Bạn hãy áp dụng những phương pháp chi tiêu trong gia đình để phân chia thu nhập một cách hợp lý. Hy vọng bài viết này đã có thêm thông tin và kiến thức, giúp bạn trở thành một người kiểm soát thu chi tốt hơn.

Đăng ký để khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

Hãy giữ liên lạc

Cám ơn bạn

Đăng ký và khám phá những cách mới để bảo vệ sức khỏe và sự giàu có của bạn.

warning icon
Địa chỉ email không hợp lệ